c) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
2.3.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những thành quả đạt được, hoạt động kinh doanh của công ty còn biểu hiện nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là Doanh thu còn chưa tương xứng với tiềm năng hoạt động của Công ty, thể hiện:
- Mức độ tăng trưởng: Doanh thu năm 2008 đạt 12.266 triệu đồng, sang năm 2009 là 13.822 triệu đồng tương đương , như vậy sau 1 năm doanh thu chỉ tăng 12,8%, cuối năm 2010 doanh thu đạt 18.752,0 triệu đồng, tuy tăng so với năm 2009 là 53,6% nhưng tốc độ tăng vẫn còn khá hạn chế. Tốc độ tăng không có sự bứt phá, đột biến.
- Giá bán hàng hóa quá thấp, vì giá vốn bán hàng khi được xây dựng không phù hợp vì gần tương đương với doanh thu bán hàng => Lợi nhuận không cao.
- Chi phí bán hàng tăng quá cao dẫn đến tình hình lợi nhuận tăng nhưng rất thấp. Cụ thể chi phí bán hàng năm 2008 là 560,85 triệu đồng, năm 2009 đã tăng lên 524,8 triệu đồng tăng tương đương 6%. Đặc biệt năm 2010 chi phí đã tăng lên 1 cách đột biến là 758,6 triệu đồng, tương đương tăng lên 44,5% so với năm 2009.
- Chi phí quản lý cũng tăng quá cao dẫn đến tình hình lợi nhuận cũng không có chuyển biến khả quan. Cụ thể chi phí quản lý năm 2008 là 352,2 triệu đồng, năm 2009 đã tăng lên 392,85 triệu đồng tăng tương đương 11,5%. Đặc biệt năm 2010 chi phí cũng đã tăng lên 1 cách đột biến là 522,85 triệu đồng, tương đương tăng lên 33% so với năm 2009.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế * Nguyên nhân chủ quan
- Do trình độ quản lý còn lỏng lẻo, chưa phù hợp dẫn đến nhiều chi phí còn bị thả nổi, kết quả làm cho chi phí phát sinh từ việc tìm kiếm thị trường, chi phí khác phát sinh đột biến.
- Không thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí dẫn đến lãng phí nguồn nguyên vật liệu và đẩy chi phí nguyên vật liệu tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao
- Xây dựng chiến lược kinh doanh chưa hợp lý
• Công tác nghiên cứu nhu cầu của thị trường trong lĩnh vực vật liệu nội thất chưa được chú trọng ngay từ khi mới thành lập, dẫn đến việc xác định phương hướng bán hàng của công ty chưa rõ ràng về chủng loại sản phẩm, khách hàng tiềm năng , chính sách giá, và dịch vụ hậu mãi ...
• Chính công tác quản lý về kế hoạch kinh doanh đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm chưa mạnh so với vốn đầu tư nên doanh thu chưa tương xứng cũng là điều tất yếu.
• Khoa học kỹ thuật tiến bộ không ngừng đã tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới có sức cạnh tranh cao góp phần làm cho thị trường đầu ra phong phú và đa dạng hơn, đó là sự chiếm lính thị trường của các hãng sơn,
• Chất lượng của công tác nghiên cứu thị trường còn thấp khiến cho việc tung các sản phẩm mới ra thị trường gặp khó khăn.
• Doanh thu tăng trưởng không tương xứng cũng do quy mô sản xuất của công ty ngay thời điểm ban đầu nhỏ hẹp. Nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng vi vậy công tác phát triển sản phẩm mới đóng vai trò vô cùng lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn cải tiến, đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại. Tình trạng này hầu như kéo dài và không có sự bứt phá, công ty chỉ sửa chữa, thay thế các chi tiết máy móc mà không chú trọng đầu tư mới.
- Về chính sách giá và tiêu thụ sản phẩm:
• Chính sách giá thời điểm ban đầu của công ty chưa hợp lý: Giá của các sản phẩm cao cấp: sơn bóng, sơn trang trí, cửa nhựa cao cấp ... đưa ra cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm cùng ngành trên thị trường làm cho sức cạnh tranh kém, sản phẩm không tiêu thụ được nhiều, doanh thu không tăng trưởng. Bên cạnh đó các sản phẩm thấp cấp như bàn ghế, mầm non, tiểu học, … giá lại quá thấp nên việc tiêu thụ có tăng nhưng giá trị lại không cao nên cũng không là động lực chính cho đột phá trong doanh thu.
• Chất lượng dịch vụ của công ty và công tác mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm:
• Chế độ bảo hành sản phẩm của công ty thường rất ngắn cũng tạo cho khách hàng tâm lý lo ngại khi dùng sản phẩm.
• Bên cạnh đó, công ty chỉ đẩy mạnh khai thác khách hàng cũ mà không chú trọng khai thác khách hàng mới, các vùng mới, chưa đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đi các tỉnh xa hơn, sâu hơn.
