Kiểu uy quyền

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống ppt (Trang 60 - 87)

Người lãnh đạo kiểu uy quyền thường đưa ra hướng dẫn rõ ràng nhưng mất thời gian trong việc giải thích lí do nhiệm vụ cần được hoàn thành. Phong cách này thích hợp với những người lãnh đạo còn non trẻ hay thiếu kinh nghiệm.

3. Kiểu hòa hợp

Người hòa hợp coi trọng sự tương tác thân thiện. Họ đặt nhu cầu cảm xúc của nhân viên trước tiên, sau đó mới là công việc. Phong cách này tốt nhất nên sử dụng khi bạn cần hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày cùng với nhân viên mong muốn sự ủng hộ cá nhân.

4. Kiểu dân chủ

cách này phù hợp khi mọi người đều có chung sự hiểu biết cũng như đam mê và có nhiều thời gian để ra quyết định.

5. Kiểu dẫn dắt

Người theo phong cách lãnh đạo này luôn là một tấm gương về cách cư xử và kiểm soát chặt chẽ. Theo phong cách này, bạn phải là người độc lập và không yêu cầu nhiều sự tương tác với người khác.

6. Kiểu huấn luyện

Người này khi làm việc với người khác thường xác định điểm mạnh, điểm yếu của họ và cung cấp những nhận xét mang tính xây dựng. Họ có kế hoạch lâu dài, sẵn sàng đảm nhận thêm trách nhiệm, luôn thể hiện sự sáng tạo và làm việc độc lập.

Hãy xem bạn sử dụng phong cách nào thường xuyên nhất trong cách kiểu trên. Nếu bạn thấy cách lãnh đạo hiện tại của mình không có hiệu quả, hãy thử áp dụng phong cách khác phù hợp hơn để từng bước trở thành một lãnh đạo xuất sắc.

Bí Quyết Khiến Nhân Viên Mỉm Cười

Dưới đây là lời khuyên của ông khiến nhân viên hạnh phúc và luôn mỉm cười trong công việc:

Lắng nghe và trao quyền cho nhân viên

Spiegelman nói: " Hãy lắng nghe những điều nhân viên nói. Và không chỉ lắng nghe đơn thuần – hãy triển khai những ý tưởng và tạo điều kiện giúp họ thực hiện chúng. Đối với những doanh nhân, chúng ta có thể biết chính xác vấn đề là gì. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn để nhân viên nói cho bạn biết và bạn là người đứng sau hỗ trợ họ."

Trả lương cho nhân viên một cách công bằng

"Bạn nên có một chuẩn mực cơ bản về tiền lương và các khoản phúc lợi khác dành cho nhân viên", Spiegelman nói. Nhân viên hạnh phúc khi họ có một công việc ổn định, được trả công một cách công bằng và xứng đáng.

Ghi nhận và trao thưởng

Bạn đã ghi nhận những thành quả tốt của nhân viên hay chưa? Có một cách đơn giản khiến mọi người mỉm cười: hãy khen ngợi khi nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đi kèm với nó có thể là một món quà nhỏ như giấy khen, vật kỉ niệm, một buổi liên hoan nhỏ… Đây là một phương pháp không tốn kém nhưng mang lại hiệu quả tốt khi nhân viên sẽ có thêm động lực và cảm hứng để cống hiến hơn cho công ty.

Tạo ra một hướng đi rõ ràng cho nhân viên

Nhân viên luôn coi trọng vấn đề phát triển sự nghiệp. " Nhân viên muốn cảm thấy rõ ràng hướng phát triển của họ ở công ty về lâu dài dù công ty hay nhóm của bạn có 2 hay 2000 người", ông cho biết. Vì thế, hãy xác định một hướng đi, một bức tranh toàn cảnh cho nhân viên.

Tạo ra những chức danh vui

Spiegelman chia sẻ câu chuyện của công ty ông: " Việc tạo ra những chức danh không hề tốn kém và phức tạp. Nhân viên lễ tân của chúng tôi có chức danh là Giám đốc của những ấn tượng đầu tiên. Chúng tôi có một nhân viên kì cựu, chức danh của cô ấy là Nữ hoàng của những trò vui và nụ cười." Những chức vụ vui vui đó sẽ khiến nhân viên thoải

mái hơn trong cuộc sống công sở.

Không quên các hoạt động giải trí

Spiegeleman cổ vũ nhiệt tình cho các trò chơi tập thể. Ông đã từng dàn cảnh một vụ giết người trên sàn của công ty và dành cho nhân viên 8 tuần để giải quyết. Ông cho biết " Những trò chơi như vậy giúp nhân viên xây dựng tinh thần đồng đội và hứng thú hơn với những gì phải làm. Vì thế tôi không ngại dàn dựng những việc nhỏ này."

