Một số giải pháp phát huy vai trò của thực hiệnPháp lệnh dân chủtrong xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 27 - 29)

nông thôn mới

Thứ nhất, đưa các nội dung của Pháp lệnh dân chủ vào tài liệu tuyên truyền về xây dựngnơng thơn mới

Để phát huy hiệu quả của Chương trình xây dựng NTM, cần tăng cườngtuyên truyền, phổ biến các tài liệu liên quan như các quyết định, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Chính phủ, Bộ, ngành về NTM, các tiêu chí, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn của tỉnh, huyện, xã...tới các đối tượng thực hiện, đặc biệt là cán bộ trực tiếp thực hiện cấp xã.Tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân nông thôn về quyền và nghĩa vụ, vai trị của họ trong Chương trình xây dựng nơng thơn mới với các nội dung về quyền của người dân (quyền được biết, quyền được bàn bạc để cấp trên quyết định, quyền được bàn bạc và quyết định, quyền được kiểm tra, giám sát) trong thực hiện các nội dung, công việc xây dựng NTM, trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong đảm bảo quyền của người dân trong xây dựng NTM. Chỉ khi người dân nắm được mình có những quyền cụ thể, chi tiết họ mới tích cực, tự tin thực hiện quyền của mình và bảo vệ quyền đó khi bị xâm phạm.

Thứ hai, Ban chỉ đạo xây dựng NTM cần đưa việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ vào giải pháp, kế hoạch hành động cụ thể

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện,xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khaithực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn xã. Vì vậy, trong xây dựng kế hoạch hoạt động, Ban chỉ đạo cần đưa các nội dung thực hiện Pháp lệnh dân chủ vào kế hoạch triển khai xây dựng NTM như:xây dựng kế hoạch cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về NTM, các yêu cầu với thời gian cụ thể về cơng khai hóacác dự án, quy hoạch xây dựng NTM và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về các dự án, quy hoạch đó... Đồng thời, Ban chỉ đạo cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kế hoạchtrên thực tế. Ban Chỉ đạo xây dựng NTM cấp huyện, cấp tỉnh cần nhận thức rõ vai trò của thực hiện Pháp lệnh dân chủ, yêu cầu Ban chỉ đạo xây dựng NTM cấp xã thường xuyên, định kỳ báo cáo tình hình triển khai xây dựng NTM, khơng chỉ báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí mà cịn báo cáo việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM.

Thứ ba, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng vận dụng triển khai các nội dung củaPháp lệnh dân chủ vào xây dựng NTM cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã vừa là người trực tiếp triển khai các nội dung của Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM, vừa là người tuyên truyền, hướng dẫn, động viên nhân dân ở nông thôn

thực hiện Pháp lệnh dân chủ. Vì vậy, họ cần có các kỹ năng để lồng ghép việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ vào quá trình chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện xây dựng NTM. Do đó, cấp huyện,tỉnh cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức cấp xã những kiến thức, kỹ năng về xây dựng NTM, trong đó có kỹ năng, kinh nghiệm vận dụng Pháp lệnh dân chủ vào xây dựng NTM, như kỹ năng tuyên truyền, vận động, giải thích, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe...Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiệnPháp lệnh dân chủ,lấy đó làmtiêu chí đánh giá cán bộ, cơng chức cấp xã hàng năm và có các hình thức khen thưởng đối với cán bộ làm tốt,xử phạt đối với các cán bộ, công chức không thực hiện đúng Pháp lệnh dân chủ.

Thứ tư, nâng cao nhận thức, ý thức, năng lực thực hiện quyền của người dân trong xây dựng NTM

Để nâng cao ý thức tham gia của người dân vào thực hiện Pháp lệnh dân chủ, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dâncần tạo điều kiệnnâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trình độ dân trí cho người dân,bởi khi họ vẫn cịn phải chật vật mưu sinh thì khó có thể u cầu họ quan tâm đóng góp ý kiến cũng như tham gia các hoạt động giám sát, kiểm tra một cách hiệu quả. Việcthực hiện Pháp lệnh dân chủ trong xây dựng NTM có mang lại hiệu quả hay khơng cịn phụ thuộc vào năng lực thực hiện quyền của người dân. Người dân phải có trình độ dân trí và mức độ hiểu biết nhất định về các lĩnh vực liên quan để tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng cũng như kiểm tra, giám sát việc đầu tư các cơng trình xây dựng. Do đó, cần xây dựngkế hoạchtập huấn cho người dân tham gia vào các Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư công cộng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã trong xây dựng NTM.

