Một số bất cập của thực hiệnPháp lệnh dân chủtrong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 26 - 27)

Thời gian qua, nhiều xã đã thực hiện khá tốt Pháp lệnh dân chủ trong quá trình xây dựng NTM. Với mục đích phát huy trí tuệ, kinh nghiệm, nguồn nhân lực, vật lực của các tầng lớp ở nông thôn phục vụ công cuộc xây dựng NTM, Ban Quản lý thôn ở nhiều nơi đã chủ động công khai cho dân biết các nội dung chương trình xây dựng NTM, tổ chức cho nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về dự thảo quy hoạch xây dựng NTM, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội củaxã, tham gia giám sát thi cơng các hạng mục cơng trình tại xã, thơn. Nhiều địa phương niêm yết cơng khai quy hoạch NTM để người dân xem xét, cho ý kiến, tổ chức các buổi lấy ý kiến xây dựng đề án. Nhân dân đã được tham gia trực tiếp bàn bạc, xây dựng quy hoạch xây dựng NTM như quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, phát triển hạ tầng, giao thông, thủy lợi, quy hoạch các khu dân cư, khu trung tâm, quy hoạch chợ, môi trường (cây xanh, hồ ao, xử lý chất thải, nghĩa trang). Ở nhiều địa phương, người dân chủ động đề xuất xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như:vấn đề đổi mới cơ cấu cây trồng vật nuôi định hướng sản xuất kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh... Thực hiện Pháp lệnh dân chủ, nhân dân được trực tiếp tham gia bàn và quyết định nhiều lĩnh vực quan trọng như:mức đóng góp cơ sở hạ tầng, lập thu, chi các loại quỹ, xây dựng hương ước, quy ước...Việc thực hiện dồn điền đổi thửa được giao cho các xóm, thơn tự chịu trách nhiệm triển khai theo những cách thức được người dân bàn bạc và đồng thuận, chủ yếu theo cách bốc thăm và các hộ dân tự thỏa thuận nên không gây những thắc mắc, tranh chấp trong dân. Người dân được tham gia đề xuất các nhóm phụ trách triển khai cơng việc, giám sát việc sử dụng kinh phí và q trình thực hiện các cơng trình của đề án. Các thơn thành lập ban giám sát cộng đồng, ban thanh tra nhân dân để giám sát xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng ở địa phương. Nhân dân được kiểm tra, giám sát việc thu, chi, quản lý các khoản tài chính do nhân dân đóng góp, việc xây dựng các cơng trình trên địa bàn xã cơ bản đảm bảo công khai dân chủ từ khâu làm thủ tục đến thi công, thanh tốn,nhờ đó ngăn chặn hiện tượng tiêu cực...

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, việcthực hiệnPháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTMở nhiều nơi cịn hạn chế, yếu kém.

Tình trạng một số cán bộ xã, phường chưa nhận thức rõ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM vẫn diễn ra phổ biến, khiến ngườidântrong nhiều trường hợp lẽ ra là chủ thể xây dựng NTM lại trở thànhngười đứng ngồi cuộc trong tiến trình xây dựng NTM.Khi được hỏi về việc người dân nơngthơn có là chủ thể thực hiện và thụ hưởng chương trình xây dựng NTM khơng? chỉ có 49,2% cán bộ trả lời chính xác, 51,8% khơng trả lời chính xác, trong đó 29,9% xác định chủ thể NTM chính là Đảng và chính quyền, 9% cho rằng chủ thể là các tổ chức chính trị - xã hội(2). Hạn chế trongviệcthực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM thể hiện ở tất cả các quyền cơ bản của người dânở địa phương trong xây dựng NTMnhư:quyền được biết, được bàn bạc, được quyết định, quyền kiểm tra, giám sátchưa được đảm bảo. Tại nhiều địa phương, chính quyền chưa nhận thức đúng và chưa thực sự coi trọng thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.Việc lấy ý kiến đóng góp của người dân tham gia xây dựng đề án, kế hoạch, mục tiêu xây dựng NTM cịn mang tính hình thức.

