Sản phẩm thay thế

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung của công ty tăng hiệp phát giai đoạn 2009 - 2012 (Trang 25 - 50)

Trên thị trường hiện nay, có hơn 3000 sản phẩm đồ uống. Vì thế, khả năng thay thế cho những sản phẩm của Tân Hiệp Phát là rất lớn. Ngoài các sản phẩm có trong danh mục cạnh tranh trực tiếp, còn có các sản phẩm thay thế đặc trưng:

• Nước tinh khiết, nước khoáng đóng chai. • Các loại nước có gas.

• Các loại thức uống giải khát khác

Nước tinh khiết đóng chai.

Sức mua tăng nhờ số người thuộc tầng lớp trung lưu tăng trong khi nguồn nước sạch đang ngày càng trở nên cấp bách ở những đô thị lớn. Tiêu biểu trong lĩnh vực này có Lavie, Aquafina,...Các sản phẩm này, có ưu điểm là giá, tiện lợi cho việc sử dụng thay nước đun sôi.

Các loại nước giải khát có gas:

Các sản phẩm này hầu hết là của các thương hiệu lớn, tồn tại lâu đời như: Coca Cola, Pepsi...Có lợi thế xâm nhập vào Việt Nam sớm nên tiêu dùng nước ngọt có gas đã trở thành thói quen của nhiều người.

 Tác lực cạnh tranh mạnh. 2.1.3. Cơ hội và đe dọa.

2.1.3.1. Cơ hội.

- Dân số đông với hơn 87 triệu người là một cơ hội lớn cho ngành nước giải khát tại Việt Nam khi mà có được thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Mở rộng thị trường và tăng xuất khẩu:

Năm 2007 đánh dấu sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) và là năm đầu tiên ghi nhận các thương hiệu của Việt Nam phát triển ngang tầm với các thương hiệu quốc tế. Nhờ việc gia nhập WTO, hàng hóa của nước ta sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc gia thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp,

giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Tân Hiệp Phát và các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu lớn hơn với lợi thế về điều kiện tự nhiên và chi phí rẻ…

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài:

Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phí thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lí hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong nước mà còn trên thị trường quốc tế.

- Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO:

Môi trường thương mại quốc tế, nhờ nhiều nỗ lực của WTO, đã trở nên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản thương mại, trong đó có cả những rào cản mang danh nghĩa chống trợ cấp, chống bán phá giá…Gia nhập WTO sẽ giúp Việt Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong 10 thương mại quốc tế.

- Công nghệ ngày càng phát triển.

- Thị hiếu, trào lưu: Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu cho cuộc sống vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong cơ cấu tiêu dùng - khoảng 50% và sẽ còn chiếm tỷ trọng cao trong nhiều năm nữa khi đời sống người dân được cải thiện.

- Người dân quen với sản phẩm nước uống truyền thống: Việt Nam xuất phát điểm là một nước nông nghiệp,thuộc về xứ nóng, vùng nhiệt đới gió mùa. Chính các đặc điểm văn hóa, dân tộc, khí hậu đã quy định những đặc điểm riêng của ẩm thực Việt Nam. Đây là một văn hóa ăn uống sử dụng rất nhiều loại rau, củ, quả… Vì vậy từ lâu, người Việt đã rất gần gũi với những sản phẩm đồ uống từ thiên nhiên như trà xanh, bí đao, nước cốt dừa…. Đặc biệt uống trà là một nét văn hoá lâu đời trong phong tục của người Việt.

- Nhiều nhà cung ứng. - Lao động nhân công giá rẻ

- Những đặc điểm khí hậu khiến nhu cầu về giải khát của người dân trên toàn lãnh thổ rất cao.

- khí hậu nhiệt đới gió mùa còn cung cấp cho công ty nguồn nước dồi dào cùng nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú.

- Sự ổn định về chính trị và sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn khiến các nhà đầu tư có cái nhìn lạc quan về thị trường. Mặt khác, nền chính trị ổn định cũng góp phần thúc đẩy sản xuất của các doanh nghiệp, trong đó có Tân Hiệp Phát.