“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”

Đến nay, huyện đạt 9/9 tiêu chí xây dựng huyện NTM và đang chờ Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn NTM. Ít ai có thể ngờ được chỉ trong vịng 8 năm, tồn bộ các xã của huyện đều được công nhận xã đạt chuẩn NTM, đây là tiền đề quan trọng để hoàn thành xây dựng huyện NTM. Thành cơng đó đến từ sự quan tâm kịp thời, sâu sát của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, đồn thể chính trị - xã hội, cơng tác tuyên truyền.Đặc biệt là việc phát huy dân chủ cơ sở với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”.

Châu Thành đạt 9/9 tiêu chí xây dựng huyện nơng thơn mới

Theo Trưởng phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành - Võ Văn Vấn, XDNTM là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, địi hỏi tồn thể cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân phải có sự nhận thức cao và tích cực hưởng ứng tham gia. Thực tế chỉ ra rằng, nơi nào cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức, đồn thể quan tâm, tập trung chỉ đạo, sâu sát, quyết liệt, có cách làm năng động, sáng tạo, phát huy được lợi thế của địa phương, cán bộ, đảng viên gương mẫu đi đầu và nhân dân nhiệt tình tham gia ủng hộ thì ở nơi đó XDNTM đạt kết quả rất cao. Tuy nhiên, theo ơng Võ Văn Vấn, ngồi sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thì điều quan trọng nhất để xây dựng thành cơng NTM chính là phải làm thế nào để người dân nhận thức rõ vai trị chủ thể của mình. Do đó, trước khi bắt tay vào XDNTM, các địa phương trong huyện đều đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu, rộng trong nhân dân để mỗi người đều hiểu được ý nghĩa, trách nhiệm cũng như tự nguyện đóng góp nguồn lực để XDNTM.

Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm cơng khai, minh bạch, các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và mọi người dân đều được tham gia đóng góp xây dựng và giám sát q trình thực hiện quy hoạch, đề án XDNTM ở địa phương. Đặc biệt, các cơng trình xây dựng cơ bản, cơng trình phúc lợi xã hội được đầu tư ở các địa phương khi triển khai đều có sự giám sát của ban giám sát cộng đồng, của chính người dân nhằm bảo đảm chất lượng cơng trình, phát huy vốn đầu tư và cũng là cách để nhân dân tin tưởng, đóng góp tích cực hơn trong q trình XDNTM. Theo UBND huyện Châu Thành, trong giai đoạn 2011-2018, toàn huyện huy động hơn 1.846 tỉ đồng để XDNTM. Trong đó, nguồn vốn do nhân dân đóng góp lên đến hơn 550 tỉ đồng (đạt gần 30%), riêng đóng góp bằng tiền mặt lên đến 182,6 tỉ đồng. Ngoài ra, nhân dân

trong huyện cịn đóng góp 228 tỉ đồng để đầu tư lắp đặt mới 2.400 trạm biến áp điện, góp phần hồn thành tiêu chí số 4 về điện nơng thơn trên địa bàn 12/12 xã. Theo Chủ tịch UBND huyện Châu Thành - Nguyễn Văn Thình, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM, đến nay, 12/12 xã của huyện đều đạt chuẩn NTM và huyện cũng đạt 9/9 tiêu chí huyện NTM. Kết quả đó là sự nỗ lực khơng ngừng nghỉ của Đảng bộ, chính quyền và tồn thể nhân dân trong huyện.XDNTM giúp diện mạo nông thôn của địa phương có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng cải thiện và nâng cao./.

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch môn chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 27 - 29)

w