Các thuyết thương mại quốc tế được đề cập trước đây đều đưa ra giả định chi phí vận chuyển bằng 0. Tuy nhiên, phần này sẽ tính đến chi phí vận chuyển tác động tới thương mại quốc tế giữa các quốc gia thông qua: tác động trực tiếp đến giá của sản phẩm, và tác động gián tiếp vào phân bổ sản xuất trên quy mơ quốc tế.
Chi phí vận chuyển ở đây được hiểu là tất cả các chi phí bỏ ra để chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác. Như vậy, chi phí vận chuyển sẽ bao gồm: cước phí vận tải, cước bốc, xếp, dỡ hàng hóa.
Khi tính đến chi phí vận chuyển, sẽ khiến cho giá bán giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu chênh nhau (cụ thể là giá bán tại nước nhập khẩu sẽ tăng lên so với giá bán mặt hàng đó tại nước xuất khẩu); mức chênh lệch giá này phải lớn hơn chi phí vận chuyển thì mới có thể diễn ra hoạt động trao đổi hàng hóa quốc tế. Chi phí vận chuyển khiến người tiêu dùng nước ngồi phải mua hàng hóa với giá cao hơn mức giá ban đầu của hàng hóa khi bán tại thị trường nội địa, và làm giảm lợi ích từ thương mại quốc tế. Chi phí vận chuyển cũng tác động gián tiếp tới thương mại quốc tế thông qua việc phân bổ lại vị trí sản xuất của các ngành, theo hai hướng: nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất và thị trường đầu ra cho sản phẩm.
Một số ngành cần đặt gần với nguồn nguyên liệu đầu vào đế giảm chi phí vận chuyển, ví
dụ ngành khai khống phải có các nhà máy đặt gần các khu mỏ. Những ngành định
hướng theo nguồn lực đầu vào thường là những ngành mà chi phí vận chuyển nguyên liệu thô cho sản xuất cao hơn nhiều so với chi phí vận chuyển sản phẩm cuối cùng của ngành tới thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, đối với một số ngành khác, các doanh nghiệp trong ngành thường đặt gần thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp; hoặc đặt gần các sân bay, bến cảng để thuận tiện cho quá trình vận chuyển hay xuất khẩu sản phẩm. Những ngành có
sản phẩm cuối cùng tải trọng nặng hoặc khó khăn trong vận chuyển càng cần đặt địa điểm gần nơi tiêu thụ. Ví dụ, trong những năm vừa qua, hàng nghìn cơng ti của Mỹ đã đầu tư hàng triệu USD vào Mexico tại các khu công nghiệp Maquiladoras (Maquiladoras khởi sinh từ thập niên 1960 của thế kỉ XX và phát triển mạnh dần. Đến năm 1985, Maquiladoras đã là nguồn thu nhập lớn thứ nhi sau dầu hỏa tại Mexico. Tính đến cuối thế kỉ XX thì các xưởng Maquiladoras đã đóng góp 25% vào tổng sàn phẩm quốc nội và đáp ứng 17% việc làm cho nhân công Mexico. Tuy vậy phần lớn số tiền lời của
Maquiladoras cũng “hồi hương” về Mỹ. Sang thời kì tồn cầu hóa, các cơng xưởng bên Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) xuất hiện ngày một nhiều, các Maquiladoras bị cạnh tranh gay gắt, nên số lượng đã giảm khá nhiều. Dù vậy dọc biên giới 3.600 km Mỹ – Mexico vẫn còn hơn 3.000 Maquiladoras với hơn một triệu nhân công) dọc theo biên giới của Mỹ. Các khu Maquiladoras đã thu hút hơn 500 nghìn cơng nhân Mexico đến làm việc tại các nhà máy lắp ráp mà Mỹ đàu tư, các sản phẩm sau khi được lắp ráp sẽ quay lại thị trường Mỹ. Các công ti Mỹ đặt nhà máy tại đây nhằm khai thác chi phí nhân cơng rẻ (giá nhân công chỉ bằng khoảng 1/6 giá nhân công tại Mỹ), và đặc biệt là giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển ngược lại thị trường Mỹ.