Kinh tế báo chí với đạo đức nghề báo

Một phần của tài liệu Tieu luan kinh te bao chi KINH TẾ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (Trang 28 - 33)

Năm 2016 báo giới Việt Nam đã liên tiếp chứng kiến những vi phạm của người làm báo và cơ quan báo chí, trong đó có những vụ việc vi phạm mang tính hệ thống, ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng. Cho dù mức độ xử lý của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và cơ quan chủ quản cơ quan báo chí khá nghiêm khắc, nhưng dường như điều đó vẫn chưa đủ sức răn đe, đánh động lương tâm khơng ít người làm báo. Việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật trong tác nghiệp của người làm báo, mà phần đa là gắn với kinh tế vẫn xảy ra ở những mức độ khác nhau, làm giảm sút niềm tin của cơng chúng đối với báo chí.

2 Đề cương chuyên đề Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác lý luận, tư tưởng và

Khuynh hướng giật gân, câu khách, dễ dàng trong trích nguồn, xào lại tin bài báo khác trong những năm gần đây liên tục gia tăng làm gióng lên hồi chng báo động rằng các cơ quan thơng tấn báo chí dường như vẫn xem nhẹ việc cần phải đưa tin đúng sự thật và đề cao đạo đức người làm báo. Các cơ quan thơng tấn báo chí đã lỏng lẻo trong trách nhiệm duyệt thông tin/kiểm chứng thông tin trước khi đăng bài mà chỉ chạy theo làm thế nào để đăng bài nhanh nhất. Việc thu hút độc giả bằng cách này không những tự hạ thấp uy tín danh dự của tờ báo mà còn làm ảnh hưởng lớn đến lượng độc giả trung thành.

Điển hình vụ 59 tờ báo vi phạm về thơng tin, liên quan đến việc khởi tố 2 lãnh đạo của Tập đồn dầu khí Việt Nam mới đây. Hay tháng 11/2016, 50 cơ quan báo chí đã bị xử lý do sai phạm trong việc đăng thông tin sai lệch về nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam công bố, điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự uy tín của các cơng ty sản xuất nước mắm. Theo mức độ sai phạm, báo Thanh niên bị phạt 200 triệu đồng, 8 cơ quan báo chí bị phạt từ 40-50 triệu đồng, 41 cơ quan báo chí bị phạt từ 10-15 triệu đồng.

Hay đơn cử vụ việc liên quan đến hai nhà báo tại Báo Công thương thuộc Văn phòng đại diện Hải Phịng trong tháng 8/2016 là ví dụ. Nhà báo là Vũ Thị Thành Huế và Lê Thị Xuyến đã tìm hiểu về những vi phạm trong xây dựng của một công dân tại huyện Vĩnh Bảo và đề nghị người vi phạm ký hợp đồng tuyên truyền trên Báo Công thương mức tiền 30 triệu đồng để bỏ qua sai phạm, nhưng đã bị người vi phạm ghi âm và tố cáo. Vụ việc đã tạo ra những phản ứng gay gắt trên cơng luận, gióng lên hồi chng khẩn thiết về góc khuất bất minh của một nghề được coi là chính trực, được tơn trọng.

Một ví dụ khác. Theo cơ quan công an TP Yên Bái, ngày 16/6/2017, nhà báo Duy Phong, Trưởng ban bạn đọc báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đã lên Yên Bái gặp ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, nêu một số vi phạm của Sở. Đồng thời, Nhà báo Phong cung cấp một số thông tin để giải quyết, yêu cầu ơng Sáng chuyển 200 triệu đồng. Thời điểm đó, ông Sáng không

có đủ tiền nên chuyển cho Phong 100 triệu đồng, chiều chuyển tiếp 100 triệu đồng. Ngày 22/6/2017, khi bị phát hiện, bắt giữ, nhà báo Duy Phong đã thừa nhận việc nhận tiền ngày 16/6. Tuy nhiên, theo thông tin nhiều trang báo đăng tải, ơng Nguyễn Tiến Bình, Tổng biên tập báo Giáo dục Việt Nam cho biết, vào ngày nhà báo Duy Phong bị bắt, cơ quan này không cử nhà báo đi làm nhiệm vụ, lúc đó nhà báo cũng khơng tác nghiệp mà chỉ đi chơi và gặp bạn bình thường… Như vậy, theo ý kiến của một số luật sư, không thể quy nhà báo Duy Phong đang thực thi công vụ được. Nhưng với những thơng tin hiện có, việc khởi tố nhà báo Duy Phong về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” cũng nên được cân nhắc, có thể đây là hành vi “cưỡng đoạt tài sản” mà thơi.

Hay vụ Hồng Khương, ngun phóng viên báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh, bị khởi tố và bắt tạm giam về tội đưa hối lộ (sự việc xảy ra vào tháng 1/2012). Có nhiều luồng dư luận khác nhau, nhiều bạn đọc trên các trang báo điện tử bênh vực nhà báo Hồng Khương vơ tội với lý lẽ làm phóng sự mà khơng nhập vai thì lấy đâu ra tư liệu… Khơng ít ý kiến cho rằng nhà báo đã làm đúng. Tuy nhiên, ở một góc nhìn khách quan, những ý kiến nêu trên chỉ là cảm tính và chưa có căn cứ pháp lý. Trong q trình tác nghiệp báo chí, nếu nhà báo phát

hiện tiêu cực “giải cứu” xe vi phạm và đã truy bám, thu thập chứng cứ, tài liệu để viết phóng sự điều tra thì nhà báo sẽ khẳng định mình là nhà báo chân chính và bài báo khách quan đó sẽ là một trong những căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nhưng trong phi vụ này, Khương thể hiện rõ ý thức chủ quan xuyên suốt từ khi nhận “giải cứu” xe máy cho đến lúc nhờ xin xác nhận của Công an phường 9, rồi gọi em vợ mang tiền chung chi… Những tình tiết đó cho thấy Khương đã nhận thức hành vi vi phạm pháp luật của mình, vẫn “đưa hối lộ” để “giải cứu” xe máy cho người quen của em vợ, nên bài báo “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” do Khương viết là thiếu khách quan và khơng có ý nghĩa tố giác tội phạm.