Đặt mình ngang với nhân viên

Là một người lãnh đạo, bạn phải tuân theo quy định, nội quy như mọi người khác, ngay cả khi nó không thuận lợi cho bạn. " Nhân viên sẽ cảm thấy mình được đối xử công bằng vì không ai có sự khác biệt”, Spiegelman khẳng định.

Gửi những lời nhắn viết tay

"Mỗi nhân viên của công ty Beryl vào những dịp kỉ niệm về ngày đi làm đều nhận được một lời nhắn viết tay của tôi và chúng được gửi về tận nhà của họ. Tôi làm việc với phòng nhân sự để biết được số năm họ công hiến cho công ty và một số thông tin cá nhân. Nếu có tin con trai họ vừa nhận được giải thưởng ở trường, tôi có thể viết: " Chúc mừng 5 năm làm việc tại Beryl. Tôi cũng được biết tin về bé A. Thật tuyệt khi cậu bé giành chiến thắng!", Spiegelman chia sẻ. Những lời nhắn riêng thể hiện sự quan tâm như vậy chắc chắn sẽ khiến nhân viên cảm động và mỉm cười.

Tạo ra truyền thống

Spiegelman cho biết: “Bạn phải tạo ra những truyền thống trong công ty của mình. Ví dụ, Beryl có một cuộc thi tài năng hàng năm. Chúng tôi cũng có các nhân viên trẻ trong ban giảm khảo. Và tính đến tháng 8 vừa rồi, cuộc thi này đã được tổ chức lần thứ 6. Mọi người trong công ty đều chờ mong đến sự kiện này và tham gia rất tích cực.” Những hoạt động như thế sẽ làm tăng sự cam kết làm việc lâu dài và hứng khởi của nhân viên.

Quản lý từ trái tim

Văn hoá thể hiện giá trị con người bạn. Hãy khiến mọi người cảm thấy lòng trắc ẩn và sự đồng cảm của bạn đối với cuộc sống của họ. Đừng cứng nhắc thực hiện những nội quy, luật lệ hề khắc.

7 Giai Đoạn Của Quá Trình Kinh Doanh

Những ai lao vào con đường kinh doanh, nuôi chí trở thành ông chủ doanh nghiệp nên biết rằng từ ngày đầu thành lập cho đến lúc tan rã trong kinh doanh họ sẽ phải trải qua các giai đoạn khác nhau. Trên thực tế tiến trình của con đường kinh doanh gồm có 7 giai đoạn.Nắm được 7 giai đoạn đó và biết cách lên kế hoạch sắp xếp cho chúng là điều hết

sức quan trọng để đạt được những bước thành công trong kinh doanh của các chủ doanh nghiệp.

1. Giai đoạn "gieo hạt"

Đó là giai đoạn mà việc kinh doanh chỉ tồn tại trong suy nghĩ hay nói cách khác đó chỉ là ý tưởng, ý đồ kinh doanh. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn "khai sinh" doanh nghiệp mới. Hầu hết các công ty trong giai đoạn này sẽ cần vượt qua thử thách: chấp nhận thị trường và theo đuổi 1 thời cơ thích hợp riêng biệt.

Trong giai đoạn này chủ các doanh nghiệp nên cẩn trọng, không nên rải các nguồn tài chính quá mỏng. Điểm trọng tâm của giai đoạn này làm sao chọn thời cơ kinh doanh phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm và niềm đam mê để khởi nghiệp. Và cũng đừng quên những điểm mấu chốt quan trọng khác đó là: quyết định chọn cơ cấu quyền sở hữu doanh nghiệp, tìm cố vấn chuyên nghiệp, và lập kế hoạch kinh doanh.

Những nguồn tài chính cho việc phát triển trong giai đoạn này có thể rất khó khăn để định vị. Bởi lẽ ở giai đoạn này, doanh nghiệp sẽ phải tự tìm kiếm thị trường, khách hàng cho chính mình. Doanh nghiệp có thể sẽ phải dựa vào nguồn vốn vay mượn từ chủ sở hữu, bạn bè, gia đình, hay các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra doanh nghiệp cũng có thể sử dụng vốn từ nguồn khác như: nhà cung cấp, khách hàng, các khoản viện trợ của chính phủ.