Nhiều nội dung người dân chưa được tham gia bàn thảonên chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đời sống của người dân nông thôn. Xây dựng quy hoạch vẫn dựa vào các đơn vị tư vấn thiết kế, chưa có nhiều sự tham gia ý kiến của người dân nên vẫn cịn tình trạng quy hoạch chưa phù hợp với nhu cầu và khả năng của người dân. Tình trạng quy hoạch NTM ở xã thiếu ăn nhập với quy hoạch của huyện vẫn cịn tồn tại; ở nhiều địa phương,hệ thống giao thơng,thủylợi, cấp thốt nước, mơi trường giữa các xã thiếu thống nhất, mạnh xã nào xã đó làm, chưa được khắc phục; tình trạng chợ xây xong khơng ai đến họp, trạm cấp nước xây xong không ai dùng... diễn ra khá phổ biến.

Thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM đòi hỏi phảihuy động sự tham gia đóng gópý kiếncủa nhân dân, các nội dung xây dựng NTMphải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng thuận từ phíangười dân. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương,việchuy động mức đóng góp của nhân dân cịn tùy tiện, chưa có sự bàn bạc, thống nhất trong nhândân, vẫn có nơi cán bộ cơ sở dùng quyền lực để ép dân đóng góp,nhất là đối với hộ nghèo, khó khăn, gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đặc biệt là quyền kiểm tra, giám sát của người dân đối với việc xây dựng các cơng trình trong chương trình xây dựng NTM còn hạn chế. Quyền bàn bạc, quyết định người đại diện cho nhân dân trong các ban giám sát đầu tư cộng đồng chưa được thực hiện tốt. Có1/2 số người được hỏi ghi nhận:Có được bàn bạc về việc thành lập các tổ phụ trách thi cơng các cơng trình trong đề án xây dựng NTM. Số lượng người dân tham gia bàn bạc về các nguyên tắc hoạt động của tổ giám sát chỉ chiếm1/3 mẫu nghiên cứu. Việc tạo điều kiện để người dân thực sự làm chủ trong việc bầu ra các nhóm phụ trách triển khai các mục tiêu cụ thể trong đề án xây dựng NTM chưa tốt, trên dưới 1/2số người ghi nhận là do xã đề cử các nhóm như vậy chứ khơng phải do dân đề cử(3). Mặc dù trong Ban giám sát đầu tư cộng đồng cóđại diện của nhân dân và họ cũng được tham gia vào các tổ, nhóm giám sát q trình thực hiện các cơng trình, song sự tham gia đóở nhiều địa phươngmang tính hình thức. Ở nhiều nơi, Ban Quản lý xây dựng NTM thường do Chủ tịch UBND xã đứng đầu,gồm các thành viên:kế tốn, các ban, ngành trong xã, trưởng thơn, dưới đại diện cộng đồng dân cư được tuyển chọn theo tiêu chí ơn hịa. Ban quản lý do chính UBND xã và các ban cấp trên chỉ đạo, quản lý mọi mặt hoạt động... Như vậy, tiếng nói,quyết định do các cấp, các ngành nắm giữ vai trò chủ đạo, dẫn đến tình trạng người dân rất khó đưa ra các quyết định hoặc nếu có cũng chỉ là đồng thuận với ý kiến của chính quyền. Mặt khác, trình độ dân trí của người dân còn thấp nên việc thực hiện quyền giám sát của người dân cũng còn nhiều hạn chế.

Trong các cuộc họp hội đồng nhân dân, việc chi tiêu kinh phí của xã cho xây dựng NTM được báo cáo cơng khai,có các ban phụ trách kiểm tra, giám sát nhưng ởcác cơng trình lớn, người dân khó giám sát một cách hiệu quả, một phần do họ thiếu kiến thức, thiếu am hiểu nhiều vấn đề liên quan như thiết kế cơng trình, quy chế gọi thầu, tổng vốn đầu tư... Mặt khác, do tâm lý dĩ hịavi qnên người dân khơng u cầu giải trình hay chất vấn. Việc tham gia giám sát của người dân đối với các cơng trình hạ tầng nơng thơn như:đường sá, cầu cống, kênh mương, trường học, nhà văn hóathơn do doanh nghiệp ở nhiều địa phương cịn mang tínhhình thức, chưa hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 26 - 27)

w