Câu 16: Nêu khái niệm và đặc điểm của chính sách mậu dịch tự do.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

Chính sách mậu dịch tự do (hay chính sách thương mại tự do) trong tiếng Anh được gọi là Free trade policy.

1. Khái niệm

Chính sách mậu dịch tự do là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Trong đó các nước tham gia vào hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Chính phủ nước đó khơng phân biệt hàng hố nước ngồi với hàng hố nội địa trên thị trường nước mình. Do đó khơng thực hiện các biện pháp cản trở hàng hố nước ngồi xâm nhập thị trường nước mình.

Chính sách này được thực hiện trong hoạt động thương mại giữa các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế. Do đó nó cịn được tiếp cận là một hình thức của chính sách thương mại quốc tế. Các quốc gia có nhu cầu giống nhau, mong muốn các giá trị tương đương thực

hiện các các hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương. Với chính sách mậu dịch tự do, thị trường các nước tiến hành hoạt động thương mại một cách đa dạng.

2. Đặc điểm và vai trị

Đặc điểm chính sách mậu dịch tự do – Thúc đẩy việc mở rộng xuất khẩu

Với hoạt động kinh tế của một quốc gia, hoạt động xuất khẩu đem lại nhiều giá trị. Khi các nước có tiềm lực sản xuất nhưng thị trường trong nước không tiêu thụ hết, thị trường nước ngồi sẽ mang đến lợi ích lớn. Hay với các nước kinh tế kém phát triển hơn, việc nhập khẩu giúp họ tìm kiếm giá trị trên các sản phẩm chất lượng. Trong khi các thị trường khác đang thiếu.

Các chính sách đem đến lợi ích khi hoạt động xuất khẩu được thực hiện dễ dàng. Các hàng rào thuế quan và phi thuế quan dần loại bỏ. Tạo điều kiện để hàng hóa lưu thơng trên các thị trường dễ dàng. Bãi bỏ thuế xuất khẩu hoặc thực hiện các biện pháp khuyến khích khác giúp chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

– Mở rộng thị trường nội địa

Thứ nhất, thị trường trong nước bước đầu có sự gia nhập của các hàng hóa mới. Với cùng một loại hàng thì các doanh nghiệp khác nhau cũng có các cách thức sản xuất khác. Chính phủ mở rộng thị trường cho hàng hố nước ngồi tự do xâm nhập thơng qua việc xố bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Hoạt động này càng diễn ra mạnh mẽ khi quốc gia tham gia vào càng nhiều các hiệp định thương mại tự do. Hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ giúp đa dạng hàng hóa trong thị trường. Phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân,. Cũng như giúp người dân có khả năng tiếp cận hàng hóa, dịch vụ nước ngồi dễ dàng hơn.

Thứ hai, trước khi tiến hành chính sách mậu dịch tự do, các quốc gia thường thực hiện chính sách bảo hộ mậu dịch. Giúp bảo vệ doanh nghiệp trong nước và hàng hóa trong nước khơng bị cạnh tranh. Thể hiện sự ưu tiên của nhà nước. Trong khoảng thời gian này, giúp các doanh nghiệp nắm giữ thị trường và lớn mạnh, có tiềm lực cạnh tranh. Sau đó, là sự áp dụng với chính sách mậu dịch tự do. Khi các hàng hố của quốc gia đó có đủ sức cạnh tranh bình đẳng với hàng ngoại nhập. Và doanh nghiệp có đủ tiềm lực kinh tế, chiến lược để tham gia các thị trường khu vực và quốc tế.

– Loại bỏ phân biệt đối xử với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Với các lợi ích mà chính sách mậu dịch tự do mang lại. Các quốc gia đều nhận được lợi ích chung đối với việc nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Do đó để chính sách được thực hiện lâu dài và tạo quan hệ tốt trong quan hệ song phương và đa phương. Các lợi ích chung trong nhập, xuất khẩu hàng hóa cần được cân đối như nhau. Thương mại tự do là một trong những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại đa phương. Nhằm loại bỏ sự phân biệt đối xử với hàng hóa xuất nhập khẩu. Từ đó góp phần trong thúc đẩy các hoạt động này phát triển.

Nhập khẩu hàng hóa giúp thị trường trong nước có thêm nhiều mặt hàng. Tạo sự đa dạng về mọi mặt và đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Giúp người dân tiếp cận và có nhiều lựa chọn với những sản phẩm chất lượng

Xuất khẩu hàng hóa giúp quốc gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra khu vực và trên thế giới. Tìm kiếm các lợi ích trong sản xuất, tạo việc làm, đáp ứng đòi hỏi của lực lượng lao động.

Vai trò

– Mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Với các quốc gia thì đây là mơi trường thuận lợi để thực hiện mở rộng các quan hệ thương mại, thúc đẩy xuất khẩu. Các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh thường có những thúc đẩy mạnh cho nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa. Khi đời sống người dân được cải thiện, các nhu cầu trong sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cũng đa dạng hơn. Việc mở rộng thị trường tạo thuận lợi cho người dân trong tiếp cận sản phẩm hiện đại, chất lượng của quốc gia khác. Từ đó mà thúc đẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế – xã hội.

– Đa dạng hàng hóa trên thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Hoạt động kinh tế được nhìn nhận có tiềm năng khi được mở rộng thị trường kinh doanh. Chính phủ các nước có các chính sách cào bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng xuất khẩu. Nhìn nhận đối với hàng nhập khẩu. Chính sách tạo điều kiện để hàng hóa nước ngồi tham gia một cách đa dạng vào thị trường quốc gia. Các sản phẩm hàng hóa tương tự trong nước có hoạt động cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngồi tại nước mình.

Nhờ đó mà thúc đẩy việc sản xuất tích cực. Đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thị trường hàng hóa trong nước ngày càng đa dạng từ hàng nội địa đến sản phẩm nước ngồi. Từ giá cả bình dân đến cao cấp. Dù cùng sản xuất một mặt hàng nhưng ln có sự đa dạng và đổi mới. Người tiêu dùng ngày càng nhiều sự lựa chọn.

– Tạo bước đà cho doanh nghiệp trong nước phát triển

Đối với giá trị mang lại cho doanh nghiệp trong nước và hoạt động xuất khẩu của đất nước. Chính sách mậu dịch tự do tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường ra nước ngoài. Thúc đẩy phát triển hoạt động xuất khẩu với các thị trường tiềm năng. Xuất khẩu đem đến tìm kiếm giá trị hiệu quả và nhanh chóng. Qua đó cũng thúc đẩy cho sản xuất phát triển. Tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu việc làm cho lực lượng lao động.

Khi hoạt động xuất khẩu gặp nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tìm kiếm nhiều thị trường để mở rộng kinh doanh. Các sản phẩm trong nước được nhiều bạn bè quốc tế biết đến. Nhu cầu cạnh tranh kinh tế thống lĩnh thị trường được đặt ra ở cả trong nước và các thị trường khác. Điều này nhằm tăng nhanh quy mô xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w