Thực trạng quy định của pháp luật lao động về quyền có việc làm của ngườ

Một phần của tài liệu QUYỀN CÓ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 63 - 97)

3.1. Thực trạng quy định của pháp luật lao động về quyền có việc làm củangƣời lao động ngƣời lao động

3.1.1. Thực trạng quy định về việc bảo đảm quyền có việc làm của người lao động

3.1.1.1. Quy định của pháp lu t lao động v việc b o đ m quy n có việc làm của người lao động

Ở nước ta, quyền có việc làm là một trong những thành quả quan trọng nhất mà chế độ XHCN đã đem lại cho NLĐ. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, quyền có việc làm của NLĐ - một trong những quyền cơ bản của công dân luôn được Nhà nước quan tâm, coi đó là nguyên tắc hiến định và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 (sửa đổi năm 2001) và Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp quy định:“Quy n lợi các giới cần lao trí thức và chân tay được b o đ m” [79, Điều 13]; “Cơng dân nước Việt Nam dân chủ cộng hồ có quy n làm việc” [80, Điều 30]; “Cơng dân có quy n có việc làm, người có sức lao động ph i lao động

theo quy định của pháp lu t” [81, Điều 58]; “Lao động là quy n và nghĩa vụ của

cơng dân. Nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhi u việc làm cho NL ” [82, Điều 55]. Cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, với mục đích bảo đảm

quyền có việc làm của NLĐ, BLLĐ năm 2012 đã có nhiều quy định nhằm điều chỉnh toàn diện hơn các quyền của NLĐ gồm: (1) quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và khơng bị phân biệt đối xử; (2) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với NSDLĐ, được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể; (3) Thành lập, gia nhập, hoạt động cơng đồn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật, yêu cầu và tham gia đối thoại với NSDLĐ, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tham gia quản lý theo nội quy của NSDLĐ; (4) Đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định của pháp luật; (5) Đình cơng [85, Điều 5.1]. Để bảo vệ, bảo đảm các quyền của NLĐ, nhất là quyền có việc

làm, Nhà nước đã ban hành hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ năm 2012 với mục đích điều chỉnh từng lĩnh vực cụ thể khi NLĐ tham gia QHLĐ.

- V H L , đây là một trong những hình thức pháp lý chủ yếu để NLĐ thực hiện

quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc để tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, đồng thời bảo đảm quyền lợi ích hợp pháp của mình, nhất là quyền có việc làm. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của BLLĐ về HĐLĐ gồm: Nghị định số 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ; Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ. Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lao động, việc làm, Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 44/2013/NĐ-CP; Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH ngày 23/6/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP; Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP

- V ti n lương, có một số văn b n hướng dẫn như: Nghị định số 49/2013/NĐ-

CP ngày 14/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương; Nghị định số 50/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với NLĐ làm việc trong Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với NLĐ làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan có thuê mướn lao động. Bên cạnh đó, để thực hiện hiệu quả các văn bản của Chính phủ, Bộ LĐTB&XH đã ban hành một số thông tư hướng dẫn thực hiện: Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 49/2013/NĐ-CP; Thông tư 18/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 50/2013/NĐ-CP và Thông tư 33/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 182/2013/NĐ.

- V thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và TVSL : Nghị định số 45/2013/NĐ-

CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết một số điều của BLLĐ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và ATVSLĐ; Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 quy định về công tác huấn luyện ATVSLĐ.

- Trong việc thực hiện Quy chế dân chủ, Cơng đồn: Nghị định số 60/2013/NĐ-

CP ngày 19/6/2013 quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của BLLĐ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; Nghị định 43/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Cơng đồn về quyền, trách nhiệm Cơng đồn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ.

- Trong việc gi i quyết tranh chấp lao động: Nghị định số 41/2013/NĐ-CP ngày

08/5/2013 quy định chi tiết thi hành Điều 220 của BLLĐ về danh mục đơn vị sử dụng lao động khơng được đình cơng và giải quyết u cầu của tập thể lao động ở đơn vị sử dụng lao động khơng được đình cơng; Nghị định số 46/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của BLLĐ về tranh chấp lao động; Thông tư số 08/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định số 46/2013/NĐ-CP.

