Giai đoạn suy thoái

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống ppt (Trang 67 - 87)

Những thay đổi về điều kiện thị trường, xã hội, nền kinh tế có thể làm giảm số lượng bán hàng, do đó lợi nhuận cũng giảm theo. Vấn đề này có thể làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản nhanh hơn. Bởi các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải đương đầu với rất nhiều thử thách như lợi nhuận và doanh số bán hàng suy giảm, dòng ngân lưu có thể rơi vào tình trạng thâm hụt. Vấn đề lớn nhất đó là kéo dài thời gian để doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho dòng ngân lưu đang không mấy khả quan này.

Chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tự hỏi liệu đã đến lúc chuyển sang giai đoạn cuối cùng của chu trình nhịp sống doanh nghiệp - giai đoạn từ bỏ (tan rã) hay chưa. Họ cũng nên tìm kiếm những cơ hội mới, những mạo hiểm kinh doanh mới. Biện pháp cắt giảm chi phí và tìm ra những hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân lưu là những việc làm cấp bách, cần thiết cho giai đoạn này.

Nguồn vốn có thể huy động từ nhà cung cấp, khách hàng, những người sở hữu. 7. Giai đoạn tan rã

Giai đoạn này là thời điểm toàn bộ cả năm cố gắng và làm việc vất vả lao vào kinh doanh đồng khởi ra đi, hoặc nó có thể hiểu đơn giản là chấm dứt công việc kinh doanh toàn bộ. Việc bán doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, nó đòi hỏi phải đánh giá thực tế tình hình công ty kỹ càng. Những năm làm việc cật lực để xây dựng công ty đôi khi thật khó khăn nén lại để xem xét đánh giá tình hình thực tế để quyết định đâu là giá trị đích thực của công ty (vị thế của công ty) trong thương trường hiện tại.

Nếu một ông chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để đóng cửa doanh nghiệp, thì ông ta sẽ phải đối mặt với thử thách liên quan đến vấn đề tài chính và tâm lý của sự thua lỗ. Đó là việc cần thiết để có được giá trị đích thực và chuyên nghiệp của công ty. Chủ doanh

nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng.

Trong giai đoạn này, việc thiết lập văn bản thoả thuận mua bán hợp pháp cùng với kế hoạch chuyển nhượng kinh doanh là điều rất quan trọng. Và nguồn vốn cho giai đoạn này chính là đối tác đánh giá kinh doanh. Các cố vấn tài chính và kế toán có thể đưa ra chiến lược thuế tốt nhất để quyết định xem nên bán hay đóng cửa doanh nghiệp.

Chú ý

Các giai đoạn của chu trình nhịp sống doanh nghiệp chắc chắn sẽ không xảy ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh. Số khác có thể không tiến đến giai đoạn mở rộng và chỉ dừng ở giai đoạn ổn định. Thành công rực rỡ hay thẩt bại thảm hại trong kinh doanh là tuỳ thuộc vào tài năng của chủ doanh nghiệp thích nghi với các thay đổI của chu trình cuộc sống. Điều mà họ nên làm là tập trung và áp dụng các biện pháp nhằm giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn đó. Và những biện pháp này sẽ có tác động đến công ty sau này. Hiểu được việc áp dụng những giai đoạn nào trong chu trình kinh doanh là thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp lường trước được bất kỳ thách thức nào phía trước và đưa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn.

Trở Thành Lãnh Đạo Sáng Tạo – Khởi Đầu Từ Điều Nhỏ

Hiện nay chúng ta cần tới loại hình lãnh đạo nào? Trong suốt một năm qua, tôi đã hỏi đi hỏi lại cùng một câu hỏi đó với hàng nghìn chuyên gia kinh doanh trên khắp nước Mỹ, và câu trả lời tôi nhận được tương đối giống nhau.

Cho tới lúc này, điểm chung lớn nhất trong các câu trả lời chính là: sự thích ứng nhanh, linh hoạt, và không ngừng sáng tạo, đổi mới.

Những ngày gần đây, người ta có cảm tưởng những biến động dữ dội nhất đang len lỏi vào hầu hết mọi ngõ ngách đời sống. Vì thế trong tiềm thức của mọi người, khả năng lãnh đạo thường được xem là một phương tiện tối ưu để giải quyết mọi rắc rối, hỗn loạn. Điều này có thể được cô đọng lại chỉ trong một cụm từ là: sự sáng tạo hài hước.

