Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuấtkhẩu lao

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 36)

III. Thực trạng xuấtkhẩu lao động của

2. Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuấtkhẩu lao

Từ năm 1999 đến nay, thị trường lao động quốc tế đang suy giảm mạnh, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt. Tuy nhiên sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Chính phủ, cơng tác xuất khẩu lao động đã đạt được một số kết quả quan trọng bước đầu. Đến nay cả nước đã có 159 doanh nghiệp được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp giấy phép xuất khẩu lao động. Thị trường xuất khẩu lao động đã mở rộng ra với gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Nhà nước đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và

duy trì thị trường đã có, mở thêm một số thị trường mới và tăng cường quy mơ đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi.

Cùng với sự phát triển chung của toàn ngành, xuất khẩu lao động ở Contrexim- TM đã khai thác hiệu qủa bốn thị trường chính, đó là: Cộng hồ Palau, Nhật Bản, Đài Loan và Malaixia. Kết quả cụ thể của từng thị trường được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Kết qủa hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường:

Số TT Thị trường

Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) Số người đi D.thu (tr.đ) 1 CH Palau 35 310 90 580 78 468 59 354 152 929 2 Nhật Bản 23 285 9 104 5 58 30 802 3 Đài Loan 27 135 336 2.418 286 1.630 4 Malaixia 78 322 Tổng cộng 35 310 113 865 114 707 400 2.830 546 3.683

* Thị trường Palau: Cộng hoà Palau là quần đảo nằm ở bắc Thái Bình

Dương, vĩ tuyến 7,30 bắc, kinh tuyến 134,39 đông, đông nam Phillipin. Trước đây Palau là lãnh thổ thuộc Mỹ quản lý, nhưng từ năm 1994 là quốc gia có liên kết tự do với Hoa Kỳ. Palau chưa có luật lao động nhưng có nhiều lao động nước ngồi. Chính quyền Palau tơn trọng các hợp đồng ký kết giữa chủ sử dụng lao động với người lao động cũng như bên cung ứng lao động và lấy hợp đồng làm cơ sở để giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.

Từ năm 1999 đến nay, thị trường Palau đã trở thành thị trường truyền thống của Contrexim - TM. Số người đi qua các năm có sự khác nhau, do đó doanh thu thay đổi theo số lượng người đi. Tuy nhiên tính doanh thu trên một người đi là khá ổn định. Riêng năm 1999, doanh thu trên một người là 8,857 triệu đồng có cao hơn so với các năm sau: năm 2000 là 6,44 triệu đồng/người; năm 2001 và năm 2002 là 6 triệu đồng/người; năm 2003 là 6,11 triệu đồng/người.

Doanh thu từ thị trường Palau là khá cao và rất ổn định qua các năm. Vì vậy đây là thị trường mà Contrexim - TM tiếp tục khai thác mạnh trong những năm tới.

* Thị trường Nhật Bản: Thị trường này chủ yếu tiếp nhận lao động Việt Nam

đi tu nghiệp và thực tập kỹ thuật (gọi chung là tu nghiệp sinh). Tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản theo nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có lĩnh vực dệt, may, điện tử và xây dựng chiếm tỷ lệ lớn.

Số người đi qua các năm là rất nhỏ, năm 1999 khơng có người đi, năm 2000 chỉ có 23 người đi và ngày càng giảm mạnh. Năm 2001 là 9 người, năm 2002 là 5 người và năm 2003 có tăng lên 30 người. Doanh thu trên 1 người đi năm 2000 là 12,39 triệu đồng/người, đây là con số khá cao, nó có giảm qua các năm tiếp theo; năm 2001 là 11,56 triệu đồng, năm 2002 là 11,6 triệu đồng và năm 2003 tăng vọt lên tới 26,73 triệu đồng. Sở dĩ năm 2003 có sự tăng vọt như vậy là do trong đó có số tiền đặt cọc của 14 người lao động đang trong thời gian hợp đồng đã bỏ trốn.