- Các quy định v xử phạt vi phạm hành chính: Nghị định số 95/2013/NĐ-

CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngồi ra, Chính phủ và Bộ LĐTB&XH cịn ban hành một số văn bản khác nhằm bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ: Nghị định số 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 quy định chi tiết thi hành khoản 2, Điều 54 của BLLĐ về việc cấp phép hoạt động cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động; Nghị định 73/2014/NĐ-CP ngày 23/7/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 55/NĐ-CP cho thuê lại lao động; Thông tư số 10/2013/TT- BLĐTBXH ngày 10/6/2013 của Bộ LĐTB&XH ban hành mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người CTN; Thông tư số 26/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 ban hành danh mục công việc không được sử dụng LĐN...

3.1.1.2. Quy định của pháp lu t lao động v trách nhiệm của các chủ thể trong việc b o đ m quy n có việc làm của người lao động

BLLĐ năm 2012 quy định: “Nhà nước, NSDL và xã hội có trách nhiệm tham

gia gi i quyết việc làm, b o đ m cho mọi người có kh năng lao động đ u có cơ hội có

việc làm” [85, Điều 9.2]. Như vậy, quy định về trách nhiệm của các chủ thể trong việc

bảo đảm quyền có việc làm cho NLĐ gồm: trách nhiệm của Nhà nước, của NSDLĐ và của tổ chức cơng đồn. Quy định này khẳng định quan điểm xã hội hóa cộng đồng trách nhiệm trong việc tạo việc làm và bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ.

Theo quy định của BLLĐ, để bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ trách nhiệm của Nhà nước là xác định chỉ tiêu tạo việc làm hằng năm, 5 năm; hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm nhằm tạo việc làm và hỗ trợ tạo việc làm cho NLĐ; các chính sách khuyến khích NLĐ tự tạo việc làm; hỗ trợ NLĐ tìm kiếm, mở rộng, phát triển TTLĐ trong nước, nước ngồi; xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, thành lập Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho vay ưu đãi tạo việc làm và giải quyết việc làm cho NLĐ [85, Điều 12]. Như vậy, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, trong việc hoạch định, xây dựng các chương trình phát triển kinh tế

- xã hội gắn với chính sách việc làm và lao động

Việc bảo đảm quyền có việc làm của NLĐ trong nền KTTT hiện nay phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quy luật khách quan và sự biến động của cung - cầu trên TTLĐ. Mặc dù TTLĐ có cơ chế điều chỉnh ở mức độ nhất định và có khả năng tự xử lý các quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động. Để TTLĐ có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất thì các quyền tự do mua, bán sức lao động phải được bảo đảm bằng pháp luật và hệ thống các chính sách của Nhà nước. Để giải quyết hiệu quả vấn đề này, đồng thời vẫn bảo đảm sự vận động của TTLĐ diễn ra bình thường, Nhà nước thơng qua chức năng kinh tế phải thể hiện rõ trách nhiệm của mình qua việc quản lý, điều tiết ở tầm vĩ mô nhằm tác động điều chỉnh cung - cầu lao động. Ở nước ta hiện nay, mức cầu lao động phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế. Thông qua các nguồn lực này tạo ra nhiều chỗ làm mới, giải quyết việc làm cho NLĐ. Các nguồn lực đầu tư ở nước ta trong giai đoạn này rất đa dạng, phong phú như: nguồn lực từ phía Nhà nước, nguồn lực tư nhân, khu vực đầu tư nước ngồi...Trong QHLĐ, quyền có việc làm của NLĐ chỉ được bảo đảm khi Nhà nước hoạch định các chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phê chuẩn các dự án đầu tư phải gắn liền với tạo và giải quyết việc làm cho NLĐ. Trong những năm qua, bên cạnh việc rà sốt, hệ thống hóa, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới hệ thống văn bản pháp luật, Nhà nước không ngừng xây dựng, triển khai chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sự cạnh tranh, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ... Bảo đảm hoạch định và triển khai các chiến lược, quy

hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế của các tỉnh, vùng, miền, phát triển cơ sở hạ tầng quốc gia thông qua việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015; Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020; Chiến lược việc làm Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020...