Trong kinh nghiệm làm việc của mình, chưa lúc nào tôi lại có cảm giác rằng mọi người cần đến thế một sự kiểm soát chặt chẽ hơn như lúc này. Khi bạn có niềm tin vào sức mạnh của chính mình để vẽ lên những con đường mới đưa mọi thứ đến đích – khi bạn có đủ sự tự tin và năng lực để tạo ra sự đổi thay đầy ý nghĩa, đó cũng là lúc bạn không còn cảm thấy quá sợ hãi, ngần ngại muốn chùn bước trước những âu lo đang quẩn quanh bên bạn. Nỗi âu lo đó xuất phát từ việc bạn không biết mình sẽ đối phó ra sao với những hòn đá trở ngại bị ném ngang con đường bạn đi.

Điều gì là quan trọng nhất với chúng ta trong một không gian Lãnh đạo toàn cầu 2.0 này? Phải chăng đó chính là khả năng sáng tạo như những nhà lãnh đạo thực thụ? Tin tốt lành cho các bạn là chúng ta có thể học cách để trở nên sáng tạo hơn các nhà lãnh đạo không chỉ trong công việc (dù cho địa vị chính thức của bạn là gì), mà còn trong bất kì lĩnh vực nào khác của đời sống. Do đó, bạn sẽ có cảm giác kiểm soát tốt hơn với bất kì biến cố lớn nhỏ nào.

Khả năng lãnh đạo thể hiện ở việc làm sao để tạo ra động lực cho mọi người di chuyển về phía trước, tiến tới cái đích là những mục tiêu đã định; cũng có nghĩa là làm sao để tạo ra được sự đổi thay bền vững – bền vững bởi điều đó tốt cho bạn và những người quan trọng nhất với bạn.

Để tạo ra tính đột phá, để hành động mang dấu ấn sáng tạo, hãy thử nghiệm xem mọi việc được hoàn thành ra sao. Được đề cập tới trong cuộc hội thảo của tôi mang tên Total Leadership, những sáng kiến mọi người theo đuổi nhằm mục tiêu đạt được kết quả tốt hơn không chỉ trong công việc tại chốn công sở, mà cả ở gia đình, trong cộng đồng và trong cuộc sống riêng tư của họ (cả trí óc, thân thể và tinh thần). Để đạt được mục tiêu lớn đó, hãy học cách phối hợp tối ưu cả bốn yếu tố trong cuộc sống này lại với nhau – điều mà tôi gọi là kết quả thắng lợi của “cuộc chiến bốn chiều”.

Những thử nghiệm trong thời gian ngắn đôi khi là sự áp dụng thử một cách thức ủy thác công việc hoàn toàn mới mẻ; là việc giảm đi đôi chút sự ồn ào bằng cách tắt hết mọi thiết bị công nghệ xung quanh bạn trong chốc lát; là sự chia sẻ với người khác về việc bạn hình dung ra sao về thế giới mà bạn đang nỗ lực xây dựng; hay đơn giản chỉ là thường xuyên tập thể dục để giảm căng thẳng và tăng khả năng tập trung.

Đó là những thử nghiệm nhỏ, trong thời gian ngắn nhưng mục đích lớn hơn chính là rèn luyện kỹ năng thay đổi phong cách lãnh đạo. Ngay khi cuộc thử nghiệm kết thúc, việc học hỏi thực sự bắt đầu, học thông qua việc suy ngẫm về những gì đã và chưa phát huy hiệu quả trong một nỗ lực tạo ra điều gì đó mới mẻ.

Cảnh báo: Nếu bạn không liên tục thay đổi, liên tục cố gắng để vượt qua ba cản trở lớn nhất đối với sức sáng tạo - nỗi sợ hãi gặp phải thất bại, cảm giác áy náy về việc đã tỏ ra ích kỉ, và sự không nhận thức được điều gì có khả năng xảy ra – thì cũng có nghĩa là bạn đang bỏ qua những cơ hội để củng cố thêm khả năng kiểm soát của mình trong một thế giới ngày càng trở nên bất ổn.

Tạo Dựng Thương Hiệu Cho Cá Nhân

Thương hiệu Cá nhân là gì?

