Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được kết quả trên

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 55)

I. Đánh giá chung tình hình xuấtkhẩu lao động của Việt Nam

4. Kết quả đạt được và nguyên nhân đạt được kết quả trên

4.1. Kết quả đạt được

công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, bước đầu đã đạt những kết quả khả quan tạo được đà cho sự phát triển trong thời kỳ tới.

- Thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia đang dần được mở rộng ra nhiều nước, từ 12 nước năm 1992 lên 38 nước năm 1999 và đến nay đã là gần 50 quốc gia. Số lượng lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài đang từng bước gia tăng, từ 1,3 vạn lao động năm 1996 tăng lên 2,2 vạn lao động năm 1999, đến cuối năm 2004 đã đưa đi được 24,6 vạn lao động, số ngoại tệ do người lao động chuyển về ngày càng nhiều, chỉ tính riêng năm 2004 số lao động và chuyên gia làm việc ở nước ngồi đã gửi về nước 1,65 tỷ USD.

- Cơng tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia để đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu được đặt ra và tổ chức thực hiện.

- Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, phân biệt ngày càng rõ hơn công tác quản lý nhà nước và hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp xuất khẩu lao động, tạo ra cơ chế đã tương đối thơng thống, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu lao động.

4.2. Nguyên nhân đạt được kết quả trên

- Đã xây dựng được hệ thống chính sách, pháp luật về xuất khẩu lao động và chuyên gia tương đối đồng bộ, phù hợp với cơ chế chung của đất nước và của các nước nhận lao động. Quốc hội đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động, trong đó bổ sung 6 điều quy định cụ thể về xuất khẩu lao động và chuyên gia; Chính phủ đã ban hành Nghị định 81/2003/NĐ-CP ngày 17/7/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã ban hành và cùng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền các thơng tư hướng dẫn thực hiện. Bộ

Công an, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế ... đã sửa đổi cơ chế, thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người lao động.

- Các cơ quan thuộc Quốc hội và Chính phủ đã thường xuyên chỉ đạo, giám sát việc hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia, đặc biệt là sự chỉ đạo cụ thể về các giải pháp đối với những thị trường trọng điểm. Đã tạo được sự thống nhất cao trong nhận thức và sự quan tâm quản lý, chỉ đạo và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của các ngành, các cấp. Nhiều Bộ, ngành địa phương chủ quản các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư, chỉ đạo quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trực thuộc. Công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của các cấp chính quyền địa phương đã được củng cố một bước.

- Công tác thanh tra, kiểm tra đã được nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động và chuyên gia, hạn chế vi phạm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, góp phần tích cực ngăn ngừa các hành vi lừa đảo của các tổ chức, cá nhân ngồi xã hội. Qua cơng tác thanh tra, kiểm tra đã rút ra những vấn đề bất cập trong cơ chế, chính sách và tổ chức điều hành để tiếp tục hoàn thiện; đảm bảo các quy định của Pháp luật phù hợp với thực tiễn trong nước và thị trường lao động quốc tế, thực sự đi vào cuộc sống.

Cùng với công tác kiểm tra, thanh tra của các Bộ, ngành địa phương, Bộ Lao động – Thương binh xã hội đã tiến hành 140 cuộc điều tra và 37 cuộc thanh tra tại các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Đã quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động của 2 doan nghiệp có vi phạm; thu hồi Giấy phép của 8 doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả; đình chỉ có thời hạn hoạt động xuất khẩu lao động và hoạt động đưa lao động sang một số thị trường đối với một số doanh nghiệp có vi phạm hoặc có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao. Trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ Lao động – Thương binh xã hội đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương, đặc biệt đối với những địa bàn tập trung nhiều đơn vị làm xuất khẩu lao động như Tp Hồ Chí Minh,

Hà Nội ... trong đó nâng cao trách nhiệm, vai trị của cơ quan lao động địa phương đối với hoạt động quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động tại địa bàn.

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã chủ động lập đường dây nóng, tiếp nhận thơng tin từ nhân dân, phát hiện nhiều dấu hiệu lừa đảo cung cấp cho cơ quan công an để điều tra và xử lý. Các cơ quan thuộc ngành Cơng an đã tích cực phát hiện, ngăn chặn và xử lý các tổ chức và cá nhân khơng có chức năng xuất khẩu lao động, lừa đảo tuyển chọn lao động đi làm việc ở nước ngoài và thu tiền trái pháp luật.

- Năng lực của các doanh nghiệp đã được nâng cao một bước. Đa số các doanh nghiệp đã hoạt động theo đúng các quy định của Pháp luật và sự điều hành của Nhà nước. Bước đầu đã xây dựng được một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo được uy tín với đối tác và với người lao động, đưa được số lượng lớn lao động đi làm việc ở nước ngồi.

