TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 03-MT:2015/ BTNMT (Đất nơng nghiệp) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 1 Cd* mg/kg <0,1 <0,1 <0,1 15 2 Pb* mg/kg 2,59 2,86 2,62 100 3 As* mg/kg 1,94 2,05 1,94 15 4 Zn* mg/kg 42,0 37,5 38,6 200 5 Cu* mg/kg 23,1 24,6 24,1 100
Ghi chú: - QCVN 03-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất NN. Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng kim loại có trong đất rất thấp so
với quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất nông nghiệp.
Như vậy, hiện trạng môi trường nền khu vực thực hiện dự án chưa có dấu hiệu ơ nhiễm, vì vậy đơn vị thi cơng trong q trình triển khai, thực hiện dự án phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ nhằm giữ gìn môi trường nền khu vực. Chủ đầu tư và các đơn vị thi cơng trong q trình triển khai, thực hiện dự án phải tuân thủ các biện pháp bảo vệ môi trường mà báo cáo đã đề ra.
2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
Dự án nằm cạnh khu dân cư và ruộng lúa canh tác, không có các loại động thực vật quý hiếm.
Động vật trên cạn: chỉ có một số ít là thằn lằn, ếch nhái, chuột; khơng có động vật hoang dã.
Thực vật trên cạn: ngồi lúa nước thì chủ yếu là hoa màu, một số cây trông lâu năm và các thảm cỏ, cây bụi....:
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI
TRƯỜNG, ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, cơng trình bảo vệ mơi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động
3.1.1.1. Đánh giá tác động của việc chiếm dụng đất, di dân, tái định cư…
a. Đánh giá tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Tổng diện tích thực hiện dự án là 5,45 ha trong đó diện tích đất phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng là 5,24 ha bao gồm đất trồng lúa của 116 hộ dân thôn 1, thôn 3 xã Phú Sơn và một phần diện tích 0,21 ha do UBND xã Phú Sơn quản lý. Việc chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sẽ gây ra các tác động sau:
- Việc thu hồi đất có tác động đến kinh tế - xã hội của người dân ở xã Phú Sơn, làm thu hẹp diện tích đất nơng nghiệp, đất ở, đồng thời đất cơ sở hạ tầng dân cư, giao thông tại khu vực sẽ tăng lên. Điều này đồng nghĩa với cơ cấu sử dụng đất của người dân có sự thay đổi, xáo trộn, gây tác động tới sinh kế của người dân trước mắt cũng như lâu dài, tuy nhiên sự thay đổi này không đáng kể, có thể giảm thiểu.
- Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng làm thay đổi sinh hoạt, thói quen trong sản xuất. Do đó những người lao động trong diện bị thu hồi phải chuyển đổi nghề nghiệp để phù hợp với môi trường sản xuất mới.
Tác động do chuyển đổi mục đích sử dụng đất liên quan đến các hộ dân bị mất đất bởi dự án là lâu dài. Mất đất canh tác, mất việc làm có thể làm gia tăng tỷ lệ nghèo và các tệ nạn xã hội như trộm, cắp… Các tác động kể trên sẽ làm gia tăng áp lực lên công tác quản lý xã hội tại địa phương. Bên cạnh những tác động tiêu cực, dự án có tác động tích cực như khi cơng trình đi vào hoạt động sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế.
b. Dự báo tác động do q trình đền bù, giải phóng mặt bằng
Theo số liệu thống kê của Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Nho Quan, diện tích đất cần giải phóng mặt bằng là 5,24 ha của 116 hộ dân xã Phú Sơn và một phần đất do UBND xã Phú Sơn quản lý. Q trình đền bù có thể gây ra các tác động đối với các hộ dân bị mất đất phục vụ dự án và chính quyền địa phương.
+ Về phía người dân:
Người dân bị tác động mạnh bởi mức đền bù, nếu việc đền bù thỏa đáng người dân sẽ chấp nhận, ngược lại nếu mức đền bù không hợp lý họ sẽ không chấp nhận, gây cản trở cho tiến độ thi công của dự án. Điều này cũng gây xáo trộn đến vấn đề an ninh trật tự trên địa bàn các xã trong thời gian thi cơng dự án.
