THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 41)

2.2.1. Cơ cấu dư nợ

2.2.1.1. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thời hạn

Dư nợ tăng đều qua các năm đặc biệt năm 2007, tốc độ tăng 44,45% so với năm 2006. Dư nợ trung dài hạn tăng cả về số tuyệt đối cũng như tỷ trọng do đầu tư vốn cố định của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Cơ cấu vốn có sự thay đổi đáng kể từ năm 2000 cho đến năm 2008. Hoạt động tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn trong thời gian qua đã hỗ trợ tích cực cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, các dự án lớn trọng điểm trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.

Trong thời gian qua, tín dụng trung dài hạn đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển cơ bản. Tuy nhiên, năm 2008 được đánh giá là một năm đầy khó khăn với ngành Ngân hàng. Từ đầu năm đến nay, sự biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Việc tiếp cận được vốn tín dụng từ Ngân hàng của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn dẫn đến tâm lý không muốn trả các khoản nợ đến hạn từ phía KH. Từ những khó khăn trên, làm cho dự nợ trên địa bàn có xu hướng giảm. Cụ thể, dư nợ tăng cao trong 5 tháng đầu năm (đến 31/5/2008 tăng 14,32% so với đầu năm), từ tháng 6 dư nợ có chiều hướng giảm dần. Tiến trình giải ngân vốn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân cơ bản là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, hàng hóa tiêu thụ chậm, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu. Do đó tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng trong năm 2008 thấp nhất trong vòng 5 năm qua, chỉ tăng 14,5% so với năm 2007 (Mục tiêu năm 2008 tăng 25-27%).

Bảng số 2.3: Cơ cấu cho vay, dư nợ ngắn hạn, trung dài hạn Đơn vị tính: Tỷ đồng Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng dư nợ Trong đó Tăng/giảm (%) Trung dài hạn Ngắn hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2005 1.323 100 474 35,83 849 64,17 14,60 2006 1.650 100 563 34,12 1.087 65,88 19,82 2007 2.384 100 835 35,03 1.549 64,97 30,79 2008 2.731 100 958 35,08 1.773 64,92 12,71 2009 3.571 100 1.107 31,00 2.464 69,00 23,52 2010 4.803 100 1.602 33,35 3.201 66,65 25,65

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Đến 31/12/2009 dư nợ cho vay tăng xấp xỉ 31% so với năm 2008 trong đó dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao (69%) so với tổng dư nợ, tăng 39% so với năm 2008. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm 31% so với tổng dư nợ đạt số tuyệt đối là 1.107 tỷ đồng tăng 15,5% so với năm 2008. Dư nợ năm 2009, 2010 tăng do chính sách của nhà nước về lãi suất như tháng 2/2009 NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đã áp dụng các chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất trong năm 2009 và năm 2010 là những điều kiện cơ bản nhất quyết định dư nợ năm 2009, 2010 tăng nhanh.

Bảng số 2.4: Cơ cấu cho vay phân theo loại tiền

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Dư nợ cho vay

Tăng/giảm (%) Tổng cộng Ngoại tệ Nội tệ Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2006 1.650 100 421 25,53 1.228 74,47 24,00 2007 2.384 100 609 25,56 1.774 74,44 30,80 2008 2.731 100 595 21,79 2.136 78,21 12,74 2009 3.571 100 750 20,65 2.882 79,35 24,81 2010 4.803 100 1.215 25,30 3.588 74,70 24,38

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Từ bảng số liệu trên cho thấy: dư nợ cho vay chủ yếu là VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, nhu cầu vốn bằng VNĐ chủ yếu là phục vụ nhu cầu vốn lưu động và một số ít phục vụ nhu cầu đầu tư vào tài sản cố định có nguồn gốc từ trong nước. Năm 2009 dư nợ vay bằng ngoại tệ khơng tăng do chính sách điều hành tỷ giá của nhà nước. NHNN đã quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các NHTM từ +3% lên +5% kể từ ngày 24/3/2009.

Việc mở rộng biên độ tỷ giá làm cho tỷ giá có xu hướng tăng, VNĐ mất giá so với USD, giá hàng nhập khẩu tăng. Tỷ giá tăng sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng sản phẩm trong nước. Cùng với mở rộng biên độ tỷ giá, NHNN sử dụng chính sách điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên Ngân hàng tạo thuận lợi khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhằm mục tiêu khôi phục kinh tế trong nước. Do đó, năm 2009 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ không tăng so với năm 2008.

Năm 2010 dư nợ cho vay bằng ngoại tệ tăng do lãi suất cho vay bằng ngoại tệ thấp, chỉ xấp xỉ một nửa so với vay bằng VNĐ. Thứ hai, do Ngân hàng Nhà nước đã mở rộng đối tượng vay bằng ngoại tệ cho cả các DN nhập khẩu hàng hóa để bán hàng trong nước. Thứ ba, niềm tin của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào sự ổn định của tỷ giá trong mấy tháng qua khá bền vững; Thứ tư Chính phủ có các gói hỗ

trợ lãi suất đối với doanh nghiệp nhập khẩu, tỷ trọng cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay.