- Cơng tác thơng tin tun truyền đã được đổi mới, góp phần khắc phục hiện tượng nhận thức thơng tin một chiều và tình trạng người lao động thiếu thông tin dẫn đến bị lừa đảo. Cơ quan quản lý Nhà nước đã nghiên cứu và ban hành kịp thời nhiều ấn phẩm thông tin về điều kiện thị trường, luật lao động và sử dụng lao động nước ngoài, xuất nhập cảnh, phong tục tập quán và đất nước con người của các nước nhận lao động để cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và các cơ quan thông tin đại chúng để phổ biến rộng rãi. Các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tích cực trong việc phổ biến các chủ trương chính sách về xuất khẩu lao động và chuyên gia; phát hiện, đấu tranh góp phần ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực.

Nét mới của công tác thông tin tuyên truyền về xuất khẩu lao động những năm qua là đã chú ý đưa thông tin về cơ sở bằng việc phát hành bộ tài liệu về xuất khẩu lao động và danh sách các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đến 500 huyện,

thị và phát hành 200.000 tờ rơi cung cấp các điều cần biết cho người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài về tận các phường, xã trong cả nước.

5. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia

Chiến lược xuất khẩu lao động chưa được xác định thật rõ, đây là trách nhiệm thuộc cơ quan quản lý, chất lượng lao động còn thấp, hệ thống văn bản pháp luật vẫn chưa đầy đủ, đồng bộ, chưa có chính sách và biện pháp đầu tư chủ động mở rộng thị trường, công tác đào tạo nguồn lao động và chuyên gia cho xuất khẩu lao động chưa thực sự được coi trọng, công tác quản lý, tổ chức thực hiện xuất khẩu lao động cịn có những yếu kém, bất cập và tiêu cực.

Tại thị tường Đài Loan, đến cuối tháng 9/2004 có 7935 lao động bỏ trốn trên tổng số 80890 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan. Việt Nam đứng thứ 3 trong số những nước có lao động làm việc tại Đài Loan nhưng đứng đầu về số bỏ trốn. Đã hơn 2 năm Uỷ ban Lao động Đài Loan (CLA) báo động cho các doanh nghiệp Việt Nam về tình hình phá vỡ hợp đồng nhưng các giải pháp thực thi của Việt Nam không hiệu qủa, lao động bỏ trốn ngày càng nhiều. Mấy tháng nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sang Đài Loan như ngồi trên đống lửa bởi lời đe doạ của chính quyền Đài Bắc sẽ ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam nếu không đưa về nước 2000 trên tổng số gần 8000 lao động bỏ trốn. Mặc dù đã áp dụng một số biện pháp mang tính chất tình thế nhưng vẫn khơng đạt hiệu quả vì cả ngun nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Doanh nghiệp muốn cử người sang phối hợp Văn phòng và cảnh sát Đài Loan truy tìm lao động bỏ trốn cũng khơng đơn giản vì visa chỉ được cấp trong 14 ngày, thời gian ngắn, nhân viên tồn làm việc văn phịng, khơng thơng thạo địa hình rất khó đuổi bắt, có khi thấy rõ ràng lao động của mình, song đành để họ chạy mất. Bên cạnh đó chi phí tìm và đưa lao động bỏ trốn về nước cũng là vấn đề đau đầu đối với các doanh nghiệp. Tính trung bình cơng tác phí cho một cán bộ trong một ngày khoảng 45- 50 USD chưa kể vé máy bay mà chưa chắc đã tìm được. Tổng chi phí để đưa một lao động về nước

khoảng 500-1000 USD, nếu đưa được 10 người về nước thì tổng chi phí lên tới 10.000 USD, đây là một số tiền khơng nhỏ. Trước lời đe doạ của Chính quyền Đài Loan, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tìm kiếm và đưa nhanh số người bỏ trốn về nước như vận động gia đình kêu gọi con em về, không tuyển dụng lao động ở những địa phương có nhiều lao động bỏ trốn, đình chỉ doanh nghiệp có tỷ lệ bỏ trốn trên 3%, khẩn cấp cử cán bộ sang tìm kiếm...Tuy nhiên, theo đánh giá của doanh nghiệp, các giải pháp trên không phát huy tác dụng. Nhiều gia đình khơng biết con em mình ở đâu mà gọi về, địa phương có số lao động bỏ trốn nhiều cũng không hẳn là trốn theo dây chuyền tỉnh, hay huyện, xã. Những đối tượng trong đường dây dụ dỗ lao động Việt Nam bỏ trốn gặp ai họ cũng dụ, khơng kén người. Cịn giải pháp đình chỉ tạm thời 3-6 tháng, doanh nghiệp có thể chuyển hướng thị trường.

