Giải pháp của Công ty

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 84 - 95)

III. Chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư

2. Giải pháp của Công ty

Kết quả hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia của Công ty cổ phần Đâù tư và Thương mại ( Contrexim-TM) đạt đựoc là rất khả quan tuy nhiên do tình hình biến động ở các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Mailaixia đã mang lại khơng ít khó khăn cho bản thân cơng ty nói riêng và hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam nói chung.

Đứng trước tình hình chung đó, Contrexim - TM phải có ngay những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục các vấn đề còn tồn tại và đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lao động của mình như sau:

Một là, chủ động khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình cung ứng lao động tại các thị trường hiện có, đó là:

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thơng qua việc chủ động hình thành một kế hoạch đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường địi hỏi. Ngồi những kỹ năng, tay nghề cần thiết, người lao động xuất khẩu phải có sức khoẻ tốt, được

trang bị cơ bản về ngoại ngữ, am hiểu về luật pháp, phong tục tập quán nước tiếp nhận và những ứng xử văn hoá. Khẩn trương xây dựng xong trường đào tạo, thực hiện liên kết với các trường đào tạo, dạy nghề trong nước, đảm bảo chất lượng, tay nghề của người lao động phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu lao động trong mọi lĩnh vực.

Người Việt Nam vốn thông minh , khéo tay nên tiếp thu khá nhanh yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Vì vậy, trình độ chun mơn chưa cao, am hiểu luật pháp và ngoại ngữ kém không phải là nhược điểm cố hữu của người lao động Việt Nam. Những điểm yếu này chúng ta có thể khắc phục được thông qua công tác tuyển chon, đào tạo, chuẩn bị trước khi đưa lao động ra nước ngoài.

- Cương quyết khơng tuyển chọn lao động qua các trung gian, cị mồi lao động.

- Nâng cao nhận thức người lao động, đảm bảo ý thức chấp hành kỷ luật, tôn trọng các cam kết trong hợp đồng, giữ uy tín và truyền thống dân tộc, giảm thiểu ở mức thấp nhất tình trạng lao động đơn phương phá bỏ hợp đồng.

- Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động của Công ty bằng cách đào tạo, tuyển chọn, xây dựng và củng cố cán bộ quản lý. Đổi mới phương thức hoạt động của cán bộ quản lý tại nước tiếp nhận. Từng bước hình thành đội ngũ tuỳ viên lao động đáp ứng vai trò hỗ trợ quản lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động ở nước ngồi.

Hai là, có kế hoạch và tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thông các thị trường mới:

- Chủ động nghiên cứu thị trường, khảo sát, tìm kiếm thị trường ký kết hợp đồng với nước ngồi theo điều kiện chuẩn đối với từng thị trường và khu vực.

- Cần xác định rõ vai trò và nghĩa vụ của Bộ Ngoại giao thông qua các Đại sứ quán, cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước để thu thập thông tin cần thiết về khả năng và nhu cầu cũng như phưong thức tiếp cận thị trường mới.

- Tận dụng các cơ hội trong các chuyến thăm, ký kết các hiệp định song phương của Chính phủ, các diến đàn trao đổi lồng ghép các vấn đề thị trường cần quan tâm.

- Đặt đúng vai trị và vị trí của Cộng đồng Việt Nam tại nước ngoài rong việc thu thập thông tin về thị trường sử dụng lao động.

- Sử dụng có hiệu quả cơng nghệ thơng tin và quảng cáo nguồn lao động cũng như chính sách xuất khâủ lao động của Việt Nam.

- Nâng cao tính năng động chủ quan trong việc tìm kiếm thị trường hoặc trực tiếp tiến hành các đợt khảo sát tại nước ngoài, hoặc tận dụng mọi cuộc tiếp xúc cá nhân quan chức nước ngồi để tìm sự hỗ trợ, giúp đỡ trong hoạt động tiếp cận thị trường.

- Xác định rõ vai trò định hướng thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước rtong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia. Có kế hoạch tổng thể về thị trường cũng như các thông tin cần thiết đã được tổng kết, xử lý phải được cung cấp thông tin hệ thống cho mỗi đơn vị xuất khẩu lao động.

Đối với thị trường Đài Loan, Đài Loan yêu cầu cao đối với lao động nước ngoài về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa và nghề nghiệp. Người lao động được tiếp nhận phải trải qua thời kỳ thử việc trong vịng 40 ngày, nếu trình độ nghề nghiệp khơng đạt yêu cầu cũng phải về nước.

Để đưa lao động sang Đài Loan với số lượng lớn hơn trong thời gian tới và tránh tình trạng người lao động bỏ trốn, Contrexim- TM phải có những biện pháp sau:

- Phải trực tiếp tuyển chọn lao động và phải chịu trách nhiệm về sức khoẻ, trình độ tiếng Hoa và nghề nghiệp của người lao động.

- Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi theo đúng quy định. Không đưa đi Đài Loan chưa qua đào tạo hoặc đào tạo, giáo dục chưa đủ thời gian.

- Trong quan hệ với đối tác Đài Loan phải giữ nghiêm chữ tín. Chỉ nên quan hệ với những đối tác Đài Loan đã được Bộ phận quản lý lao động Việt Nam tại Đài Bắc thẩm định để tránh những rủi ro không đáng có.

- Thu chi tài chính đúng quy định.

Trên đây là những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường Đài Loan mà Contrexim - TM cần thực hiện trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở phân tích các vấn đề chung về tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam cũng như thực trạng, triển vọng, và khả năng phát triển hoạt động xuất khẩu lao động của Contrexim - TM, đề tài đã đặt ra những luận cứ để nhìn nhận một cách khoa học và nghiêm túc những cơ hội, tiềm năng cũng như những thách thức cần tháo gỡ trong con đường phát triển tiến tới hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Trong khuôn khổ đề tài, dựa trên các nguồn thông tin, số liệu khác nhau, đề tài nghiên cứu " Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại" đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề mà đề tài nghiên cứu nhằm đưa ra các kết luận, nhận định cần thiết góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động của Contrexim - TM trong thời gian tới.

Việt Nam tuy có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, song để khai thác có hiệu quả địi hỏi phải có sự chọn lọc, đào tạo một cách kỹ lưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nước tiếp nhận lao động. Đề tài đã tổng hợp một cách có hệ thống và cập nhật thơng tin, phân tích thị trường, kim ngạch và số lượng lao động xuất khẩu để từ đó nêu lên các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Vấn đề chuyên đề đặt ra là khá mới mẻ, do đó nó đã đưa ra những nhận định nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra mạnh mẽ hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Hy vọng trong một tương lai không xa, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại với đội ngũ cán bộ tài năng sẽ tiếp tục mở rộng quy mô và hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội Đảng IX - NXB Chính trị - 2001.

2. Tài liệu giáo dục định hướng và hướng dẫn thực hành công việc cho lao động đi giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân ở Đài Loan - NXB Lao động Xã hội - 2004

3. Văn bản và tài liệu về xuất khẩu lao động - NXB Lao động Xã hội-2001

4. Một số thị trường lao động ngoài nước - Cục quản lý lao động ngồi nước - Trung tâm thơng tin, tư vấn xuất khẩu lao động và chuyên gia – 2001

5. Kinh tế – xã hội Việt Nam hướng tới chất lượng tăng trưởng, hội nhập và phát triển bền vững – TS Nguyễn Mạnh Hùng – Nhà xuất bản Thống kê.

6. Vấn đề xuất khẩu lao động của nước ta - Đặng Đình Đào-Trần Thị Thu Phương – Tạp chí Cộng sản số 10 (5/2005).

7. Giáo trình Kinh tế lao động - ĐHTM - 2003

8. Nghị định 81/2003/NĐ - CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 về việc đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi.

9. Cẩm nang việc làm cho lao động trẻ - TW Đồn TNCSHCM - Ban TNCN Đơ thị- NXB Thanh niên.

10. Kinh tế Việt Nam 2003 -Viện Nghiên cứu quản lý TW - NXB Chính trị Quốc gia - 2004.

11. Chỉ thị số 41- CT/TW ngày 22 tháng 9 năm 1998 của Bộ Chính trị về xuất khẩu lao động và chuyên gia.

12. Tư liệu của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội. 13. Tư liệu của Cục quản lý lao động ngoài nước. 14. Tư liệu của Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam. 15. Thông tin từ trang web: www.laodong.com.vn

www.cpv.org.vn

www.vneconomy.com.vn

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu.................................................................................................................1

Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu lao động.......................................................3

I. Nội dung của xuất khẩu lao động........................................................................3

1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................3

2. Các hình thức xuất khẩu lao động................................................................6

2.1. Thơng qua doanh nghiệp Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngồi.........................6

2.2. Thơng qua doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, nhận khốn cơng trình hoặc đầu tư ở nước ngoài...........................................6

2.3. Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài...................................7

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động..............................7

3.1. Lợi ích kinh tế đạt được.................................................................8

3.2. Chi phí bỏ ra.................................................................................11

1. Xét trên góc độ vĩ mơ.................................................................................12

1.1. Đối với nước xuất khẩu lao động..................................................12

1.2. Đối với nước nhập khẩu lao động.................................................13

2. Xét trên góc độ vi mơ.................................................................................14

2.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu lao động....................................14

2.2. Đối với bản thân người lao động...................................................14