Thứ hai, trong việc b o đ m công bằng v gi i quyết việc làm cho NL

Với việc đặt con người ở vị trí trung tâm, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ quyền của con người khi tham gia vào các QHXH, đặc biệt là QHLĐ. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc điểm riêng của các chủ thể tham gia QHLĐ, hay từ tính chất cơng việc, ngành nghề... mà ngồi những quy định chung, trách nhiệm của Nhà nước phải có các quy định riêng đối với một số đối tượng lao động đặc thù như LĐN, lao động CTN, lao động là NKT... nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội việc làm, quyền có việc làm khi đối tượng lao động đặc thù tham gia vào các QHLĐ. Mặt khác, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, giúp các đối tượng lao động đặc thù hịa nhập với cộng đồng, có cơ hội đem hết sức mình để làm việc, tăng thu nhập cải thiện đời sống của bản thân và gia đình. Kế thừa các quy định của PLLĐ trước đây như pháp lệnh HĐLĐ năm 1990, BLLĐ năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm quyền bình đẳng đối với các đối tượng lao động đặc thù, BLLĐ năm 2012 tiếp tục quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền làm việc, đặc biệt là quyền có việc làm của đối tượng lao động đặc thù, cụ thể:

- Đối với LĐN, BLLĐ năm 2012 đã dành hẳn chương X, từ điều 153 đến điều 160 quy định riêng về lao động nữ. Bộ luật đưa ra nhiều quy định mang tính nguyên tắc nhằm nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới trong vấn đề việc làm, đảm bảo cho LĐN có quyền bình đẳng với lao động nam trong việc tạo và giải quyết việc làm, nhằm bảo đảm quyền có việc làm cho LĐN như: “ o đ m quy n làm

việc bình đẳng của L N”; “ o đ m thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ti n lương và các chế độ khác”[85, Điều 153.1; Điều 154.1]. Các quy

của LĐN không bị phân biệt, đối xử về giới trong việc làm, đồng thời cũng phù hợp với các quy định trong Công ước số 156 (1981) của ILO.

Nhằm tạo điều kiện và bảo đảm quyền việc làm cho LĐN, ngoài việc xác định trách nhiệm của mình, Nhà nước ban hành nhiều quy định mang tính chính sách để bảo đảm quyền có việc làm của LĐN như: “Khuyến khích NSDL tạo đi u kiện để

L N có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà”; “Có biện pháp tạo việc làm, c i thiện đi u kiện lao động, nâng cao trình độ ngh nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi v v t chất và tinh thần của L N nhằm giúp L N phát huy

có hiệu qu năng lực ngh nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình”; “Có chính sách gi m thuế đối với NSDL có sử dụng nhi u L N theo quy định của pháp lu t v thuế” (Điều 153.2,3,4). Ngoài việc quy định nhằm thúc đẩy

bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi...BLLĐ năm 2012 còn quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với LĐN trong việc bảo vệ sức khỏe của họ sau khi sinh, thực hiện chức năng làm mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu: “Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi

sinh con là 06 tháng. Trong thời gian nghỉ thai s n, lao động nữ được hưởng chế độ thai s n theo quy định của pháp lu t v HXH” (Điều 157.2,3).

- Đối với NKT, quyền có việc làm là một trong những quyền cơ bản, quan trọng đối với NKT. Để bảo đảm quyền có việc làm của NKT, vai trị, trách nhiệm của Nhà nước là rất lớn trong việc định hướng nghề nghiệp cũng như tạo việc làm cho NKT, bởi NKT cũng là công dân và là lực lượng lao động xã hội. Trách nhiệm của Nhà

nước trong việc bảo đảm quyền có việc làm cho NKT được quy định trong BLLĐ như sau: “Nhà nước, NSDL và xã hội có trách nhiệm tham gia gi i quyết việc làm, b

Một phần của tài liệu QUYỀN CÓ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM (Trang 63 - 97)