Ngày nay, khái niệm thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà có thể gắn vời bất kỳ chủ thể nào: tổ chức, địa đanh... thậm chí cả con người. Có thể nói, mọi thứ đều có thương hiệu. Chẳng hạn người ta sử dụng từ Lasvegas cho điểm cờ bạc, phố Wall cho trung tâm tài chính, thung lũng Silicon cho các trung tâm phần mềm. Madona cho những phụ nữ gợi tình và bốc lửa... Như vậy Lasvegas, phố Wall, Madona... đã là những thương hiệu.

Cũng giống như thương hiệu hàng hóa, thương hiệu cá nhân là giá trị của một cá nhân giúp phân biệt cá nhân đó với những người khác. Thương hiệu cá nhân không chỉ đơn thuần là gây dựng một hình ảnh ra thế giới bên ngoài mà nó còn là sự tự nhận thức về các điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng, cảm xúc... cũng như cách sử dụng các yếu tố đó để tạo nên sự khác biệt cho bản thân và định hướng cho các quyết định của cá nhân đó. Ngày nay, thương hiệu cá nhân đã và đang trở thành một yếu tố thiết yếu để đạt tới một sự thành công chuyên nghiệp.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?

Thương hiệu cá nhân mang lại cho người sở hữu nhiều lợi ích.

Hiểu bản thân tốt hơn, giúp tăng sự tự tin và tính khẳng định. Quá trình phát triển thương hiệu cá nhân chính là quá trình "truyền bá" những thông điệp, khắng định những giá trị cá nhân của bạn. Xây dựng được một thương hiệu cá nhân thành công cũng đồng nghĩa với việc bạn có một công cụ hữu ích để kiểm soát bản thân mình.

Tạo sự khác biệt. Một khi bạn đã tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình thì đó chính là một công cụ hữu hiệu giúp phân biệt bạn với đồng nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Mang lại những lợi ích cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn (có công việc tốt hơn, ôn định, tăng thu nhập, mở rộng lĩnh vực kinh doanh...). Mục đích cuối cùng của xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay thương hiệu cá nhân cũng đều là sự phát triển bền vững, là lợi nhuận.

Khi bạn đã có một thương hiệu nổi tiếng, đương nhiên bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chẳng hạn, khi cần tư vấn tài chính người ta sẽ tìm đến anh A, muốn có được tư vấn về quản lý người ta sẽ đến gặp chị B...

Xây dựng thương hiệu cá nhân như thế nào?

Bước 1: Xác định thương hiệu riêng

Để xây dựng thương hiệu cá nhân, cần định hướng rõ ràng. Hãy suy nghĩ xem bạn muốn cuộc sống của bạn sẽ thế nào trong 1, 2, 3 hay 5 năm tới. Các mục tiêu cần được xác định tập trung, trọng điểm, cụ thể và sát thực.

Ngạn ngữ có câu: "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Xây đựng thương hiệu cá nhân cũng vậy. Để xác định được một thương hiệu phù hợp và thành công cần phải hiểu rõ về bản thân mình cũng như về đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn là người năng động và hướng ngoại, bạn sẽ khó thành công với những công việc có thể dự đoán trước, những gì quá ổn định. Ngược lại, nếu bạn là người ưa ổn định, bạn sẽ thất bại khi hướng đến một môi trường đòi hỏi tính năng động, sáng tạo và khả năng thích nghi cao.

Để hiểu rõ hơn nội dung của bước này, hãy giả sử hiện bạn đang là một chuyên viên tài chính và bạn định hướng sẽ trở thành người điều hành của một tập đoàn tài chính trong tương lai. Việc định hướng này là dựa trên cơ sở bạn tự đánh giá năng lực, môi trường làm việc cũng như trình độ học vân của bạn và cũng là nhằm khẳng định mình, mong muốn có cơ hội được thể nghiệm những gì bạn khao khát được thực hiện nhằm mang lại lợi ích tối đa cho Công ty cũng như cho bản thân. Để đạt được mục đích đó, bạn xác định các mục tiêu ngắn hạn, ví dụ: sau 5 năm phải đạt đến một vị trí quản lý cấp thấp (trưởng phòng), sau 10 năm đạt đến cấp cao hơn (ví dụ thành viên Ban giám đốc) và sau 15 năm phải đạt đến vị trí cao nhất - Giám đốc điều hành...