- Sự biến động của thị trường đã đẩy giá đầu vào của các sản phẩm lên cao trong khi giá bán đầu ra gần như không thay đổi do các hợp đồng dài hạn đã được ký kết từ đầu kỳ; chính vì vậy tuy doanh thu của công ty tăng mạnh nhưng giá vốn luôn luôn cao. Công ty thành lập từ năm 2008 đúng vào thời điểm giá cả liên tục biến động, cụ thể như giá các nguyên liệu đầu vào: Các sản phẩm từ gỗ nội, các loại phụ kiện đi kèm như khóa, ốc vít, …. từ đó kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm. Bên cạnh các chi phí cố định như tiền thuê văn phòng, nhà kho
- Sự thay đổi về tỷ giá nên dẫn đến việc nhập khẩu các loại gỗ ngoại cũng ảnh hưởng đến việc giá đầu vào cho sản phẩm.
- Mạng lưới đại lý của các đối thủ quá mạnh, đôi khi chính sách giá cũng phải thay đổi để cho phù hợp với yêu cầu khách hàng, tuy nhiên mỗi lần như vậy sẽ làm cho doanh thu bán hàng ngày càng thấp vì phải hạ giá ưu đãi cho khách hàng.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TNHH NỘI THẤT OANH BẰNG.
3.1. Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nội thất Oanh Bằng.
- Luôn cung cấp các sản phẩm có chất lượng; cải tiến phương thức phục vụ; tôn trọng mọi cam kết với khách hàng theo phương châm: “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”
- Thường xuyên cải tiến sản phẩm; thực hiện chiến lược đầu tư, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên, đáp ứng nhu cầu phát triển Công ty.
- Quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh, hạn chế tối đa việc tồn đọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tập trung chỉ đạo sản xuất dứt điểm, nhịp nhàng để có thể hoàn thành cấp hàng hóa kịp thời.
- Luôn quan tâm tới đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, có chế độ thưởng phạt hợp lý để khuyến khích nhân viên nâng cao tính sáng tạo và ý thức trách nhiệm trong công việc.
- Tích cực bám sát công tác thu hồi nợ của các DN để tăng vòng quay, đảm bảo kịp thời nhu cầu cho vốn sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng máy móc ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu, thiếu vốn và tránh tình trạng thừa, ứ đọng vốn.
3.2. Những giải pháp làm tăng lợi nhuận tại TNHH Nội thất Oanh Bằng.
3.2.1. Tối đa hóa doanh thu tiêu thụ hàng hóa nhằm tối đa hóa lợi nhuận củaCông ty TNHH Nội thất Oanh Bằng Công ty TNHH Nội thất Oanh Bằng
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đây là chỉ tiêu quan trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với cả nền kinh tế quốc dân.
- Và như vậy để tăng cường doanh thu thuần một mặt phải tăng được tổng doanh thu, mặt khác theo quan điểm của toán học phải giảm được bốn yếu tố giảm trừ doanh thu là: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu. Nhưng xét từ quan điểm kinh tế, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt, để khuyến khích tiêu dùng và trên cơ sở đó tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ cần thiết phải có chiết khấu cho người mua, giảm giá cho khách hàng khi họ mua hàng hoá với khối lượng lớn. Còn các loại thuế gián thu là
do nhà nước quy định doanh nghiệp không thể tự ý giảm đi được mà phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh. Như vậy, để tăng tổng doanh thu công ty TNHH Nội thất Oanh Bằng cần phải áp dụng các biện pháp sau:
- Một là, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng. Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì khả năng về doanh thu càng lớn.
- Hai là, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ không những ảnh hưởng tới giá bán sản phẩm mà còn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ sản phẩm,
- Ba là, xác định giá bán sản phẩm hợp lý. Mỗi doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, số sản phẩm được phân loại thành nhiều phẩm cấp khác nhau và đương nhiên giá bán của mỗi loại cũng khác nhau, sản phẩm có chất lượng cao sẽ có giá bán cao và ngược lại.
- Bốn là, xây dựng kết cấu mặt hàng tối ưu. Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc tăng hoặc giảm doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Khi doanh nghiệp sản xuất có thể có những mặt hàng yêu cầu chi phí tương đối ít nhưng giá bán lại tương đối cao, song cũng có những mặt hàng đòi hỏi chi phí cao nhưng giá bán lại thấp.
- Năm là, tổ chức tốt công tác quản lý, kiểm tra và tiếp thị. Việc tổ chức kiểm tra tình hình thanh toán và tổ chức công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu, bảo hành sản phẩm đều có ý nghĩa giúp sản phẩm doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao, góp phần làm tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, nâng cao doanh thu bán hàng.