2.1.3.2. Đe dọa.

- Hệ thống luật kinh tế vẫn có những khiếm khuyết mà VN đang từng bước khắc phục. Điển hình là về Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và chính thức có hiệu lực từ 1/7/2005. Tuy nhiên, từ khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực đến nay, ở VN mới chỉ có một số ít vụ điều tra và xử lý liên quan đến các hành vi hạn chế cạnh tranh.

- Khi doanh nghiệp có sản phẩm kém chất lượng, không những sản phẩm đó sẽ bị khách hàng tẩy chay mà còn khiến cho khách hàng có ấn tượng xấu về doanh nghiệp. Từ ấn tượng đó, khách hàng sẽ không còn tin tưởng vào các sản phẩm khác của công ty, họ sẽ tìm đến những sản phẩm thay thế khác đảm bảo an toàn cho họ hơn. Do đó công ty phải rất chú ý đến các pháp lệnh này để thực hiện đúng, tránh gây ra những cơn sóng gió truyền thông không tốt. Trong lĩnh vực quảng cáo cũng cần lưu tâm khi chất lượng sản phẩm không đúng như những gì doanh nghiệp đã thông tin. Điều này gây ra thông tin sai lệch cho khách hàng, làm giảm uy tín của công ty.

- Nhịp độ già hoá ở nước ta trong thập kỷ 90 đã nhanh hơn, mạnh hơn nhiều so với thập kỷ 80. Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân số trong khoảng 10-20 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp theo hướng phục vụ lớp người cao tuổi nhiều hơn.

- Khoảng cách Nam - Bắc khá lớn nên việc phân phối, cung cấp sản phẩm cho thị trường miền Bắc gặp nhiều khó khăn về chi phí vận chuyển, quảng bá sản phẩm, đòi hỏi công ty phải có chiến lược quảng bá phù hợp.

- Khách hàng dễ dàng chuyển đổi giữa các công ty nước giải khát với chi phí thấp do rào cản chuyển đổi thấp

- Khách hàng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khách hàng nắm rõ thông tin về sản phẩm thì sẽ tạo ra áp lực mặc cả lớn đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà phân phối.

- Đe dọa từ sản phẩm thay thế. - Đe dọa từ đối thủ cạnh tranh.

- Khí hậu Việt Nam cũng bất lợi về thời tiết như bão (trung bình một năm có 6 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới), lũ lụt, hạn hán... thường xuyên đe doạ. Điều này cũng ảnh hưởng khá lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.

2.2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG.

2.2.1. Chuỗi giá trị.

2.2.1.1. Các hoạt động chính.a. Các hoạt động vận hành: a. Các hoạt động vận hành:

Hiện nay, công nghệ kỹ thuật đều phát triển rất nhanh, những thay đổi của công nghệ nhất là trong dây chuyền sản xuất đồ uống là điều đáng quan tâm. Những tiến bộ kỹ thuật tạo ra những ưu thế cạnh tranh mới, mạnh mẽ hơn các ưu thế hiện có. Tận dụng yếu tố đó Tân Hiệp Phát đã tổ chức thưc hiện các hoạt động công nghệ tiên tiến, công nghệ cao phục vụ nhu cầu nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.. Về bao bì sản phẩm THP đã tạo ra các loại chai nhựa PET, chai thủy tinh tái sử dụng, hộp giấy và lon rất thuận lợi cho người tiêu dùng.

Tân Hiệp Phát đã mạnh dạn đầu tư chi phí rất lớn cho những dây chuyền công nghệ sản xuất châu Âu hiện đại bậc nhất thế giới với công suất 30.000 chai/ giờ, đáp ứng năng lực sản xuất mạnh mẽ để cung ứng liên tục cho thị trường.