Để đạt được từng mục tiêu, bạn phải xây đựng cho mình một chương trình hành động cụ thế. Bạn đánh giá xem liệu rang có những đối thủ cạnh tranh nào cũng đang nhằm tới

mục tiêu của bạn. Bạn cần phải tìm được điểm khác biệt của bạn so với họ, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phấn đấu đạt đến các mục tiêu. Bạn cần làm thế nào để the hiện được là mình hội đủ các khả năng và tố chất để có thể trở thành người lãnh đạo tập đoàn hơn những ứng viên khác.

Bước 2: Biểu đạt và thể hiện thương hiệu

Một khi bạn đã hiểu về bản thân mình, về đối thủ cạnh tranh, đã xây dựng được những mục tiêu, bạn có thể dễ đàng xác định một tổ hợp các công cụ liên kết giúp bạn mang hình ảnh, tuyên ngôn của mình đến công chúng một cách hiệu quả nhất. Đó có thể là những bài báo viết, các bài phát biểu, các buổi thuyết trình... Bạn cần đánh giá tất cả các phương tiện đế chọn ra tổ hợp thích hợp nhất nhằm đạt đến nhóm công chúng hướng đích của mình. Tổ hợp đó có thề thay đổi tuỳ thuộc mục tiêu của bạn ở từng giai đoạn nhất định. Mỗi hành động của bạn cần được gắn với thương hiệu cá nhân của bạn. Khi bạn có một buổi thuyết trình, khi tham gia một cuộc họp, khi viết một bản báo cáo, hoặc ngay cả trong những bữa ăn, xin bạn đừng quên thương hiệu của mình. Mặt khác, cần thường xuyên đánh giá những việc bạn đã làm những thủ pháp bạn đã sử dụng xem chúng có nhất quán với thương hiệu của bạn hay không. Hãy sử dụng lịch in hay một cuốn sổ tay để liệt kê những việc cần làm và phải luôn chắc chắn rằng mọi việc bạn làm phải gắn với bản chất thương hiệu của bạn. Đó là cách để giữ cho thương hiệu của bạn luôn rõ ràng, nhất quán và ổn định.

Bước 3: Đánh giá và liên hệ

Bạn phải định lượng được thương hiệu của mình, phải phát triển các phương tiện liên kết đê đến được với nhóm công chúng mục tiêu. Nhưng bạn sẽ đo lường sự thành công của thương hiệu cá nhân như thế nào?

Điểm mấu chốt là phải thu thập những thông tin phản hồi. Nếu bạn làm việc cho một công ty hãy sử dụng hệ thống đánh giá công việc của Công ty, thu nhận những phản hồi từ người quản lý, từ những đồng nghiệp. Hãy tham vấn những người mà bạn tin rằng họ sẽ đưa ra những nhận xét trung thực nhất. Nếu bạn là một nhà tư vấn, hãy gửi cho khách hàng của bạn mẫu nhận xét qua từng dự án. Thu thập các thông tin phản hồi trên trang web cá nhân của bạn. Hãy cố gắng thu thập càng nhiều thông tin càng tốt vì điều đó giúp bạn nhận thức rõ hơn về thương hiệu cá nhân của mình.

Trong một thế giới mà bất kỳ cái gì cũng đều gắn với một thương hiệu thì bạn cũng nên nghĩ tới thuật ngữ đó cho riêng mình. Hãy xây dựng và nuôi dưỡng thương hiệu cá nhân của bạn - yếu tố giúp bạn luôn thành công trên con đường sự nghiệp của mình.

Trong môi trường công sở bạn sẽ không thể đứng vững nếu chỉ là một khuôn mặt mờ nhạt. Sếp và đồng nghiệp không nhận thấy điểm gì đặc biệt ở bạn. Vậy làm thế nào để bạn sống sót trong môi trường công sở khắc nghiệt như vậy?

Câu trả lời là hãy xây dựng một thương hiệu cho bản thân. Bạn có thể bắt đầu quá trình đó từ các bước sau:

1. Đánh giá bản thân

Hãy xem xét bản thân, điều gì khiến bạn khác biệt so với những đồng nghiệp khác trong công việc? Bạn là người luôn đúng giờ? Có tinh thần trách nhiệm cao? Có khả năng đảm nhận nhiều nhiệm vụ?... Bằng cách để ý và tự nhận thức từ những việc làm trong ngày,

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống ppt (Trang 67 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w