- Trên tử cung: PGF làm tăng co bóp tử cung PGE co bóp tử cung mạnh hơn PGF
2.3. CÁC TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU
2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá thành công, thất bại
- Thành công:
+ Mức độ 1: khởi phát được chuyển dạ, CTC mở ≥3 cm, Bishop ≥ 8. + Mức độ 2: khởi phát được chuyển dạ, CTC mở 10cm.
+ Thành công thực sự: khởi phát được chuyển dạ và sinh đường âm đạo.
- Thất bại: khơng gây được chuyển dạ trong vịng 24 giờ sau khi đã dùng hết 3 liều Cerviprime, CTC tiến triển < 3 cm hoặc phải dừng theo dõi vì diễn biến bất thường: thai suy, doạ vỡ tử cung...
- Tai biến:
+ CCTC cường tính. + Vỡ tử cung.
+ Thai ngạt.
+ Băng huyết sau sinh.
2.3.2. Tiêu chuẩn thai suy
- Tim thai bất thường:
Nhịp tim thai bình thường từ: 120 - 160 lần/phút. Nhịp tim thai nhanh: trên 160 lần/phút. Nhịp tim thai chậm: dưới 120 lần/phút. Nếu nhịp tim thai rất nhanh hoặc chậm là dấu hiệu suy thai.
Nhịp tim thai chậm sớm (Dip I): khi nhịp tim thai chậm nhất trùng với đỉnh CCTC hoặc chênh lệch dưới 20 giây. Dip I kéo dài là dấu hiệu suy thai.
Nhịp tim thai chậm muộn (Dip II): nhịp tim thai chậm nhất xuất hiện sau đỉnh CCTC 20 – 60 giây. Dip II là dấu hiệu suy thai.
Nhịp tim thai chậm biến đổi (Dip III): nhịp tim thai chậm nhất khi trùng với đỉnh CCTC, khi lại không trùng. Thường do chèn ép cuống rốn.
- Ối lẫn phân su
2.3.3. Tiêu chuẩn ngạt - Chỉ số Apgar
Chỉ số Apgar dùng để đánh giá tình trạng sơ sinh sau sinh ở phút thứ 1 và phút thứ 5.
0 điểm : Chết. < 4điểm : Ngạt rất nặng. 4 - 5 điểm : Ngạt nặng. 6 -7 điểm : Ngạt nhẹ. ≥ 8 điểm : Bình thường. 2.3.4. Chỉ số Bishop
Đánh giá tình trạng CTC dựa vào chiều dài, độ xóa, độ mở, mật độ của CTC, mức độ xuống của ngôi, tư thế CTC theo từng thời điểm. Chỉ số Bishop càng ít điểm, tiên lượng đẻ đường âm đạo càng khó khăn.
Điểm
Yếu tố 0 1 2 3
Độ mở CTC(cm) 0 1-2 3-4 5-6
Độ xố CTC(%) 0-30 40-50 60-70 80
Vị trí ngơi thai -3(cao) -2(chúc) -1- 0(chặt) +1 +2(lọt)
Độ cứng CTC Cứng Vừa Mềm
Tư thế CTC Phía sau Trung gian Phía trước