So với thị trường Palau thì thị trường Nhật Bản đem lại doanh thu trên một người đi lớn hơn. Tuy nhiên một khó khăn lớn cho bên xuất khẩu lao động là tại thị trường này số lượng lao động bỏ trốn là khá cao. Riêng năm 2003 , trong tổng số lao động xuât đi đã có tới 14 người bỏ trốn. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động và uy tín của Cơng ty với phía đơí tác. Trong thời gian tới, việc ổn định thị trường Nhật Bản đang là một thử thách lớn cho ngành xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và xuất khẩu lao động của Contrexim - TM nói riêng. * Thị trường Đài Loan: Bắt đầu từ năm 2001, Contrexim - TM mới xuất khẩu lao động sang Đài Loan. Đây là thị trường có một số thuận lợi cơ bản đối với lao động Việt Nam:

- Môi trường sống và làm việc rất tốt, phong tục tập quán có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, vị trí địa lý khơng xa.

- Cơ cấu ngành nghề đa dạng và có nhu cầu lao động ở mọi lĩnh vực. - Thu nhập của người lao động khá cao so với khu vực khác.

Từ các lợi thế đó mà Contrexim - TM đã có được số lượng người đii đáng kể. Năm 2001 là 27 người đi, đem lại doanh thu 135 triệu đồng. Bình quân doanh thu trên 1 người đi là 5 triệu đồng/người. Năm 2002 là 336 người đi, với doanh thu là 2.418 triệu đồng, bình quân là 7,2 triệu đồng/người. Năm 2003 có 286 người đi, với doanh thu là 1.630 triệu đồng, bình quân là 5,7 triệu đồng/người.

Tuy doanh thu trên 1 người đi thấp, nhưng với số lượng người đi lớn dẫn đến tổng doanh thu từ thị trường này là rất cao. Điều đó cho thấy, việc tiếp tục khai thác thị trường này là tất yếu. Nhưng cũng cần phải quan tâm tới việc ổn định thị trường, bởi tại thị trường này trong năm 2002 có 59 lao động bỏ trốn và năm 2003 là 16 người. Đây cũng là khó khăn lớn cần phải giải quyết trong thời gian tới.

* Thị trường Malaixia: Đay là thị trường mới của Contrexim - TM. Đến năm

2003 mới có 78 lao động được đưa đi làm viêc tại thị trường này, đem lại doanh thu là 322 triệu đồng. Tính ra doanh thu bình qn trên 1 lao động đi là 4,13 triệu đồng.

Malaixia là thị trường dễ tính, tương đối phù hợp với lao động Việt Nam, đặc biệt là lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, địi hỏi tay nghề khơng cao. Tuy vậy thị trường xuất khẩu lao động sang Malaixia mới nổi lên nhưng tiền lương thấp so với các nước khác có nhận lao động Việt Nam. Do đó, việc có tiêp tục đẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Malaixia hay không đang là băn khoăn lớn của Contrexim - TM cần có lời giải đáp

Qua việc phân tích kết quả từ hoạt động xuất khẩu lao động trên chúng ta có thể nhận thấy hoạt động xuất khẩu lao động có những ưu điểm nhất định:

Thứ nhất, xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội: nói xuất khẩu lao động thực chất là xuất khẩu sức lao động. Trong khi đó, sức lao động lại gắn bó chặt chẽ với người lao động, khơng tách rời khỏi người lao động. Vì vậy, làm tốt cơng tác xuất khẩu lao động không những giải quyết vấn đề kinh tế trước mắt mà đồng thời giải quyết vấn đề xã hội lâu dài.

Thứ hai, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế: ở nhiều nước trên thế giới, xuất khâủ lao động đã là một trong những giải pháp quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lơị ích khác.

Việt Nam với dân số đông, đứng thứ 13 trên thế giới, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, nền kinh tế phát triển thấp so với các nước khác thì xuât khẩu lao động là con đường đúng đắn nhất, một mặt giải quyết công ăn việc làm, mặt khác mang lại một mức thu nhập đáng kể cho người dân và tăng mức đóng góp vào GDP/đầu người của tồn xã hội. Từ đó giải quyết được rất nhiều vướng mắc trong nền kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay.