Tân Hiệp Phát là DN đầu tiên tại Việt Nam đưa công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic vào sản xuất nước giải khát. Chi một khoản tiền khá lớn lên đến hàng triệu USD cho việc đầu tư công nghệ chiết lạnh này tại thời điểm đó, quả là một bước đi táo bạo nhưng cũng đầy tính chiến lược của Tân Hiệp Phát. Bởi đây là dây chuyền chiết lạnh vô trùng có khả năng giữ lại cao nhất các chất dinh dưỡng cần thiết trong nguyên liệu tự nhiên và đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm trong từng công đoạn sản xuất. Nhờ đó, Trà xanh Không độ dù xuất hiện trên thị trường đã lâu nhưng càng ngày càng được NTD tin dùng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng quy mô của THP: Máy móc thiết bị hiện đại, dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến, được trang bị hệ thống kĩ thuật đảm bảo an toàn đến từng bộ phận trực thuộc nhà máy, các phương tiện phòng chống cháy nổ, bảo hộ lao động... THP đã được tặng nhiều chứng nhận của các tổ chức có uy tín trong nước và thế giới.

b. Các hoạt động đầu ra:

Với quan niệm “không cung cấp cho thị trường những sản phẩm mình có, chỉ cung cấp những sản phẩm thị trường cần. Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, Tân Hiệp Phát không bao giờ dừng lại và thỏa mãn trong thành công mà càng quyết tâm hơn nữa đưa tới khách hàng những sản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, để khẳng định sự nghiêm túc và tâm huyết của nhà sản xuất trong từng sản phẩm. Có hệ thống phân phối phủ rộng khắp cả nước cùng 40 mặt hàng với sản phẩm chủ lực là trà và nước tăng lực. Tân Hiệp Phát luôn quan tâm, chú trọng phát triển hệ thống các nhà phân phối nhằm thúc đẩy hoạt động bán hàng, đẩy mạnh việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu. Tân Hiệp Phát luôn nhận thức được rằng việc khẳng định thương hiệu nước giải khát như Trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr Thanh, nước tăng lực Number 1,

sữa đậu nành Number 1 Soya,… trên thị trường đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, sự đoàn kết và cố gắng của tập thể Ban lãnh đạo Công ty, toàn thể nhân viên công ty cũng như tất cả các Nhà phân phối.

c. Tiếp thị và bán hàng:

• Sản phẩm:

- Trà xanh Không Độ được sản xuất từ loại trà xanh tươi tự nhiên đặc trưng của Việt Nam, quá trình sản xuất qua năm công đoạn vô trùng, loại chai nhựa kết tinh PET chứa được nước trà tới 86 độ C mà không xảy ra cong vênh, bảo đảm pha chế đúng cách, có lợi cho sức khỏe, tiện dụng mọi lúc mọi nơi.

- THP cũng được đầu tư khá kỹ càng từ việc chọn lựa tên thương hiệu, logo, kiểu dáng bao bì, màu xanh lá cây tạo cảm giác gắn kết với thiên nhiên cho đến việc sử dụng Number One làm thương hiệu bảo trợ.

• Giá cả: Trà xanh không độ có giá cao hơn khoảng 20% so với các loại nước giải khát đóng chai khác. Tuy nhiên, khách hàng chấp nhận mức chênh lệch này vì có lợi cho sức khỏe.

• Kênh phân phối: Trà xanh không độ thừa hưởng lợi thế từ kênh phân phối hiện hữu của Tân Hiệp Phát. Ở bất kỳ tiệm tạp hóa nào, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng mua được một chai Trà xanh không độ.

• Truyền thông marketing: Ngay từ đầu khi tung ra sản phẩm mới, Tân Hiệp Phát đã lựa chọn giải pháp truyền thông bùng nổ với quảng cáo truyền hình, báo chí, PR, kết hợp các công cụ kích hoạt thương hiệu khác. Trà xanh không độ nhắm vào phân khúc nước giải khát.