Doanh nghiệp vừa được hình thành và tồn tại một cách hợp pháp. Các sản phẩm và dịch vụ hiện đã đi vào sản xuất và đã có những khách hàng đầu tiên. Trong giai đoạn kinh doanh này, những đòi hỏi về vốn và thời gian tìm kiếm thị trường được đánh giá khá cao.

Và thử thách căn bản ở đây đó là không được để những khoản tiền dù là nhỏ nhất tuột khỏi tay. Chủ doanh nghiệp phải học cách khảo sát "tính thực tế" những nhu cầu từ phía khách hàng có thể mang lại lợi nhuận và chắc chắn rằng việc kinh doanh đang đi đúng hướng. Giai đoạn khởi động đòi hỏi doanh nghiệp phải thiết lập cơ sở khách hàng và thị trường cùng với nguồn ngân lưu được kiểm soát và theo dõi.

Nguồn vốn hỗ trợ cho sự phát triển trong giai đoạn này có thể kêu gọi từ người sở hữu, bạn bè, gia đình, nhà cung cấp, khách hàng, đi vay hay các khoản viện trợ.

3. Giai đoạn phát triển

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp đã trải qua "những năm chập chững biết đi" và nay phát triển thành một "đứa trẻ" thực sự. Các khoản doanh thu và khách hàng đang tăng lên điều đó đồng nghĩa với sự xuất hiện của những thời cơ mới cũng như những thách thức mới. Lợi nhuận sinh trưởng kéo theo tính cạnh tranh cũng tăng.

Thử thách khốc liệt nhất trong giai đoạn này mà công ty phải đối mặt với đó chính là thực đơn không đổi các vấn đề đưa ra để giành lấy thời cơ và các nguồn tài chính. Để làm được điều đó đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có phương pháp quản lý hiệu quả cao và có thể lên kế hoạch kinh doanh mới. Học hỏi để đào tạo nhân viên như thế nào cũng như việc quản lý và nghệ thuật giao phó, uỷ thác là chìa khoá cho sự thành công của giai đoạn này.

Chu trình nhịp sống tăng trưởng của các doanh nghiệp dựa trên sự vận hành của chính doanh nghiệp ấy theo một cách thức chuẩn hơn nhằm đáp ứng với khối lượng bán hàng và lượng khách hàng ngày càng tăng. Do đó doanh nghiệp cần áp dụng những hệ thống quản lý, phương pháp tính toán và vận hành tốt hơn. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần tìm kiếm và tuyển dụng những nhân viên có khả năng xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Nguồn vốn doanh nghiệp có thể tận dụng trong giai đoạn này đó là vay từ ngân hàng, từ lợi nhuận, đối tác, viện trợ và những lựa chọn cho thuê.

4. Giai đoạn ổn định

Trong giai đoạn thiết lập việc kinh doanh của công ty dường như đã "chín" và phát đạt với số lượng khách hàng trung thành chiếm vị trí trên thương trường. Tăng trưởng bán hàng không còn bùng nổ như trước nhưng vẫn duy trì trong tầm kiểm soát.

Việc kinh doanh cũng trở thành một "thói quen" với các tiến trình tại chỗ nhằm bảo đảm cho tính kiên định, lâu dài đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Giai đoạn này doanh nghiệp có thể "tạm nghỉ ngơi" và hài lòng với những thành tích đã đạt được. Chủ doanh nghiệp đã làm việc cật lực và cũng cần thư giãn, tuy nhiên thương trường vô cùng tàn nhẫn, khốc liệt và mang tính cạnh tranh cao. Do vậy doanh nghiệp cần có một điểm tựa vững mạnh hơn trong hình ảnh lớn hơn. Những vấn đề như nhân tố kinh tế, tính cạnh tranh hay sự thay đổi thị yếu của khách hàng cũng như xu hướng có thể nhanh chóng làm cho mọi cố gắng trên của doanh nghiệp trở thành “công cốc công cò”.

Do vậy chu trình nhịp sống của doanh nghiệp được thiết lập sẽ phải dựa trên những cải tiến và hoạt động năng suất. Để có thể cạnh tranh được với thị trường vốn, chủ doanh nghiệp sẽ cần đến những hoạt động kinh doanh tốt hơn và quy mô lớn hơn cùng với kỹ thuật tự động hoá và đổi mới các thiết bị nhằm cải thiện năng suất kinh doanh.

Nguồn vốn cho giai đoạn này có thể lấy từ các khoản lợi nhuận, vay ngân hàng, nhà đầu tư và các khoản viện trợ của chính phủ.

Con đường kinh doanh gồm 7 giai đoạn nhưng không phải chúng diễn ra theo trình tự. Một số doanh nghiệp mới được thành lập nhưng chuyển từ giai đoạn khởi động đến tan rã rất nhanh.