Ngồi các ưu điểm nói trên thì hoạt động xuất khẩu lao động cịn có nhiều hạn chế, đó là những rủi ro mà hoạt động này gặp phải:

Một là, rủi ro từ phía đối tác: Có trường hợp đối tác khó khăn về vốn, thiếu việc làm, chậm trả lương cho người lao động, thiếu am hiểu hoặc không tuân thủ

luật pháp, ỷ thế " ông chủ" để gây sưc sép trong việc thực hiện hợp đồng lao động, làm khó dễ cho người lao động...Điều này đã dẫn đến việc bên cung ứng lao động phải tốn kém rất nhiều để giải quyết các vụ việc đó.

Hai là, rủi ro từ phía người lao động: Thực tế cho thấy bên cung ứng lao động đã từng bị thất thu nặng nề do một bộ phận khơng nhỏ lao ddộng ra nước ngồi làm việc khơng thực hiện đúng thoả thuận và cam kết, đã tự ý bỏ hợp đồng trước thời hạn, tìm nơi làm việc cho chủ khác. Bên cung ứng lao động vừa bị đối tác phạt tiền, vừa mất đi khoản phái dịch vụ được thu theo quy định của Nhà nước.

3. Những thuận lợi, khó khăn trong hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế:

3.1. Thị trường lao động thế giới và yêu cầu của các nước tiếp nhận lao động:

Hiện nay hoạt động xuất khẩu lao đơng hay cịn gọi là di cư lao động quốc tế ngày càng trở nên phổ biến tại mọi quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Lao động quốc tế hiện có khoảng 60 nước có di cư và xuất khẩu lao động, làm việc ở nước ngồi với tổng số gần 120 triệu người trong đó các nước Châu Á chiếm khoảng 50%. Tất cả các quốc gia xuất khẩu lao động đều nhận thức được vai trò của xuất khẩu lao động trong chiến lược phát triển của mình, do đó đều có đặc điểm chung là xây dựng một hệ thống chính sách, luật lệ, quản lý Nhà nước nhằm tăng cường xuất khẩu lao động trên quy mơ lớn.

Bên cạnh đó, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường lao động quốc tế, các nước đều cố gắng phát huy lợi thế của mình, khiến cho hình thức và cách tiến hành xuất khẩu lao động hết sức phong phú và đa dạng. Nếu như dịch vụ giúp việc gia đình là thế mạnh của lao động Phillipine ( chiếm gần 1/2 trên tổng số lao động ở nước ngồi) thì xuất khẩu lao động theo cơng trình trúng thầu là thế mạnh của Trung Quốc. Một số nước lại cùng một lúc vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu lao động như Thái Lan, Ấn Độ mỗi năm đưa khoảng 50.000 lao động đi làm việc ở nước ngồi, trong đó khuyến khích xuất khẩu lao động có trí thức, tay nghề cao (30% lực

lượng lao động ở khu vực công nghệ cao - thung lũng Silicon của Mỹ là người có quốc tịch hoặc gốc Ấn Độ), nhưng Ấn Độ cũng nhập cư hàng chục nghìn lao động người Nepal, Bangladesh. Nhiều sinh viên thanh niên Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan sang Mỹ, Tây Âu, Australia, New Zealand để du học và tìm việc trong khi đất nước họ lại tiếp nhận lao động từ các nước Châu Á khác đến làm việc.

Hầu hết các nước nhập khẩu lao động đều yêu cầu lao động giản đơn, tay nghề thấp là chủ yếu ( chiếm khoảng 80% tổng số lao động). Ngoài các tiêu chuẩn như tuổi đời phải còn trẻ ( thường khơng q 35 tuổi), có sức khoẻ tốt người lao động phải chấp nhận mức thu nhập thấp. Lương cho người lao động ở nước ngoài được xác định theo cơ chế thở thuận trong hợp đồng, vì vậy thường thấp hơn mức lương tối thiểu và mức lương trả cho người bản địa với cùng một công việc, nhiều nước như Pakistan, Banladesh, Indonexia nhờ chấp nhận giá nhân công rất thấp, chỉ khoảng 150 USD/tháng hoặc Philipine chỉ quy định mức lương tối thiểu trong nước là 135 USD/tháng nên hành năm đưa được số lao động lớn và ổn định ra nước ngoài làm việc. Trong các loại hình lao động giản đơn thì lao động có tay nghề cơ khí, điện, lắp ráp điện tử, may mặc, y tá, giúp việc gia đình, thuyền viên...có nhu cầu khá cao địi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề và ngoại ngữ nhất định. Đối với các ngành đỏi hỏi trình độ cao như tin học, vi sinh học... lao động của các nước đang phát triển ít có điều kiện thâm nhập vào thị trường các nước phát triển, nếu có thì thường là con đường nhập cư, du học rồi ở lại làm việc, Ấn Độ là nước có kinh nghiệm và thành tích khá trong lĩnh vực này.