2.2.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo ngành nghề kinh tế

Bảng số 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành nghề kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh là chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp - dịch vụ - nơng nghiệp thì tỷ trọng dư nợ trên đã cho thấy việc tín dụng đã tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng dần tỷ trọng cho vay phục vụ công nghiệp và dịch vụ trong khi đó giảm dần tỷ trọng cho vay nông nghiệp qua các năm, cụ thể tỷ trọng cho vay nông nghiệp vào thời điểm năm 2004 chiếm 15% giảm xuống còn 3% trong năm 2009.

Trong tổng dư nợ, thì dư nợ cho vay thuộc ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cơ cấu dư nợ cho vay trên cho thấy chiến lược phát triển của tỉnh là tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong phát triển công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp được coi là chủ lực của tỉnh là cơng nghiệp khai thác khống sản và vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt may, giày dép, cơng nghiệp hóa chất và cao su… Do đó dư nợ đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao.

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ 1.650 2.384 2.731 3.571 4.803

Nông lâm ngư nghiệp 187 243 119 107 625

Tỷ trọng (%) 11,33 10,19 4,36 3,00 13,01

Công nghiệp và xây dựng 753 1.008 1.157 1.607 1.920 Tỷ trọng (%) 45,64 42,28 42,37 45,00 39,98 Thương mại và dịch vụ 420 667 712 1.107 1.537 Tỷ trọng (%) 25,45 27,98 26,07 31,00 32,00

Ngành khác 290 466 743 750 721

2.2.1.4. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế

Bảng số 2.6: Dư nợ phân thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tổng dư nợ 1.650 2.384 2.731 3.571 4.803

Doanh nghiệp nhà nước 414 451 339 464 576

Tỷ trọng (%) 25,09 18,92 12,41 12,99 11,99

Cty TNHH, CP, DNTN 465 675 1.001 1.465 2.309

Tỷ trọng (%) 28,18 28,31 36,65 41,02 48,07

DN có vốn đầu tư nước

ngoài 377 407 403 535 816

Tỷ trọng (%) 22,85 17,07 14,76 14,98 16,99

Thành phần kinh tế khác 394 851 988 1.107 1.102

Tỷ trọng (%) 23,88 35,70 36,18 31,00 22,94

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Trong tổng dư nợ cho vay, cho vay công ty TNHH, công ty cổ phẩn và DNTN chiếm tỷ trọng cao, do số lượng và quy mô DNTN, công ty TNHH tăng do tăng vốn và đăng ký mới. Các NHTM trên địa bàn hiện đang tăng cường cho vay các DNTN do tính chất hoạt động có hiệu quả cao của các doanh nghiệp này.

Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng giảm dần do bản chất hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Hiện nay, các Ngân hàng đã tự chủ hơn trong việc cho vay đối với thành phần kinh tế này, tỷ trọng dư nợ đối với thành phần kinh tế nhà nước giảm còn do một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn hiệu quả đã chuyển đổi hình thức sang dưới dạng cơng ty cổ phần.

2.2.1.5. Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo nhóm nợ

Hiện nay các NHTM trên địa bàn tỉnh đo lường và kiểm soát rủi ro chủ yếu thơng qua các chỉ tiêu chính như tỷ lệ NQH nhóm (2 - 5), nợ xấu nhóm (3 - 5), nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng dư nợ cho vay,

tăng, giảm so với năm trước để từ đó có các biện pháp kiểm soát RRTD bảo đảm hoạt động kinh doanh ổn định.

- Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: là các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

- Nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; đây là các khoản nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.

- Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; đây là các khoản nợ được đánh giá là không khả năng thu hồi đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn, có thể gây tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; đây là các khoản nợ được đánh giá là không khả năng thu hồi đủ cả nợ gốc và lãi khi đến hạn, gây tổn thất cho NH.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng khơng thu hồi được, mất vốn, bao gồm: các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Bảng số 2.7: Dư nợ phân theo nhóm nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Nợ nhóm 1 1.519 2.340 2.484 3.286 4.559 Tỷ trọng (%) 92 98 91 92 95 NQH (nhóm 2-5) 131 44 247 285 245 Tỷ trọng (%) 7,94 1,86 9,05 8 5,10 Nợ xấu (nhóm 3-5) 257 111 934 857 815 Tỷ trọng (%) 1,56 0,47 3,42 2,4 1,70 Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) 42 33 231 522 269 Tỷ trọng (%) 0,25 0,14 0,85 1,46 0,56

Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TMCP Đại Á, tháng 6/2011

Bên cạnh việc phân tích các chỉ tiêu trên, ngân hàng TMCP Đại Á sử dụng chấm điểm tín dụng cá nhân và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH doanh nghiệp. Tuy nhiên, các tiêu chí chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ do mỗi

Ngân hàng tự đưa ra để thực hiện trong hệ thống Ngân hàng mình. Hiện chưa có một công ty độc lập cung cấp chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ khoa học và khách quan nên kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng nội bộ của các Ngân hàng chưa có giá trị khoa học cao, còn hàm chứa nhiều yếu tố chủ quan khi thực hiện nên đôi khi vẫn dẫn tới việc từ chối cho vay KH tốt, đồng ý cho vay KH xấu.

