Thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael Porter

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 26 - 30)

Thuyết lợi thế cạnh hanh quốc gia do Michael Porter (Michael Porter, sinh ngày 23/5/1947, là giáo sư của Đại học Harvard, Mỹ; Ông là nhà tư tưởng chiến lược và là một trong những “bộ óc” quản trị có ảnh hưởng nhất thế giới; là chuyên gia hàng đầu về chiến lược và chính sách cạnh tranh của thế giới; là cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều nước như Mỹ, Ireland, Nga, Singapore, Anh), giáo sư của Đại học Harvard (Mỹ) đưa ra vào năm 1990, đây là cơng trình nghiên cứu của một tập thể các nhà khoa học ở 12 nước bắt đầu từ năm 1986, với tổng cộng các ngành được nghiên cứu lên tới con số hàng trăm. Mục đích của thuyết là giải thích tại sao một số quốc gia lại có được vị trí dẫn đầu trong việc sản xuất một số sản phẩm, hay nói cách khác, tại sao lại có những quốc gia có khả năng cạnh tranh cao về một số sản phẩm. Ví dụ, tại sao Nhật Bản rất nổi tiếng trong ngành sản xuất ô tô? Tại sao Thụy Sỹ nổi tiếng trong sản xuất và xuất khẩu các thiết bị chính xác và các loại dược phẩm? Tại sao Đức và Mỹ làm rất tốt trong ngành cơng nghiệp hóa chất?

1.Nội dung của học thuyết

Thuyết này được xây dựng trên cơ sở lập luận rằng khả năng cạnh tranh của một ngành công nghiệp được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của ngành đó. Và điều này được khái quát hóa cho một thực thể lớn hơn – một quốc gia. Học thuyết của M. Porter đã kết hợp được các cách giải thích khác nhau trong các học thuyết của thương mại quốc tế trước đó và đồng thời đã đưa ra một cách tiếp cận rất quan trọng – khả năng cạnh tranh quốc gia.

Theo thuyết này, khả năng cạnh tranh quốc gia được thể hiện ở sự liên kết của bốn nhóm yếu tố. Mối liên kết của bốn nhóm tạo thành mơ hình có tên là mơ hình kim cương (mơ hình mơ phỏng cấu trúc tinh thể kim cương có độ bền cao để chỉ khả năng chịu đựng của một quốc gia trước mơi trường cạnh tranh gay gắt). Bốn nhóm yếu tố bao gồm: điều kiện về các yếu tố sản xuất; điều kiện về cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan; chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành. Cả bốn nhóm yếu tố này tác động qua lại lẫn nhau và hình thành nên khả năng cạnh tranh của một quốc gia. Ngồi bốn yếu tố trên, cịn có hai yếu tố rất quan trọng, đó là yếu tố tác động

của chính phủ và cơ hội kinh doanh. Đây là yếu tố có thể chi phối cả bốn nhóm yếu tố cơ bản kể trên.

Điều kiện về các yếu tố sản xuất:

Điều kiện về các yếu tố sản xuất được quan niệm ở đây là những yếu tố cần thiết (không phải là “đầu ra”) để cạnh tranh trong một ngành công nghiệp như: nguồn lao động, nguồn đất có thể sử dụng, nguồn tài nguyên tự nhiên, nguồn vốn và cơ sở hạ tầng… Các yếu tố sản xuất được phàn loại thành hai nhóm: nhóm các yếu tố cơ bản và nhóm các yếu tố tiên tiến.

Nhóm các yếu tố cơ bản bao gồm: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, nguồn lao động chưa qua đào tạo hoặc đào tạo đơn giản và nguồn vốn. Đây là nhóm yếu tố được coi là nền tảng của những học thuyết thương mại trước đây (điển hình là thuyết H – O). Nhưng chính vì q dựa vào nhóm yếu tố này, mà các thuyết thương mại trước đây đã bộc lộ những hạn chế trong điều kiện mới.

