2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Do một số chính sách không đồng bộ nên việc thực hiện bảo lãnh chưa phát huy hết tác dụng của nó. Điều này đòi hỏi các nhà làm chính sách cần nghiên cứu kịp thời, để sớm trình cấp thẩm quyền ban hành một số chính sách đồng bộ, chặt chẽ, phù hợp
với nhu cầu phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Việc nghiên cứu cho ra đời các đạo luật quy định cụ thể về bảo lãnh như: nội dung, phạm vi điều chỉnh, các hình thức xử phạt, thủ tục kiện tụng… sẽ tạo điều kiện cho bên nước ngoài yên tâm đầu tư vốn vào Việt Nam, các đơn vị trong nước hiểu rõ hơn nghiệp vụ bảo lãnh, hạn chế được việc dẫn chiếm luật điều chỉnh bảo lãnh của nước ngoài. Trong các đạo luật này cần chỉnh sửa và ban hành một số cơ chế chưa phù hợp với môi trường kinh tế pháp lý và hành chính ở Việt nam, do vậy khách hàng thiếu các điều kiện cần và đủ để thực hiện các nguyên tắc và quy định bảo lãnh. Chính phủ cần sớm ban hành nghị định bảo đảm tiền vay làm khung cơ sở pháp lý cho bảo lãnh.
2.3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ
Ngân hàng cần tập trung vào việc đào tạo đội ngũ cán bộ có trìmh độ, thành thạo về nghiệp vụ bảo lãnh, tinh thông ngoại ngữ, có khả năng quản lý các dự án vay vốn nước ngoài… Theo phương hướng này, trước mắt cần kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo ngắn hạn và đào tạo dài hạn, ở trong và ngoài nước, nhằm có được những chuyên gia ngân hàng giỏi chuyên môn, am hiểu luật trong nước và quốc tế. Đây là vấn đề hết sức quan trọng vì các hợp đồng tín dụng cũng như hợp đồng thương mại thường dẫn chiếu theo luật của một số nước là trung tâm thương mại lớn trên thế giới.
Ngân hàng cần mạnh dạn tuyển cán bộ trẻ có năng lực về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học… trong lĩnh vực bảo lãnh, đáp ứng yêu cầu khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. Ngân hàng cũng cần sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ theo đúng chức năng, năng lực; tổ chức bộ máy gọn nhẹ với sự chú trọng về tiêu chuẩn, trình độ, năng lực của chuyên viên nghiệp vụ bảo lãnh…
Trong tương lai gần, nhu cầu BLNH sẽ ngày càng gia tăng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Do vậy, việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như việc đào tạo thêm cán bộ cho công tác bảo lãnh cần phải chuẩn bị ngay từ bây giờ.
2.3.3. Tăng cường hoạt động quản lý, giám sát
Với một thực tế là rất nhiều các khoản vay đã bị các doanh nghiệp sử dụng sai mục đích, không có hiệu quả thì sau khi đã chấp nhận bảo lãnh, các cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay, kịp thời thu vốn để hoàn trả người cho vay, đồng thời cần xử lý thích đáng doanh nghiệp này. Trong một số trường hợp cần tư vấn cho khách hàng để cùng giải quyết khó khăn phát sinh, thúc đẩy và giám sát chặt chẽ khách hàng trong việc nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tại ngân hàng để có nguồn trả nợ.
Ngoài ra, khi ngân hàng tham gia vào hoạt động bảo lãnh thì phải sử dụng thông tin về đối tác. Do đó, cần mở rộng quan hệ với bên ngoài và cần tạo chữ tín trên thị trường trong cũng như ngoài nước. Với những khoản nợ cũ còn đọng lại phải nhanh
chóng có biện pháp phối hợp cùng cơ quan hữu quan giải quyết thanh toán với nước ngoài, cần thanh toán sòng phẳng các khoản nợ đến hạn.
KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập quốc tế, tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng nâng cao năng lực hoạt động của mình để có thể đứng vững cũng như cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Một trong các hoạt động của ngân hàng là phải hiện đại hoá công nghệ, phát triển các dịch vụ của mình. DVBL của ngân hàng không chỉ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói riêng mà còn có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế nói chung.
Qua nghiên cứu BLNH, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về đặc điểm, bản chất, ý nghĩa cũng như căn cứ phân loại các loại BLNH trên thị trường hiện nay. Đồng thời qua phân tích tình hình, thực trạng về DVBL của các NHTM Việt Nam, chúng ta có thể thấy được những thuận lợi, khó khăn trong BLNH và những nguyên nhân làm cho DVBL của NHTM Việt Nam còn kém phát triển. Từ đó sẽ đưa ra các giải pháp phát triển và hoàn thiện hơn nữa dịch vụ này, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, nhưng do thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế và đặc biệt nghiệp vụ bảo lãnh còn khá mới mẻ đối với Việt Nam; do đó, đề tài không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô nhằm làm cho đề án này hoàn thiện hơn và là cơ sở cho những nghiên cứu sau này. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô!
Hà Nội, ngày 3 tháng 2 năm 2007 Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lý thuyết tài chính - tiền tệ (Trường ĐH Kinh tế quốc dân, NXB Thống kê, Hà Nội - 2002)
2. Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính (Frederic S.Mishkin, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội – 2001)
3. Giáo trình Ngân hàng thương mại (Trường ĐH KTQD, NXB Thống kê, HN – 2006)
4. Quản trị ngân hàng thương mại (PGS.TS Nguyễn Thị Mùi, NXB Tài chính) 5. Ngân hàng thương mại (TS.Đoàn Thanh Hà, NXB Thống kê)
6. Tạp chí ngân hàng
7. Thời báo kinh tế, thời báo ngân hàng 8. Internet: www.vcbs.com.vn/
www.mof.gov.vn/ www.bidv.com.vn/ www.icb.com.vn/
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu………1
Danh mục các thuật ngữ viết tắt………...3
Phần 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ bảo lãnh của NHTM………...4
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại………..4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHTM 4
1.1.2. Chức năng của NHTM 5
1.1.3. Các dịch vụ của NHTM 6
1.2. Dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng thương mại (BLNH)……….9
1.2.1. Khái niệm, bản chất và vai trò của BLNH 9
1.2.2. Phân loại BLNH 12
1.2.3. Phạm vi và giới hạn bảo lãnh 15
1.2.4. Điều kiện và quy trình bảo lãnh 15
1.3. Các nhân tố tác động đến dịch vụ bảo lãnh của NHTM...19
1.3.1. Uy tín của ngân hàng 19
1.3.2. Tài sản đảm bảo của khách hàng 20
1.3.3. Pháp luật 20
1.3.4. Trình độ cán bộ 20
1.3.5. Khả năng kiểm tra, giám sát 21
Phần 2: Thực trạng về dịch vụ bảo lãnh của NHTM Việt Nam...22
2.1. Thực trạng về dịch vụ bảo lãnh của NHTM Việt Nam...22
2.2. Hạn chế và nguyên nhân về DVBL của NHTM Việt Nam...26
2.2.1. Hạn chế về DVBL của NHTM Việt Nam 26
2.2.2. Nguyên nhân kém phát triển DVBL của NHTM Việt Nam 27
2.3. Một số giải pháp phát triển DVBL của NHTM Việt Nam...28
2.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 28
2.3.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ 29
2.3.3. Tăng cường hoạt động quản lý, giám sát 29
Kết luận...30