Từ năm 2005 trở đi, ngân hàng TMCP Đại Á thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 thay vì phân loại nợ theo quyết định 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000. Do đó, nợ quá hạn năm 2005 và năm 2006 tăng cao. Năm 2006, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 7,94% trên tổng dư nợ vượt mức tối đa theo tiêu chuẩn quốc tế là 5% nợ quá hạn trên tổng dư nợ.

Năm 2007 nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, dư nợ tín dụng tăng trưởng cao, doanh số cho vay cao, nhưng đến cuối năm 2007 nền kinh tế có những dấu hiệu suy thối. Kết quả của chính sách tăng trưởng, nới lỏng tín dụng trong năm 2007 là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn năm 2008 tăng cao.

Nguyên nhân của việc nợ xấu, NQH tăng cao là do chủ trương thắt chặt tín dụng chống lạm phát của Chính phủ, các Ngân hàng đã cắt giảm hạn mức tín dụng đồng thời lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình vay vốn của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn tới chi phí giá thành sản phẩm cao, lợi nhuận giảm kèm theo đó là năng lực tài chính suy giảm, vốn ln chuyển chậm, khơng thực hiện đúng kế hoạch trả nợ Ngân hàng dẫn tới NQH tăng đột biến. Các doanh nghiệp khó khăn về tài chính đều gặp phải trở ngại trong việc thanh toán tiền hàng. Việc thu tiền bán hàng chậm, doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn dẫn đến các Ngân hàng phải điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ và chuyển NQH vào các nhóm nợ thích hợp. Một số tổ chức tín dụng cho vay chưa khảo sát kỹ KH, phương án khả thi, cho vay vốn sai mục đích, KH kinh doanh khơng hiệu quả, có nguy cơ phá sản, Ngân hàng khó thu hồi hoặc không thể thu hồi được vốn và lãi vay. Một nguyên nhân khác dẫn đến NQH cao do lãi suất vay cao, các doanh nghiệp trả nợ phải vay món mới với lãi suất cao hơn rất nhiều so với lãi suất NQH và phí phạt q hạn, do đó đã dẫn đến tâm lý trì hỗn việc thanh tốn các khoản nợ đến hạn để hưởng lãi suất thấp.

Ngồi ra cịn một số ngun nhân gây NQH cao trong năm 2008 là cho vay qua trung gian, ăn phần trăm với dịch vụ cho vay đáo hạn giải chấp, không thẩm

định phương án vay vốn, cho vay nhận tài sản thế chấp là qua hợp đồng ủy quyền về tài sản.

Năm 2009 nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, tuy nhiên vẫn cịn khó khăn, NQH và nợ xấu giảm kể cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối so với năm 2008 do ngân hàng TMCP Đại Á áp dụng tích cực các biện pháp thu hồi nợ. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn tăng do việc chuyển nhóm nợ từ nhóm nợ thấp sang nhóm nợ cao hơn. Kết quả năm 2009 tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm 1,46% tăng 125% so với năm 2008.

Năm 2010 nợ quá hạn và nợ xấu giảm mạnh do đặc điểm các chính sách kinh tế của Nhà nước có những độ trễ nhất định, hàng loạt các biện pháp kích thích để ổn định tăng trưởng kinh tế của năm 2009 chỉ thể hiện hiệu quả của nó phần nhỏ ở năm 2009. Hiệu quả của các biện pháp kích thích nền kinh tế tăng trưởng thể hiện rõ nét nhất ở 10 tháng đầu năm 2010, cụ thể, nợ quá hạn năm 2010 chiếm 5,1% trên tổng dư nợ; nợ xấu chiếm 1,7% trên tổng dư nợ; nợ có khả năng mất vốn chiếm 0,56% trên tổng dư nợ. Bên cạnh các chính sách vĩ mơ của nhà nước thì nợ q hạn năm 2010 giảm là do các khoản nợ, quá hạn, nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn đã được xử lý rủi ro và đưa ra ngoại bảng, nền kinh tế đất nước phục hồi, là cơ sở để các doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nguồn thu để thanh tốn các khoản nợ và phát triển.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước tỉnh Đồng Nai tăng tường thanh tra, giám sát chặt chẽ chất lượng tín dụng, đưa các NHTM trên địa bàn tỉnh vào diện kiểm soát đặc biệt nếu các NHTM có nợ xấu trên 10% trong ba tháng liên tiếp. Chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)