III. Một số kinh nghiệm của Phillipine về xuất khẩu lao động.............................14

1. Khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động...........................14

2. Việc cấp giấy phép kinh doanh..................................................................15

3. Hệ thống thưởng phạt.................................................................................16

4. Các dịch vụ cung cấp cho người lao động làm việc ở nước ngồi.............16

5. Vấn đề tạo uy tín về chất lượng lao động..................................................17

6. Hiệp hội các doanh nghiệp và phương thức hoạt động..............................18

Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại..........................19

I. Thị trường lao động Đài Loan............................................................................19

1. Giới thiệu đất nước Đài Loan.....................................................................19

2. Thực trạng lao động nước ngồi tại Đài Loan............................................20

3. Chính sách của Đài Loan đối với lao động nước

ngoài..............................22

3.1. Thời hạn hợp đồng........................................................................22

3.2. Tiền lương.....................................................................................22

3.3. Chi phí ăn ở của lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan.......22

3.4. Bảo hiểm.......................................................................................22

3.5. Thuế thu nhập...............................................................................23

3.6. Giờ làm việc..................................................................................23

3.7. Quan hệ giữa người lao động và chủ sử dụng lao động................23

3.8. Nghỉ phép, nghỉ lễ và nghỉ việc....................................................23

3.9. Những trường hợp không được cấp giấy phép lao động và cho thôi việc.........................................................................................24

3.10. Đổi nơi làm việc..........................................................................24

II. Thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam..................................................25

1. Số lượng và cơ cấu xuất khẩu lao động......................................................25

1.1. Số lượng lao động xuất khẩu.........................................................25

1.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu............................................................28

1.2.1. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo giới tính........................28

1.2.2. Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành nghề...................29

2.1. Về sức

khoẻ...................................................................................30

2.2. Về tác phong.................................................................................30

2.3. Về trình độ, tay nghề....................................................................30

3. Hình thức và các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động..............................30

3.1. Hình thức xuất khẩu lao động.......................................................30

3.2. Các tổ chức tham gia xuất khẩu lao động.....................................31

III. Thực trạng xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại...................................32

1. Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động.......................................................33

2. Về số lượng, cơ cấu và thị trường xuất khẩu lao động...............................35

3. Những thuận lợi và khó khăn trong hội nhập và cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế............................................................................40

3.1. Thị trường lao động thế giới và yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.......................................................................................40

3.2. Khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam so với các nước xuất khẩu lao động khác.............................................................41

Chương III: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại................................................43

I. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam............................43

1. Về phát triển thị trường …………….......................................................43

1.2. Đài Loan.......................................................................................45

1.3. Hàn Quốc......................................................................................45

1.4. Nhật Bản.......................................................................................46

2. Về chuẩn bị nguồn lao động....................................................................47

2.1. Về công tác tuyển chọn nguồn lao động......................................47

2.2. Đào tạo giáo dục định hướng cho lao động xuất khẩu.................48

2.3. Chính sách hỗ trợ người lao động................................................48

2.4. Về bảo vệ quyền lợi cho người lao động.....................................49

3. Củng cố và đổi mới doanh nghiệp xuất khẩu lao động...........................50

4. Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được kết quả trên........................51

4.1. Kết quả đạt được..........................................................................51

4.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên..............................................52

5. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia..........54

II. Quan điểm định hướng mục tiêu xuất khẩu lao động.......................................57

1. Về chủ trương...........................................................................................58

2. Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia......................................................................................................58

2.1. Giải pháp vĩ mô.............................................................................58

2.1.1. Phát triển thị trường..................................................................59

2.1.2. Tiếp tục hồn thiện cơ chế chính sách......................................62

2.1.3. Triển khai thực hiện nghị định 81/2003/NĐ-CP.......................62

2.1.4. Tăng cường công tác thanh tra và xử lý vi phạm......................63

2.1.5. Nâng cao chất lượng doanh nghiệp...........................................63

2.1.6. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.......................64

2.1.7. Tăng cường công tác quản lý và bảo vệ người lao động ở nước ngoài....................................................................................................65

2.1.9. Tiếp tục triển khai mơ hình liên kết xuất khẩu lao động...........66

2.1.10. Những việc cần làm ngay........................................................66

2.2. Giải pháp vi mô.............................................................................70

2.2.1. Thành lập hiệp hội các nhà xuất khẩu lao động.........................71

2.2.2. Tổ chức tuyển chọn người lao động cho xuất khẩu...................72

2.2.3. Đào tạo giáo dục định hướng.....................................................73

2.2.4. Tổ chức quản lý lao động ngoài nước........................................74

2.2.5. Tổ chức đưa lao động về nước...................................................76

III. Chiến lược và kế hoạch phát triển của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại................................................................................................77

1. Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của Công ty.......................77

1.1. Những việc đã làm được...............................................................77

1.2. Những việc chưa làm được............................................................78

2. Giải pháp của Công ty................................................................................79

Kết luận....................................................................................................................82

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 84 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w