5. Giai đoạn mở rộng

Sự tăng trưởng mới trong thị trường mới và các kênh phân phối là những đặc trưng cơ bản dễ thấy trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn cho sự lựa chọn của các ông chủ doanh

nghiệp nhỏ nhằm chiếm lĩnh những phần lớn hơn của cổ phần thị trường và tìm kiếm nguồn doanh thu mới cũng như các kênh kinh doanh khác mang lại lợi nhuận.

Việc mở rộng vào những thị trường mới đòi hỏi sự nghiên cứu và lên kế hoạch cho việc kinh doanh ở giai đoạn "gieo hạt" và "khởi động". Chủ doanh nghiệp nên tập trung những công việc kinh doanh mạo hiểm một chút. Điều này sẽ làm giàu thêm khả năng hiện tại và kinh nghiệm của chính họ.

Tiến lên phía trước lao vào những lĩnh vực kinh doanh mới không liên quan có thể là cách thử sức với những thử thách tàn khốc. Cụ thể là doanh nghiệp nên tăng thêm những sản phẩm, dịch vụ mới và tung ra thị trường hiện tại hay mở rộng những sản phẩm dịch vụ đã có vào thị trường mới, vào các đối tượng khách hàng khác nhau và hoặc thị trường định hướng tới.

Nguồn vốn cho giai đoạn mở rộng có thể lấy từ liên doanh, các ngân hàng, nhà đầu tư mới, đối tác.

6. Giai đoạn suy thoái

Những thay đổi về điều kiện thị trường, xã hội, nền kinh tế có thể làm giảm số lượng bán hàng, do đó lợi nhuận cũng giảm theo. Vấn đề này có thể làm cho nhiều doanh nghiệp nhỏ phá sản nhanh hơn. Bởi các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ phải đương đầu với rất nhiều thử thách như lợi nhuận và doanh số bán hàng suy giảm, dòng ngân lưu có thể rơi vào tình trạng thâm hụt. Vấn đề lớn nhất đó là kéo dài thời gian để doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho dòng ngân lưu đang không mấy khả quan này.

Chủ doanh nghiệp có thể bắt đầu tự hỏi liệu đã đến lúc chuyển sang giai đoạn cuối cùng của chu trình nhịp sống doanh nghiệp - giai đoạn từ bỏ (tan rã) hay chưa. Họ cũng nên tìm kiếm những cơ hội mới, những mạo hiểm kinh doanh mới. Biện pháp cắt giảm chi phí và tìm ra những hướng đi mới nhằm mở rộng dòng ngân lưu là những việc làm cấp bách, cần thiết cho giai đoạn này.

Nguồn vốn có thể huy động từ nhà cung cấp, khách hàng, những người sở hữu. 7. Giai đoạn tan rã

Giai đoạn này là thời điểm toàn bộ cả năm cố gắng và làm việc vất vả lao vào kinh doanh đồng khởi ra đi, hoặc nó có thể hiểu đơn giản là chấm dứt công việc kinh doanh toàn bộ. Việc bán doanh nghiệp là điều khó tránh khỏi, nó đòi hỏi phải đánh giá thực tế tình hình công ty kỹ càng. Những năm làm việc cật lực để xây dựng công ty đôi khi thật khó khăn nén lại để xem xét đánh giá tình hình thực tế để quyết định đâu là giá trị đích thực của công ty (vị thế của công ty) trong thương trường hiện tại.

Nếu một ông chủ doanh nghiệp bắt đầu tìm cách để đóng cửa doanh nghiệp, thì ông ta sẽ phải đối mặt với thử thách liên quan đến vấn đề tài chính và tâm lý của sự thua lỗ. Đó là việc cần thiết để có được giá trị đích thực và chuyên nghiệp của công ty. Chủ doanh

nghiệp cũng nên xem xét cách vận hành, rào cản cạnh tranh và cách quản lý sao cho công ty có thể đáp ứng và làm hài lòng khách hàng.

Trong giai đoạn này, việc thiết lập văn bản thoả thuận mua bán hợp pháp cùng với kế hoạch chuyển nhượng kinh doanh là điều rất quan trọng. Và nguồn vốn cho giai đoạn này chính là đối tác đánh giá kinh doanh. Các cố vấn tài chính và kế toán có thể đưa ra chiến lược thuế tốt nhất để quyết định xem nên bán hay đóng cửa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Kỹ năng mềm cần thiết cho cuộc sống ppt (Trang 60 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w