Nhóm các yếu tố tiên tiến (các yếu tố chuyên sâu) bao gồm: Cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc viễn thông kĩ thuật số hiện đại; nguồn nhân lực chất lượng cao như các kĩ thuật viên được đào tạo đầy đủ, những lập trình viên máy tính hoặc những nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực chuyên môn; các thiết bị nghiên cứu hay bí quyết cơng nghệ.

Trong hai nhóm yếu tố frên, M. Porter chú trọng và đề cao nhóm yếu tố thứ hai và coi đây là nhóm yếu tố cốt lõi, quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Ông cho rằng, không giống như các yếu tố cơ bản được ưu đãi một cách tự nhiên, các yếu tố tiên tiến lại là sản phẩm của sự đầu tư của các cá nhân, các cơng ti và của chính phủ. Do vậy, các khoản đầu tư của chính phủ vào đào tạo cơ bản và nâng cao, bằng cách cải thiện trình độ kiến thức và kĩ năng chung của dân chúng cũng như kích thích nghiên cứu tiên tiến tại các cơ sở giáo dục cấp cao, có thể giúp nâng cấp các yếu tố tiên tiến của một nước.

Mối quan hệ giữa các yếu tố tiên tiến và cơ bản là mối quan hệ phức hợp. Các nhân tố cơ bản có thể cung cấp lợi thế ban đầu mà sau đó sẽ được củng cố và mở rộng thông qua đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Ngược lại, bất lợi về các yếu tố cơ bản cố thể tạo ra những áp lực phải đầu tư vào các yếu tố tiên tiến. Một ví dụ rõ ràng nhất về hiện tượng này là về Nhật Bản, một nước khơng có nhiều đất trồng trọt và các nguồn khống sản, tuy nhiên thông qua đầu tư đã tạo lập được rất lớn các yếu tố tiên tiến. Porter lưu ý rằng, đội ngũ kĩ sư lành nghề đông đảo ở Nhật Bản (phản ánh thông qua tỉ lệ số lượng người tốt nghiệp có bằng kĩ sư trên bình quân đầu người hon hẳn bất kì nước nào) là nhân tố chủ chốt dẫn tới sự thành công của Nhật Bản trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo.

Các điều kiện về cầu:

Điều kiện về cầu được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường đối với sản phẩm của ngành. Thị trường là nơi quyết định cao nhất tới sự cạnh tranh của một quốc gia. Mơ hình kim cương của Porter nhấn mạnh tới vai trò của cầu trong nước trong việc giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của quốc gia. Thông thường, các công ti thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những khách hàng ở gần với họ nhất. Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường trong nước đặc biệt quan trọng trong việc định hình các thuộc tính của các sản phẩm được chế tạo trong nước và trong việc tạo ra sức ép cho sự sáng tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm. Porter lập luận rằng các công ti của một nước giành được lợi thế cạnh tranh nếu những người tiêu dùng trong nước của

họ có được sự sành sỏi và đòi hỏi cao. Những người tiêu dùng như vậy sẽ tạo ra một sức ép lên các công ti trong nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm cũng như phải sản xuất ra những mẫu mã sản phẩm mới. Một ví dụ về khía cạnh này đó là sự phát triển trong ngành thiết bị liên lạc không dây. Theo nghiên cứu của Porter, chính sự sành sỏi và yêu cầu cao của những người tiêu dùng tại khu vực bán đảo Scandinavia đã giúp thúc đẩy hãng Nokia của Phần Lan và Erricson của Thụy Điển phải đầu tư vào công nghệ điện thoại di động từ rất lâu trước khi nhu cầu về điện thoại này xuất hiện tại các nước phát triển khác.

Tuy nhiên, thực tế thương mại cho thấy, không phải trong tất cả các trường hợp cầu trong nước quyết định đến khả năng cạnh tranh của một ngành hay công ti trên thị trường cả trong và ngoài nước, mà yếu tố quyết định là khả năng đổi mới và đáp ứng của công ti đối với các yếu tố của thị trường nước ngồi sẽ giúp cho cơng ti đứng vững trên thị trường quốc tế. Nguyên nhân của sự sai lệch này trong cách nhìn của Porter là do ơng tập trung nghiên cứu và lấy ví dụ tại các nước phát triển, nơi có mức độ cạnh tranh rất cao, và các nước này có xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế trong nước nên khơng có sự khác biệt nhiều giữa thị trường nội địa và thị trường nước ngồi.

