CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ
1.4 Nội dung và tiến trình đánh giá nhân sự
1.4.1. Xác định mục tiêu đánh giá
Trước hết ta cần xác định mục đích chính của đánh giá, từ đó có thể xây dựng một chương trình đánh giá hợp lý, phù hợp với mục đích chính của đánh giá. Mục tiêu đánh giá là yếu tố quan trọng quyết định đến việc xây dựng phương pháp đánh giá, xác định các yếu tố trong đánh giá như sử dụng kết quả đánh giá như thế nào. Mục tiêu của việc đánh giá tình hình thực hiện cơng việc của người lao động trong tập thể lao động thông thường bao gồm hai mục tiêu cơ bản:
Một là, đánh giá tình hình thực hiện cơng việc nhằm cải thiện sự thực
hiện công việc của người lao động. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua các hoạt động: Cung cấp thông tin cho người lao động biết mức độ thực hiện công việc của họ so với các tiêu chuẩn đặt ra và đặt kết quả đó trong mối tương quan với các nhân viên khác, từ đó kích thích sự phấn đấu của họ nhằm đạt được kết quả đánh giá cao hơn trong tương lai. Hoạt động thứ hai giúp đạt được mục tiêu trên đó là giúp người lao động phát hiện sai sót hay nhược điểm mắc phải, từ đó có biện pháp để khắc phục và nâng cao khả năng thực hiện cơng việc. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm và tạo điều kiện cho người lao động tự khẳng định mình.
Hai là, đánh giá tình hình thực hiện cơng việc nhằm thực hiện mục
tiêu giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhân sự đúng đắn. Rõ ràng thơng qua q trình đánh giá, nhà quản lý có thể thu thập các thơng tin làm sơ sở để hoạch định nhân lực. Các thông tin thu thập được trong quá trình đánh giá cũng là cơ sở quan trọng cho việc đào tạo và phát triển nhân viên; nâng lương và nâng ngạch, kỷ luật lao động... Quá trình này cũng giúp các nhà quản lý phát hiện những tài năng và làm cơ sở để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo phát triển các nhân viên có tài năng này trở thành các cán bộ chủ chốt trong tương lai.
Ngoài hai mục tiêu cơ bản nói trên, tổ chức có thể đặt ra mục tiêu kích thích nhân viên và tạo bầu khơng khí tâm lý thuận lợi trong tập thể lao động. Điều này có thể đạt được khi trong quá trình đánh giá nhân sự có hoạt động trao đổi đánh giá. Hoạt động này sẽ tăng cường mối quan hệ giữa nhân viên và quản lý trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau và kích thích, động viên người lao động thơng qua việc ghi nhận những kết quả đạt được của họ trong công việc làm cơ sở cho sự phát triển trong tương lai của họ.