3.2. Khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với các nước xuất khẩulao động khác: lao động khác:

Chính phủ nhiều nước coi xuất khẩu lao động là chiến lược quốc sách lâu dài nên đều có chương trình quốc gia về xuất khẩu lao động. Thực hiện xã hội hoá triệ để, coi đây là công việc thường xuyên của xã hội. Thiết lập bộ máy quản lý Nhà nước hoàn chỉnh, bao gồm các cơ quan hữu trách, đại diện các công ty xuất khẩu

lao động tại nước sở tại, một số nước cũng có tuỳ viên lao động ở các cơ quan đại diện ở nước ngoài. Hệ thống luật lệ và quy định minh bạch, chặt chẽ, nhưng cũng rất thơng thống tạo chủ động cho người lao động và các doanh nghiệp. Chính phủ khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động kể cả hình thức di cư, thăm thân nhân, tự tìm kiếm việc làm ở nước ngồi.

Việc xã hội hố xuất khẩu lao động ở Việt Nam cịn hạn chế, thể hiện các khía cạnh: ít về số lượng và địa bàn chủ lực, nghèo về loại hình lao động, chưa triển khai mạnh mẽ và phổ cập các yêu cầu về kiến thức chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, văn hoá, lối sống ở nước sở tại cho người lao động trước khi họ đi làm việc ở nước ngồi, chủ yếu là xuất khẩu thơ, chưa khai thác, đầu tư cho xuất khẩu lao động có tay nghề cao như chuyên gia, kỹ sư máy tính, hoặc đi theo các cơng trình thầu...

So với các nước khác, bộ máy tuyển dụng đưa lao động đi của Việt Nam cịn nhiều phiền hà, chi phí để đi lao động ở nước ngồi cịn q cao, rất tón kém, đặc biệt đối với người nghèo, bao gồm nhiều khâu chi phí khác nhau như tiền làm thủ tục giấy tờ ( hộ chiếu, khám sức khoẻ, giấy tờ tư pháp...), tiền đặt cọc, chi phí đào tạo, thường lên tới hàng chục triệu đồng, do đó đã tạo ra gánh nặng vật chất, sức ép lên người đi lao động, phải tìm cách hồn bù lại nhanh số tiền đã chi phí. Vì vậy, đã dẫn đến nhiều tiêu cực, vượt rào, vi phạm pháp luật nước sở tại của lao động. Trong khi đó, ngồi việc hỗ trợ đào tạo qua hệ thống các trung tâm đào tạo định hướng về ngoại ngữ, tay nghề trước khi đi, các nước xuất khẩu lao động khác cịn có những hình thức hỗ trợ thiết thực cho người lao động như cung cấp thơng tin miễn phí, cấp giấy phép nhanh với chi phí thấp (khoảng 100 USD cho cả thời kỳ lao động), không đánh thuế thu nhập đối với người lao động ở nước ngoài, miễn thuế chuyển tiền về nước, quy định giới hạn số tiền người lao động phải đặt cọc ở mức hợp lý, lập quỹ phúc lợi xã hội để hỗ trợ tư pháp, trợ giúp vật chất cho người lao động bị tai nạn, trả tiền vé về nước, phụ cấp cho gia đình họ khi gặp khó

khăn...Việc áp dụng các chính sách khuyến khích xuất khẩu lao động rất linh hoạt trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.

Trên đây là những thuận lợi và khó khăn trong việc hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam nói chung và của Cơng ty cổ phần Đầu tư và Thương mại nói riêng.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w