Y: Sự hài lòng của sinh viên
2.2.3.4.3 Phân tích hồi quy
Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính với biến phụ thuộc là sự hài lịng của sinh viên, các biến độc lập là bốn nhóm nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ gồm đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường, phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập, sự quan tâm của Nhà trường, cơ sở hạ tầng. Với mục đích đánh giá mức độ tác động của các nhân tố lên sự hài lịng. Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = f(X1, X2, X3, X4)
Trong đó: Y : Sự hài lịng của sinh viên;
X1: Đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường; X2: Phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập; X3: Sự quan tâm của nhà trường;
X4: Cơ sở hạ tầng
Bốn nhóm nhân tố của thang đo chất lượng dịch vụ được đưa vào xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên bằng phương pháp Enter. Kết quả hồi quy lần 1 trình bày ở bảng 2.22 ta loại một biến là sự quan tâm của Nhà trường đối với sinh viên vì hệ số có Sig. = 0.887 lớn hơn 0.05 (xin
Bảng 2.22: Các hệ số của mơ hình hồi quy lần 1 Hệ số hồi quy a Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig
Đo lường đa cộng tuyến B Std. Error Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số VIF 1 (Hằng số) .111 .236 .469 .640
Đội ngũ giảng viên và độ
tin cậy của nhà trường .380 .066 .320 5.727 .000 .441 2.268
Phương tiện, thiết bị
phục vụ nhu cầu học tập .442 .054 .436 8.147 .000 .481 2.077
Sự quan tâm của nhà
trường .007 .051 .007 .142 .887 .604 1.657
Cơ sở hạ tầng .164 .058 .145 2.834 .005 .529 1.892
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 04/2012
a. Biến phụ thuộc: sự hài lòng
Sau khi hồi quy lần 2 kết quả là loại một biến sự quan tâm của nhà trường
Bảng 2.23: Kết quả R2
của mơ hình hồi quy lần 2
Tóm tắt mơ hình b
Mơ hình R R2 R2 được điều chỉnh Độ lệch chuẩn của ước lượng
1 .795a .633 .629 .87905
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 04/2012
a. Biến giải thích: (Hằng số), đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường; phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập; cơ sở hạ tầng.
Bảng 2.24: Phân tích phương sai ANOVA ANOVA b Mơ hình Tổng các đợ lệch bình phương Df Bình phương trung bình F Sig. Hồi quy 355.416 3 118.472 153.317 .000a Phần còn lại 206.318 267 .773 Tổng cộng 561.734 270
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 04/2012
a. Biến giải thích: (Hằng số), đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường; phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập; cơ sở hạ tầng.
b. Biến phụ thuộc: sự hài lòng
Từ kết quả bảng 2.23 và 2.24, giá trị R2 điều chỉnh bằng 0.629 có nghĩa mơ hình trên giải thích được 62.9% sự thay đổi của biến sự hài lòng của sinh viên là do các biến độc lập trong mơ hình tạo ra, cịn lại 37.1% được giải thích bởi các biến khác nằm ngồi mơ hình. Trong bảng ANOVA thống kê F có Sig. = 0.000, do đó mơ hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với dữ liệu ở độ tin cậy 95%. Bảng 2.25: Các hệ số của mơ hình Hệ số hồi quy a Mơ hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig.
Đo lường đa cộng tuyến B Std.Error Beta Độ chấp nhận của biến Hệ số VIF 1 (Hằng số) .120 .227 .529 .597
Đội ngũ giảng viên và độ
tin cậy của nhà trường .382 .065 .322 5.919 .000 .464 2.155 Phương tiện, thiết bị phục
vụ nhu cầu học tập .444 .051 .439 8.793 .000 .552 1.812 Cơ sở hạ tầng .164 .058 .145 2.847 .005 .529 1.889
Nguồn: số liệu tác giả điều tra tháng 04/2012
Từ kết quả phân tích trong bảng 2.25, ta thấy các biến đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường; phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập; cơ sở hạ tầng, đều có giá trị Sig. <= 0.05 do đó ta có thể nói rằng ba biến có ý nghĩa trong mơ hình và các biến đều có tác động đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ (hay nói cách khác ba biến có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của sinh viên).
Mặt khác, mơ hình khơng xảy ra hiện tượng đa công tuyến nghĩa là các biến độc lập không tác động lên nhau do hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) của các biến đều đều thấp (nhỏ hơn 10).
Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = 0.120 + 0.382X1 + 0.444X2 + 0.164X4
Trong đó: Y : Sự hài lòng của sinh viên
X1: Đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường; X2: Phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập; X4: Cơ sở hạ tầng
Mơ hình cho thấy ba biến độc lập (đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường; phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập; cơ sở hạ tầng) đều ảnh hưởng thuận chiều đến biến phụ thuộc (sự hài lòng của sinh viên). Từ phương trình hồi quy ta thấy nếu giữ nguyên các biến độc lập cịn lại khơng đổi thì khi điểm đánh giá về đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường lên 1 đơn vị thì sự hài lịng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tăng trung bình lên 0.382 đơn vị. Tương tự, khi điểm đánh giá về phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lịng của sinh viên tăng lên trung bình 0.444 đơn vị; và cuối cùng là khi điểm đánh giá về cơ sở hạ tầng tăng lên 1 đơn vị thì sự hài lịng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ tăng lên trung bình 0.164 đơn vị.
Kết quả giá trị hồi quy chuẩn (Standardized Coefficients Beta) cho ta biết tầm quan trọng của ba biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Biến nào có hệ số Beta đã chuẩn hóa càng lớn thì càng ảnh hưởng đến mức độ hài lịng càng nhiều. Phương tiện, thiết bị phục vụ nhu cầu học tập có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hài lòng của sinh viên (giá trị Beta = 0.439 lớn nhất); kế đến là đội ngũ giảng viên và độ tin cậy của nhà trường (Beta = 0.322); và cuối cùng là cơ sở hạ tầng (Beta = 0.145).
Nguồn: tác giả tự tổng hợp