B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
4.4. Giải pháp ứng phó các rủi ro nguy hiểm
4.4.9. Giải pháp ứng phó sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực
tiết sẽ càng dễ dàng tham chiếu khi sử dụng.
(3) Tập huấn ATLĐ
Thực tế việc tập huấn ATLĐ được diễn ra ở hầu hết các công trường xây dựng hiện nay như một quy định bắt buộc. Song việc tập huấn thường không mang lại hiệu quả nhất là với người lao động không thường xuyên trong dự án. Đối tượng lao động này phần lớn có trình độ thấp, chủ quan trong vấn đề ATLĐ. Vì vậy cần tập huấn và phổ biến cho họ các thông tin rõ ràng về ATLĐ và các mức xử phạt hợp lý của NT. Điều này sẽ giúp người lao động có tâm lý sợ mất tiền công lao động sẽ thực hiện tốt các quy định ATLĐ hơn.
4.4.9. Giải pháp ứng phó sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vựcxây dựng xây dựng
4.4.9.1. Hồn thiện cơ chế chính sách quản lý rủi ro
Các RR liên quan tới cơ chế, chính sách có ảnh hưởng khách quan tới dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội. Với các RR thuộc nhóm này các bên trong dự án buộc phải chấp nhận. Vì vây cần hồn thiện cơ chế, chính sách về quản lý dự án nói chung và QLRR nói riêng nhằm tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện dự án.
Việc hồn thiện cơ chế, chính sách phải được bắt đầu bằng việc thống nhất cùng một cách hiểu về RR. Thuật ngữ RR được xuất hiện trong Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và Nghị định số 42/2017/NĐ-CP, Nghị định 119/2015/NĐ-CP,… Tuy nhiên thuật ngữ này chưa được định nghĩa trong một văn bản pháp quy chính thức nào. Điều này dẫn tới khái niệm này thường được hiểu sai như các sự cố xảy ra trong dự án. Do vậy, khái niệm RR cần được cụ thể rõ trong Luật Xây dựng hoặc Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
QLRR là một nội dung quan trọng trong quản lý dự án. Các nội dung khác trong quản lý dự án như quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an tồn trong thi cơng xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng hầu hết đã có quy định chi tiết. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một quy định nào có tính chất định hướng cho nội dung quản lý QLRR. Vì vậy cần có các quy định về QLRR.
- Giúp các bên trong dự án hiểu rõ về khái niệm RR, QLRR từ đó có sự chú trọng tới các vấn đề RR của dự án.
- Định hướng QLRR theo các các cấp độ nguy hiểm của RR. Các định hướng này sẽ giúp các nhà quản lý dự án xây dựng các giải pháp QLRR hiệu quả và chủ động. - Thể hiện rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của các bên với RR, lập kế hoạch QLRR, giám sát rủi ro,….
- Gắn các RR với các quy định hiện hành có liên quan như quy định về bảo hiểm cơng trình, quy định về an tồn lao động, các quy định về chất lượng, chi phí,…. Điều này có thể tạo hệ tham chiếu trong quản lý rủi ro hỗ trợ cho các nhà quản lý dễ dàng tìm ra biện pháp ứng khó với RR.
- Đối với các dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội hiện nay phần lớn dự án trọng điểm theo hình thức PPP, loại hợp đồng BT, song quỹ đất thành toán cho các dự án BT chưa được cân đối đủ. Đồng thời quỹ đất của Hà Nội ngày càng hạn chế thì việc cân nhắc chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần ban hành văn bản hướng dẫn việc sử dụng tài sản cơng thanh tốn theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản cơng. Đồng thời có quy định cụ thể về thời gian bàn giao, giao đoạn bàn giao, bàn giao từng phần quỹ đất đối ứng theo tiến độ dự án giao thơng thực hiện. Điều này tránh xảy ra tình trạng dự án giao thơng đường bộ đô thị chưa được đưa vào sử dụng nhưng nhà đầu tư đã hoàn thiện và sử dụng toàn bộ quỹ đất đối ứng.
Dự án giao thông đường bộ đô thị tại Hà Nội hiện nay phần lớn áp dụng hình thức hợp đồng thi cơng trọn gói. Vì vậy sự thay đổi chế độ lương, định mức xây dựng, ban hành hoặc điều chỉnh các luật, nghị định, thông tư, quy định về quản lý dự án, thi cơng,… có ảnh hưởng lớn tới NT nhưng lại giảm ảnh hưởng tới CĐT/BQLDA. Dẫu vậy khi NT bị ảnh hưởng, các hoạt động thi công xây dựng trên công trường cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Để ứng biến biến với sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật cần có các động thái từ các bên trong dự án:
(1) Đối với CĐT/BQLDA: Cần hiểu rõ rằng nếu NT bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi cơ chế, chính sách pháp luật thì dự án cũng bị ảnh hưởng. Trong quá trình thương thảo hợp đồng CĐT/BQLDA không nên ép NT giảm giá quá nhiều. Cần phải hiểu rằng khi thay đổi chế độ lương, định mức xây dựng,… thì NT cần có một khoản bù đắp hợp lý. NT sẽ khó có thể sẵn sàng chi tiền lãi của họ từ các dự án trước cho khoản bù đắp này. NT sẽ sử dụng chính nguồn lãi của dự án đó cho việc bù đắp đó. Nếu sự bù đắp này cho thấy họ sẽ hịa vốn hoặc lỗ thì NT buộc phải suy nghĩ tới việc thương thảo lại với CĐT hoặc chấp nhận phạt hợp đồng và dừng dự án. Dù NT có thực hiện theo cách nào thì cũng khơng có lợi cho dự án. Vì vậy CĐT/BQLDA khơng nên ép NT giảm giá sâu để giữ lợi nhuận của NT đảm bảo cho việc đối phó được với các thay đổi về chính sách, pháp luật.
Trong trường hợp các thay đổi về chính sách, pháp luật có những thay đổi lớn làm mất khả năng kiểm soát của NT, CĐT/BQLDA cần có những hỗ trợ tương ứng. Nguồn chi phí có thể lấy từ dự phịng phí đã được tính tốn cho dự án.
(2) Đối với NT: Sự thay đổi về chính sách, pháp luật ln mang tính khách quan buộc NT phải chấp nhận. Do vậy NT cần có những tính tốn phịng trừ trong quá trình đấu thầu.