3.2.2. Tối thiểu hóa chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty muốn tăng lợi nhuận tại doanh nghiệp thì song song với việc đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ sản phẩm thì công ty đồng thời phải thực hiện quán triệt tối thiểu hóa chi phí thì kết quả này mói có nghĩa nhất định. Bởi nếu cùng tăng cả 2 con số doanh thu và chi phí thì việc tăng chỉ tiêu lợi nhuận là điều không thể, như vậy việc đồng hóa những con số mang tính chất quyết định là điều công ty TNHH Nội thất Oanh Bằng cần phải quan tâm chặt chẽ hơn.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu: chủ yếu là gỗ do nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên, hoặc nhập khẩu do đó mà phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp nguyên liệu. Bởi nếu các nguồn nguyên liệu không ổn định, thì ngay lập tức sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều tới việc sản xuất cũng như kinh doanh. Không được lãng phí mà phải tận dụng các loại có thể
- Công ty nên tăng cường tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới vừa đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và chi phí vận chuyển thấp, kết hợp với việc bố trí phương tiện vận tải, tổ chức tốt quá trình vận chuyển sao cho nguyên vật liệu luôn đáp ứng đầy đủ cho sản xuất mà không tồn đọng làm phát sinh nhiều chi phí như: chi phí lưu kho, chi phí trông coi, chi phí bảo quản. Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, cần tiến hành giao sử dụng theo định mức đồng thời gắn trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu cho từng tổ đội sản xuất, theo từng công trình và hạng mục công trình nhằm tránh mất mát, hao hụt.
- Đối với chi phí nhân công, là một yếu tố của chi phí trực tiếp, có liên quan trực tiếp đến giá thành sản phẩm, do vậy cần phải thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân sản xuất để họ có kiến thức, có sự hiểu biết trong khi làm việc đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, tránh tình trạng do thiếu hiểu biết mà vi phạm quy trình kỹ thuật trong khi làm việc gây thiệt hại về tài sản và con người khi sử dụng
- Đối với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp : để tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, công ty cần phải quan tâm tiết giảm chi phí bán hàng, chi phí quản lý hay là các chi phí gián tiếp, đó là những chi phí không trực tiếp gắn với cấu thành thực thể sản phẩm. Chi phí này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. do vậy công ty sẽ đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, đưa ra các cuộc đua sáng kiến, cải tiến cải tạo công nghệ để cho phù hợp với yêu cầu chất lượng sản phẩm, tránh việc mua mới thiết bị sản phẩm, không làm lãng phí nguồn lực tài chính của doanh nghiệp.
- Công ty có thể thực hiện thêm phương án thuê trang thiết bị mới, dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại mà không cần phải bỏ ra chi phí vốn ban đầu, thì lúc đó sẽ tiết hiệm được vốn để quay vòng vốn nhanh cho công ty
Chẳng hạn giả sử mục tiêu chiến lược của công ty trong năm 2012 là Doanh thu từ bán hàng và CCDV sẽ tăng trưởng lến đến khoảng 12% so với năm 2010, còn các loại Doanh thu tài chính, doanh thu khác không thay đổi , và với mức giả định là các giá vốn năm 2012 và chi phí năm 2012 được tiết giảm tới mức thấp nhất có thể, quản lí sát sao không để chi phí vượt trội và chỉ tăng 10% như chi phí tài chính, chi phí BH, chi phí QLDN so với năm 2010 do giá cả thay đổi. Thì lúc này công ty có bảng BC KQ họat động kinh doanh mục tiêu đặt ra như sau:
Bảng 3.1:
BÁO CÁO KQ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2012 (DỰ KIẾN)
Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU M ã số Th. minh Năm 2010 Năm 2012 So sánh năm 2012/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) 1 2 3 6 6 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 18.752 21.002 2.250 12% 2. Các khoản giảm trừ DT 02 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02) 10 18.752 21.002 2.250 12% 4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 17.420 19.162 1.742 10% 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 1.332 1.840 508 38%
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 21 VI.26 112,6 112,6 0
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 90 99 9 10%
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 90 99 9 10%
8. Chi phí bán hàng 24 758,6 835 76,6 10%
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 25 522,85 575 52.15 10%
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)} 30 73,15 443,6 370,45 506% 11. Thu nhập khác 31 - 12. Chi phí khác 32 - 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 -
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40) 50 73,15 443,6 370,45 506%
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51 52
VI.30
VI.30 18,29 110,9 92,6 506%
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 – 51 - 52) 60 54,86 332,7 277,83 506%
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(*) 70
Với mức tăng trưởng giả định như trên mức tông lợi nhuận sau thuế từ 54,86 triệu đồng đã tăng lên tới 332,7 triệu đồng tương đương về mặt giá trị đã tăng 277,83 triệu đồng tức tăng khoảng 506%.
Khi đó xét đến hệ số tài chính ta cũng dễ dàng nhận thấy hệ số sinh lời doanh thu của năm 2012 tăng lên đáng kể từ 0,0029 năm 2010 lên tới 0,015 năm 2012 có