Các ngành cơng nghiệp hỗ trợ và liên quan:

Khả năng cạnh tranh của một công ti, một ngành hay cả một nước phụ thuộc vào các ngành công nghiệp hỗ trợ và ngành cơng nghiệp liên quan vì các cơng ti khơng thể tồn tại tách biệt đối với các công ti khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan chủ yếu là các ngành cung cấp các yếu tố đầu vào cho một hoặc nhiều ngành khác. Khi một ngành phát triển sẽ dẫn tới sự liên kết với các ngành khác theo cả chiều dọc và chiều ngang. Ví dụ, sức mạnh của Thụy Điển trong các sản phẩm thép chế biến (như vòng bi và dụng cụ cắt gọt) đã dựa trên sức mạnh của nước này trong ngành công nghiệp thép đặc biệt. Năng lực dẫn đầu về công nghệ ưong ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đã cung cấp nền tảng cho sự thành công của Mỹ trong chế tạo máy vi tính cá nhân và một số sản phẩm điện tử công nghệ cao khác. Một kết quả của quá trình liên kết này là các ngành trong phạm vi một quốc gia có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm gồm các ngành có liên quan và hỗ trợ. Đây là một trong những kết quả có tính lan tỏa đáng chú ý nhất trong nghiên cứu của M. Porter. Khi hình thành cụm như vậy, q trình trao đổi thơng tin sẽ diễn ra mạnh hơn giữa các công ti trong cụm, các hoạt động phối hợp nghiên cứu triển khai, phối hợp giải quyết vấn đề sẽ giúp các cơng ti tăng khả năng thích ứng vói cơ hội và các vấn đề – thực chất đây là quá trình giúp tăng khả năng cạnh tranh về lâu dài cho các công ti. Một trong những cụm mà Porter đã xác định được đó là ngành dệt may của Đức. Ngành này bao gồm các ngành chế biến bông, len, sợi tổng họp chất lượng cao, máy khâu, và một loạt các máy móc liên quan tới ngành dệt.

Chiến lược, cơ cẩu và mức độ cạnh tranh nội bộ ngành:

Chiến lược của cơng ti có ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của công ti trong tương lai; nó chi phối đến hoạt động đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị trường của từng cơng ti và thậm chí là cả ngành. Khả năng cạnh tranh quốc gia là kết quả của sự kết hợp hợp lý giữa các nguồn lực có sức cạnh tranh đối với mỗi ngành cơng nghiệp cụ thể.

Ngồi chiến lược phát triển, cơ cấu của một ngành công nghiệp cũng quyết định rất lớn đến khả năng cạnh tranh của tồn ngành. Cơ cấu của các ngành cơng nghiệp sẽ liên quan đến các ngành mũi nhọn, các ngành được ưu tiên, mức độ liên hệ và hỗ trợ lẫn

nhau giữa các ngành để phục vụ cho một mục tiêu nhất định. Cơ cấu của ngành công nghiệp ảnh hưởng đến hiệu quả của tồn ngành.

Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các công ti trong một nước càng gay gắt, thì khả năng cạnh tranh quốc tế của các cơng ti đó càng cao. Đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành tạo ra sức ép lẫn nhau đối với việc cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá câ, giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến. Điều này kích thích hoạt động đổi mới để vượt qua mối lo ngại bị tụt hậu, tạo ra sức mạnh cạnh tranh ở tầm quốc tế cho các cơng ti. Porter trích dẫn trường hợp của Nhật Bản, khơng ở đâu vai trị của các đối thủ cạnh tranh trong nước lại rõ rệt như tại Nhật Bản. Các công ti của Nhật Bản không ngừng nỗ lực để cạnh tranh chiếm thị phần trong nước. Việc cạnh tranh trong nước, với thị hiếu rất khắt khe của chính người Nhật Bản, đã giúp các cơng ti tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, có chiến lược cạnh tranh hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nước ngồi.