Q trình đền bù cung cấp một khoản kinh phí nhất định, tuy nhiên việc sử dụng khoản kinh phí đền bù khơng hợp lý sẽ gây ra các tác động tiêu cực đến an ninh xã hội. Mặt khác, với khoản tiền đền bù, nếu người dân biết xử lý hợp lý sẽ là nguồn vốn để đầu tư sản xuất, làm ăn phát triển kinh tế.
+ Đối với chính quyền địa phương:
Công tác đền bù, nếu không diễn ra thuận lợi và không được sự chấp thuận của người dân, sẽ gây ra các áp lực về an ninh xã hội tại khu vực.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và đền bù cũng gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc bố trí đất đai sản xuất, ổn định đời sống cho người dân, tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề cho người dân.
Q trình giải phóng mặt bằng của dự án được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Nho Quan thực hiện là đơn vị giải phóng mặt bằng đã có nhiều kinh nghiệm và thực hiện giải phóng mặt bằng cho nhiều dự án nên sẽ hạn chế được tối đa các tác động nêu trên.
Q trình thực hiện dự án sẽ thu hồi tồn bộ phần đất nông nghiệp và người dân sẽ được đền bù theo quy định của nhà nước, hơn nữa trong khu đất thực hiện dự án nằm riêng biệt với các khu đất canh tác khác, khơng có cơng trình thủy lợi nào do đó mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước của khu vực và sản xuất nông nghiệp của người dân là không đáng kể.
c. Dự báo tác động do hoạt động rà phá bom mìn
Hoạt động rà phá bom mìn sẽ được tổ chức tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị của dự án cũng là nguồn phát sinh bụi gây ô nhiễm môi trường trong khu vực dự án. Công tác rà phá bom mìn, vật nổ tồn lưu trong đất sẽ được thực hiện theo Thông tư 195/2019/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh và QCVN 01:2012/BQP: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ. Đặc biệt, hoạt động rà phá bom mìn khơng đúng quy định sẽ có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng của người thực hiện.
d. Dự báo tác động do hoạt động phát quang thảm thực vật
Phạm vi thực hiện dự án chỉ là hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu dân cư bao
gồm đường giao thơng, đường ống cấp và thốt nước, xây trạm biến áp sau khi hoàn thiện dự án và phân lơ bán đất thì các hộ dân chuyển đến sinh sống sẽ tự dọn dẹp và san nền cho khu đất mình mua. Vì vậy hoạt động phát quang thảm thực vật của dự án chỉ phát quang tại các khu vực thi công đường giao thơng, đường ống cấp thốt nước và xây trạm biến áp.
Hiện trạng khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất trồng lúa, cây cỏ, cây bụi... Vì vậy, hoạt động phát quang chủ yếu là phát quang phần gốc cây lúa sau khi đã thu hoạch,cây cỏ, cây bụi chuẩn bị cho cơng đoạn xây dựng. Q trình phát quang sẽ tiến hành chủ yếu bằng thủ công (sử dụng dao, rựa,...) kết hợp thi công cơ giới (sử dụng máy rà rễ, máy chặt hạ cây,...). Lượng bụi phát sinh chính từ bụi đọng trên thân cây, lá từ bụi khi nhổ gốc cây, cỏ; từ lượng bụi dưới đất bị cuốn bay vào khơng khí,... và khi gặp gió sẽ phát tán ra khu vực xung quanh. Tùy theo từng mức độ ô nhiễm cũng như thời gian tiếp xúc của người công nhân đối với nguồn bụi này mà có thể gây ra các tác hại như bệnh bụi phổi, các bệnh về đường hơ hấp (mũi, họng, khí quản, phế quản,...), các bệnh về da (nhiễm trùng da, làm khô da,...), các bệnh về mắt (viêm mi mắt, gây đỏ
mắt, ngứa mắt,..),...
Dựa trên Báo cáo quốc gia lần thứ 5 thực hiện công ước đa dạng sinh học giai đoạn 2009-2013 của Bộ Tài nguyên và môi trường cùng với cuốn The value of Forest ecosystems (2001). Lượng sinh khối phát sinh được tính tốn dựa vào hệ số của số liệu
điều tra về sinh khối của lha loại thảm thực vật được tính cách tính của Ogawa và Kato như bảng 3.2.