Thị trường lao động Đài Loan là thị trường tiếp nhận chủ yếu lao động phổ thông của Việt Nam, giúp giải quyết một bộ phận lao động nông thôn dư thừa do vậy Cục quản lý lao động nước ngoài và các doanh nghiệp rất lo lắng trước quyết định đóng cửa thị trường với lao động Việt Nam có thể được đưa ra bất kỳ lúc nào.Hiện nay dù chi phí thủ tục, học nghề, vé máy bay, tiền đặt cọc đưa lao động sang Đài Loan khá cao song đây vẫn là thị trường xuấ khẩu lao động chủ lực của Việt Nam. Riêng năm 2004, trong 67740 nhân cơng xuất khẩu thì số lao động sang Đài Loan lên tới 37740 người. Nguồn ngoại tệ từ những người này mang về khơng nhỏ. Trừ chi phí ăn ở, trung bình sau 2 năm làm việc tại Đài Loan, một lao động có thể tiết kiệm 100 triệu đồng nếu làm việc tốt. Đây là hướng xố đói giảm nghèo chonhiều lao động nông thôn.

Việc lao động bỏ trốn liên quan đến nhiều yếu tố như chính sách lao động nước ngoài, các quy định về pháp luật và quản lý...Để giải quyết vấn đề có tính chất kết cấu trên Uỷ ban Lao động Đài Loan đã tiến hành kiểm điểm toàn diện các yếu tố, đồng thời phác thảo " Bản phân công các biện pháp liên quan cải thiện vấn

đề lao động nước ngoài bỏ trốn ", sửa đổi pháp lệnh về dịch vụ việc làm, kiện toàn chế độ quản lý lao động nước ngoài. Uỷ ban Lao động sẽ mời các cơ quan, tổ chức liên quan như Tổng cuc Cảnh sát, Chính quyền địa phương và các nước xuất khẩu lao động cùng tăng cường truy bắt lao động nước ngoài và kiểm tra chủ sử dụng lao động nước ngoài bất hợp pháp, động viên lao động nước ngoài bất hựop pháp ra đầu thú, tăng cường tuyên truyền để giảm thiểu số lao động bỏ trốn trong thời gian ngắn.

Ngoài thị trường Đài Loan, tại thị trường Malaixia cũng đã phát sinh một số vụ việc phức tạp ảnh hưởng tới uy tín của lao động nước ta tại thị trường này. Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động cho biết tại thị trường Malaixia đang có nhiều vụ việc rắc rối như lao động đánh nhau, đình cơng...ngun nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc chiến tại Iraq nên một số doanh nghiệp sử dụng lao động phải thu hẹp sản xuất đặc biệt đối với một số ngành như điện tử, dệt may và sản xuất đồ gỗ dẫn đến việc lao động chỉ được trả lương cơ bản àm không được làm thêm. Do vậy lao động nước ta đình cơng địi làm thêm giờ tăng thu nhập.

Trước những tồn tại nêu trên đòi hỏi cơ quan quản lý phối hợp cùng các doanh nghiệp hải khân trương và kiên quyết khắc phục.

II. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG:

Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.

Trong những năm 80, thực hiện hợp tác lao động và chuyên gia với các nước Xã hội Chủ nghĩa và một số nước Trung Đông, Châu Phi, chúng ta đã giải quyết việc làm ngoài nước cho hàng chục vạn người. Từ năm 1991 đến nay, việc xuất khẩu lao động và chuyên gia cũng được chuyển đổi cho phù hợp với cơ chế quản lý mới, đưa hàng van lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngồi, góp phần nâng

cao tay nghề, ngoại ngữ cho người lao động, nâng cao đời sống các gia đình có người lao động đi xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách.

Kết quả xuất khẩu lao động và chuyên gia trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, còn những tồn tại và khuyết điểm. Do chưa nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của xuất khẩu lao động và chuyên gia trong các mục tiêu và biện pháp giải quyết việc làm nên các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương còn thiếu sự phối hợp đồng bộ trong việc đầu tư mở rộng thị trường, đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, cụ thể hố chủ trương, chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia. Sự nỗ lực tạo thêm việc làm trong nước và ngoài nước chỉ mới giải quyết được một phần trong số lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm.Hàng năm có hơn một triệu người đến độ tuổi lao động, trước tình hình đó, cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chun gia cịn có vai trị quan trọng trước mắt và lâu dài.

1. Về chủ trương:

- Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiéen lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho cơng cuộc xây dựng đât nước trong thời kỳ Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá, là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.

- Xuấtkhẩu lao động và chuyên gia phải được mở rộng và đa dạng hố hình thức, thị trường xuấtkhẩu lao động, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề. Xuất khẩu lao động và chuyên gia một mặt phải đảm bảo sức cạnh tranh trên cơ sở tăng cường đào tạo giáo dục định hướng, nâng dần tỷ trọng lao động xuấtkhẩu có chât lượng cao rong tổng số lao động xuất khẩu và nâng cao trình độ quản lý của các đơn vị xuất khẩu lao động, mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính

đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật của nước ta và

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động sang đài loan của công ty cổ phần đầu tư và thương mại (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w