- Trên tử cung: PGF làm tăng co bóp tử cung PGE co bóp tử cung mạnh hơn PGF
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG DINOPROSTONE TRONG SẢN PHỤ
SẢN PHỤ KHOA
Năm 1987, M.L.Noah và các cộng sự nghiên cứu tác dụng làm chín muồi CTC của PGE2 trên 820 thai phụ tham gia nghiên cứu, được chia làm 2 nhóm. Nhóm sử dụng PGE2 có 416 bệnh nhân, với tiêu chuẩn là chỉ số Bishop < 5, sử dụng tối đa 3 liều. Nhóm cịn lại gồm 404 bệnh nhân theo dõi chuyển dạ tự nhiên và sau 12 giờ truyền Oxytocin. Kết quả tỷ lệ thành cơng giai đoạn I ở nhóm sử dụng PGE2 là 83 %, nhóm khơng sử dụng PGE2 chỉ là 58%. Tỷ lệ đẻ đường âm đạo ở nhóm sử dụng PGE2 là 78%, nhóm khơng sử dụng PGE2 là 57% [31].
Theo Paul Bernstein (1991) nghiên cứu tác dụng của PG E2 trong việc làm chín muồi CTC và gây chuyển dạ đẻ. Có 203 sản phụ tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân là thai ≥ 36 tuần, chỉ số Bishop trước sử dụng thuốc ≤ 4, khơng tổn thương màng ối, khơng có tiền sử phẫu thuật sản phụ khoa trước đó. Tỷ lệ thành cơng là 85% [38].
Theo Warke HS và các cộng sự (1999) nghiên cứu về tác dụng của PGE2 trên 75 sản phụ có CTC khơng thuận lợi. Kết quả là thời gian trung bình từ khi bơm thuốc đến khi CTC mở hết 3 cm là 10,34 giờ. Tỷ lệ đẻ qua đường âm đạo là 81,33% [42].
Himangi S. Warke ( India) - 1999, nghiên cứu sử dụng Dinoprostone gel bơm ống CTC gây khởi phát chuyển dạ trên 75 thai phụ có thai kỳ ≥ 35 tuần, chỉ số Bishop ≤ 3. Kết quả chỉ số Bishop tăng 2 điểm sau 6h đầu, tăng 7 điểm sau 12h, 92% thai phụ chuyển dạ, 81,3% trường hợp sinh đường âm đạo, 8% trường hợp dùng 2 liều Cerviprime [26].
Nguyễn Mạnh Trí (BVPSHN) - 2010, nghiên cứu sử dụng Cerviprim gel cho 92 trường hợp, kết quả 89% trường hợp chuyển dạ, 11% mổ lấy thai do các lý do sản khoa khác [8].
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU