Trong kinh tế thị trường, hoạt động báo chí khơng chỉ được coi là hoạt động truyền thơng đại chúng và hoạt động chính trị - xã hội, mà cịn là hoạt
động kinh tế - dịch vụ, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trên nhiều khía cạnh, cả về nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn.
Đối với các nước phương Tây, báo chí - truyền thơng khơng chỉ là cơng cụ đấu tranh chính trị tư tưởng, là diễn đàn chia sẻ thông tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, mà cịn là một ngành kinh doanh có khả năng đem lại lợi nhuận khổng lồ. Ở đó, bản chất hoạt động báo chí khơng chỉ là hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động truyền thơng đại chúng mà cịn là hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận2.
Nói một cách khác, ở các nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế thị trường phát triển, cơ quan báo chí được coi như một doanh nghiệp sản xuất hang hoá và cung ứng dịch vụ. Quản lý cơ quan báo chí coi như quản trị doanh nghiệp. Sản phẩm báo chí là sản phẩm hàng hố; dịch vụ báo chí là dịch vụ xã hội, bao gồm dịch vụ cơng ích và dịch vụ thương mại. Các thế lực chính trị chi phối hoạt động, chức năng kinh tế của báo chí được thừa nhận từ lâu. Trên thực tế, nền cơng nghiệp báo chí truyền thơng của họ đóng một vai trị rất quan trọng phát triển kinh tế xã hội. Còn ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử, cho đến những năm gần đây, hoạt động báo chí mới được xem xét ở khía cạnh hoạt động kinh doanh.