Ngồi bốn nhóm yếu tố kể trên, như đã đề cập, cơ hội và vai trị của chính phủ cũng là những yếu tố tác động rất quan trọng đến khả năng cạnh tranh. Các cơ hội thường tạo ra những thay đổi đột ngột và làm thay đổi vị thế cạnh tranh. Các cơ hội có thể làm vơ hiệu hóa các lợi thế của các đối thủ cạnh tranh được hình thành trước đó và tạo ra tiềm năng cho các cơng ti của một quốc gia mới, khi có các điều kiện mới và khác trước. Chẳng hạn, việc phát minh ra các chùm vi điện tử đã tạo điều kiện cho Nhật Bản đạt được lợi thế cạnh tranh cân bằng với Đức và Mỹ. Việc gia tăng nhu cầu về tàu thuỷ đã tạo điều kiện cho Hàn Quốc gia nhập vào ngành cơng nghiệp tàu thuỷ, có khả năng cạnh tranh với Nhật Bản. Bên cạnh yểu tố cơ hội, chính phủ cịn có thể thơng qua các chính sách của mình (tỉ giá hối đối, lãi suất, ừợ cấp, thuế và các công cụ khác) để tác động đến các ngành cơng nghiệp. Các ngành này có thể được khuyến khích hoặc hạn chế phát triển trong một giai đoạn, tuỳ theo mục tiêu đề ra của chính phủ trong giai đoạn đó, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành này trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn, Chính phủ Trung Quốc (những năm 2000) có chính sách khuyến khích xuất khẩu thơng qua các biện pháp như phá giá đồng nội tệ, thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, thành lập các khu công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, tham gia vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO – năm 2001), kí kết FTA với ASEAN (CAFTA – năm 2004)… đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường thế giới. Hiện tại, Trung Quốc được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới (Theo Therichest.com, website nổi tiếng của Mỹ, chuyên tổng hợp những nội dung độc đáo, kì lạ trên thế giới). Theo số liệu từ Hội nghị của Liên hợp quốc về Thương mại và việc làm, tỉ trọng của Trung Quốc bong tổng hàng xuất khẩu toàn cầu đã tăng lên gần 14% trong năm 2015, từ hơn 12% trong năm 2014, và là mức cao nhất một quốc gia từng ghi nhận kể từ khi Mỹ chiếm vị trí dẫn đầu vào năm 1968.

2.Đánh giá học thuyết

Thuyết cạnh tranh quốc gia của M. Porter đứng trên quan điểm quản trị ngành, tức ông coi khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của ngành và cụ thể hơn nữa là cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Khơng có một nước nào lại có khả năng hơn một nước khác, chỉ có doanh nghiệp nước này có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp nước khác. Đây là quan điểm được đánh giá phù hợp thực tế. Như vậy, thuyết của M. Porter có sự gắn kết các cấp độ doanh nghiệp, ngành công nghiệp và các quốc gia, trong khi các học thuyết khác chỉ đề cập đến một hoặc hai cấp độ. Học thuyết có giá trị cao đối với các chính phủ trong việc xây dựng chiến lược phát triển ngành, phát triển cụm công nghiệp.

Thuyết này đã đưa ra một cách giải thích mới về các yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh quốc gia. Nếu như ở thuyết H – o, mặc dù cũng đề cập đến sự khác biệt về nguồn lực giữa các quốc gia, nhưng mới chỉ giới hạn ở nhóm các yếu tố cơ bản được đề cập trong thuyết của M. Porter, về khía cạnh này, M. Porter đi xa hơn khi khẳng định rằng chính các yếu tố tiên tiến mới đóng vai trị quyết định đối với sự hình thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, và cao hơn là lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Thuyết đưa ra mơ hình xem xét khả năng cạnh tranh quốc gia dưới trạng thái động, nghĩa là khả năng này có thể thay đổi theo thời gian. Thuyết có giá trị trong việc định hướng xây dựng chính sách cạnh tranh của các chính phủ và việc hoạch định chiến

Một phần của tài liệu Đề cương ôn thi quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 26 - 30)