Có thể nói, sai phạm trong tuyên truyền, quảng cáo là vấn đề khá phổ biến hiện nay bởi áp lực nguồn thu đối với nhiều tờ báo rất lớn. Có cơ quan báo chí

phải tự chủ tồn bộ kinh phí hoạt động, bởi thế phải bằng nhiều nguồn thu để đảm bảo sự hoạt động ổn định, trong đó phần thu lớn nhất thuộc về quảng cáo, tuyên truyền. Vấn đề kinh tế câu thúc đã tạo ra áp lực rất lớn cho tịa soạn, phóng viên. Để đảm bảo nguồn thu, một số cán bộ, phóng viên vừa thực hiện tuyên truyền theo quan hệ, theo yêu cầu, nhưng cũng không tránh khỏi việc “ép” cơ sở làm tuyên truyền, quảng cáo. Thậm chí có những doanh nghiệp, thương hiệu đang có dấu hiệu vi phạm nhưng khi đặt vấn đề quảng cáo, cơ quan báo chí vẫn tiếp nhận mà khơng kiểm tra, xem xét đầy đủ dẫn đến vi phạm.

Những hướng mở hơn về liên kết trong hoạt động báo chí Luật báo chí 2016 với tính tự chủ ngày càng lớn ở nhiều cơ quan báo chí đã tạo cơ hội để cơ quan báo chí đổi mới hình thức, nội dung, tăng cường sản phẩm, trong đó có việc đẩy mạnh thực hiện các nguồn thu liên quan đến báo chí.

Quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã có nhưng việc vi phạm vẫn cứ diễn ra. Điều đó được lý giải bởi sự quản lý của cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, tổ chức Hội Nhà báo vẫn cịn “vấn đề”. Khi mà lợi ích kinh tế còn bị đặt trên lương tâm nghề nghiệp, bị coi trọng hơn những ràng buộc có tính định chế pháp luật, thì sai phạm là điều được tiếp tay, và cũng dễ hiểu.

Làm kinh tế báo chí truyền thơng khơng hề đơn giản mà ln phải tính đến lợi ích lâu dài của cơ quan báo chí và thanh danh nghề nghiệp của người làm báo. Mỗi chúng ta, những người hưởng thụ sản phẩm báo chí truyền thơng hãy ln nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật và tinh thần cảnh giác cao độ với những biểu hiệu tiêu cực để góp phần làm trong sạch báo chí.

Chưa khi nào mà kinh tế báo chí truyền thơng lại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Từ chỗ chỉ là cung cấp những thông tin rao vặt hay thông báo ngắn đến vị thế áp đảo mạnh mẽ trong thời đại tồn cầu hố đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cơng chúng truyền thơng. Từ đó địi hỏi các tổ chức/tập đồn báo chí truyền thơng phải xây dựng những chiến lược lâu dài cả về kinh tế và về nội dung phù hợp với quy luật thực tiễn của đời sống xã hội.

Kinh tế báo chí truyền thơng đã, đang và sẽ đặt ra những thách thức lớn, những trở ngại lớn đối với người làm báo, tổ chức làm báo, tập đoàn làm báo. Theo xu hướng phát triển tất yếu, kinh tế báo chí truyền thơng đã và đang đem lại sự phồn thịnh, sự văn minh, sự hội nhập cho cuộc sống xã hội hiện đại. Lợi ích của kinh tế báo chí truyền thơng là đem lại cho cơng chúng được chăm chút hơn về nhu cầu thông tin và cũng được tôn trọng hơn trong phản biện xã hội. Mặt khác, công chúng truyền thông cũng được tham gia vào mọi mặt lĩnh vực đời sống và được nâng cao những giá trị con người, giá trị nhân văn.

Làm kinh tế trong báo chí truyền thơng là hợp pháp, là nhu cầu cần thiết của nền kinh tế và lĩnh vực báo chí. Nhưng khơng vì chạy theo lợi nhuận, chạy theo giá trị ảo của thị trường mà vi phạm pháp luật, thoái hố đạo đức, coi thường cơng chúng. Vấn đề tiên quyết là làm sao để tách bạch giữa làm nội dung và làm kinh tế, để báo chí truyền thơng vừa sống được trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt mà không làm giảm niềm tin trong dư luận xã hội.

1. Luật Báo chí 2016

2. PGS. TS Nguyễn Văn Dững (2012), Đề cương chuyên đề Quan điểm

của Đảng và Nhà nước về công tác lý luận, tư tưởng và quản lý báo chí

3. Bộ Thơng tin và Truyền thơng (2017) - Số liệu thống kê toàn ngành năm 2017

4. Bách khoa toàn thư điện tử Wikipedia

5. Một số bài viết trên các báo điện tử trong nước: thanhnien.com.vn, xaydungdang.org.vn, vnexpress.net, dantri.com.vn, brandsvietnam.com, trang tin tổng hợp baomoi.com

Một phần của tài liệu Tieu luan kinh te bao chi KINH TẾ BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w