Tóm lại, chiến dịch marketing đã chuyển tải thành công thông điệp: Thức uống vượt trội so với các loại nước giải khát thông thường khác ở chỗ có lợi cho sức khỏe. Sự thành công của Trà xanh không độ có thể lý giải một phần ở lợi thế của người tiên phong. Việc tung ra sản phẩm thiên nhiên có lợi cho sức khỏe, vốn là xu hướng mạnh

mẽ của thời hiện đại, là một chọn lựa rất khôn ngoan. Tất cả những chiến lược nói trên đã nhanh chóng tạo được sự quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu Trà xanh không độ. Ngoài ra, THP có dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau bán hàng tốt, thể hiện văn hóa DN trong kinh doanh.

e. Bộ phận dịch vụ khách hàng:

Vai trò của bộ phận dịch vụ khách hàng là cung cấp dịch vụ hậu mãi và hỗ trợ. Bộ phận này hoạt động nhằm giải quyết kịp thời vướng mắc và khó khăn của khách hàng...

• Chuẩn bị “thư mục nóng” và “đường dây nóng” để kịp thời giải đáp thắc mắc hướng dẫn cho khách hàng.

• Chú trọng chăm sóc khách hàng và mọi nhu cầu của khách hàng đều được phục vụ tận tình chu đáo, được đảm bảo an toàn, và riêng tư nếu khách hàng yêu cầu. Với phương châm làm việc “phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”.

• Ngoài công việc giải đáp những thắc mắc của khách hàng thì bộ phận này thu hồi lại những phản ánh của khách hàng về sản phẩm, những kì vọng của khách hàng về dịch vụ và sản phẩm của công ty.

2.2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ.

Các hoạt động hỗ trợ của chuỗi giá trị cung cấp đầu vào cho phép các hoạt động chủ yếu ở xa.

a. Cơ sở hạ tầng của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích đã xây dựng: văn phòng 6.037m2, nhà máy 77.511 m2, kho 44.552 m2 với các trang thiết bị sản xuất và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường. Trụ sở chính tọa lạc tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, có quy mô nhà máy sản xuất rộng hơn 110.000 m2,với các trang thiết bị, dây chuyền công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.

Tân Hiệp Phát tự hào là một trong những đơn vị trong nước sở hữu nhiều công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại bậc nhất Việt Nam như dây chuyền chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền sản xuất bia hơi…

- Năm 1996: chuyển đổi công nghệ, nhập dây chuyền sản xuất nước giải khát lên men và sữa đậu nành. Liên tục cải tiến công nghệ và quy trình kỹ thuật, sản xuất bia hơi, bia chai.

- Năm 2002: xây dựng nhà máy bia hiện đại với dây chuyền sản xuất hoàn toàn tự động của Đức.

- Năm 2004: sản xuất sữa đậu nành với công nghệ tách vỏ tiên tiến của Nhật Bản, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam

- Năm 2005: dây chuyền Trà Xanh Không Độ, dây chuyền Aseptic.

b. Hệ thống thông tin:

Mới dây, Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) đã lựa chọn IBM trở thành đối tác hỗ trợ công ty trong việc xây dựng một nền tảng CNTT năng động. Những sản phẩm và giải pháp mà IBM cung cấp sẽ giúp THP có được một nền tảng thông minh hơn, quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu hiện tại cũng như nhu cầu phát triển và mở rộng trong tương lai. Đại diện Tập đoàn THP cho biết: “Sản xuất và kinh doanh một danh mục các sản phẩm đồ uống phong phú, Tập đoàn THP đã có những bước phát triển vượt bậc khiến các ứng dụng ERP và nền tảng CNTT của công ty không còn thích hợp. THP cần phải có một nền tảng đủ mạnh, linh hoạt, đáng tin cậy và luôn sẵn sàng, cho phép công ty có thể mở rộng kinh doanh của mình bất kể khi nào. Sau khi cân nhắc cẩn thận các nhà cung cấp CNTT có tiếng, THP đã tin tưởng vào mối quan hệ hợp tác toàn cầu giữa công ty IBM và nhà cung cấp giải pháp SAP. THP đã lựa chọn ứng dụng

Một phần của tài liệu phân tích chiến lược tăng trưởng tập trung của công ty tăng hiệp phát giai đoạn 2009 - 2012 (Trang 25 - 50)