Quan điểm và mục tiêu định hướng chiến lược về duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 64 - 68)

- Đối với cá nhân

b) Đào tạo khơng chính qu

3.1.2 Quan điểm và mục tiêu định hướng chiến lược về duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015.

phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Bảo Việt Đồng Nai đến năm 2015.

Một tổ chức kinh doanh luôn cần tới những nguồn lực quan trọng như: nhân lực, tài chính, thiết bị, cơ sở hạ tầng, thời gian, thương hiệu. Trong số những nguồn lực quan trọng được kể trên, thì nguồn nhân lực ln được các nhà lãnh đạo đánh giá là quan trọng nhất, bởi con người sử dụng các nguồn lực khác để tạo ra giá trị và để sử dụng tốt các nguồn lực khác trước hết phải quản trị nguồn nhân lực một cách hiệu quả.

Mỗi doanh nghiệp đều hoạch định cho mình một chiến lược phát triển riêng nhằm đạt được mục tiêu đặt ra, trong q trình hoạt động doanh nghiệp ln phải đối mặt với những thách thức và khó khăn do môi trường tạo ra hoặc do chính doanh nghiệp tạo ra những khó khăn cho mình, nếu chệch hướng chiến lược trong hoạt động của doanh nghiệp là điều rất dễ xảy ra, điều đó làm doanh nghiệp chuyển hướng chiến lược hoặc tiến điến mục tiêu chậm hơn so với kế hoạch, làm tổn hao nguồn lực, hoạt động của doanh nghiệp kém hiệu quả. Bất kể một chiến lược nào được đưa ra cũng cần có một hệ thống kiểm sốt nhằm đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động đúng hướng, khắc phục kịp thời những khó khăn và thách thức, đồng thời củng cố và có những phản ứng linh hoạt trước những biến đổi của mơi trường, qua đó doanh nghiệp hướng đến thành cơng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Trên thị trường cạnh tranh như hiện nay, mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động, tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng và điều quan trọng là phải nhận ra được thế mạnh ưu việt của mình, phải biết phát huy được những lợi thế vượt trội so với đối thủ cạnh tranh. Để xây dựng được chiến lược cạnh tranh phù hợp phải tìm hiểu, phân tích rõ ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, cũng như phải xác định được vị trí của doanh nghiệp mình trên thị trường.Chiến lược cạnh tranh phù hợp phải được xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, phát huy những thế mạnh của mình, thiết lập và làm chủ nền tảng chuẩn, liên kết dọc/ngang và giá thành thấp là những lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp tạo ra giá trị ưu việt cho khách hàng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có một con đường riêng, vượt qua được những đối thủ cạnh tranh đi đến thành cơng.

* Chiến lược duy trì nguồn nhân lực phục vụ kinh doanh dch vụ

Thỏa mãn được nhu cầu của người lao động là nhân tố quan trọng giúp cho các chính sách của doanh nghiệp gắn kết chặt chẽ hơn với mong muốn, tâm tư của người lao

động, khi đạt được điều này mức độ hài lòng của người lao động về cơng việc và tổ chức của mình sẽ tăng lên và vì vậy cống hiến nhiều hơn. Hiểu được nhu cầu của nhân viên là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đáp ứng những nguyện vọng của nhân viên trong khả năng tối đa cho phép, thực tế hoạt động của các doanh nghiệp thành công cho thấy họ rất chú ý đến các nhân tố này và coi đó là một chiến lược quan trọng để giữ chân người lao động.

Quy định về quản lý hiệu quả làm việc quy định những nguyên tắc, phương pháp, quy trình xây dựng mục tiêu, quản lý và đánh giá hiệu quả làm việc cũng như hành vi của người lao động so với mục tiêu, mức độ mong đợi, nhằm giúp người lao động hiểu rõ mục đích cơng việc để có phương pháp làm việc đạt hiệu quả cao, phát huy được khả năng, tiềm năng của bản thân, góp phần hồn thành các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của công ty.

Hệ thống đãi ngộ của mỗi doanh nghiệp nhằm đạt tới hai mục tiêu căn bản là thu hút nhân viên tiềm năng và duy trì đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, hơn nữa nhân viên trong bất cứ tổ chức nào cung mong muôn có được mơi trường làm việc thuận lợi, có cơ hội học tập, thăng tiến và có mức lương cao phù hợp với năng lực làm việc. Mặt khác hệ thống đãi ngộ cũng địi hỏi phải cân bằng, đảm bảo lợi ích của người lao động và của doanh nghiệp. Trong bối cảnh nhân sự có nhiều biến động như hiện nay thì việc xây dựng hệ thống chế độ đãi ngộ hợp lý trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, đòi hỏi phái áp dụng những phương pháp xây dựng hệ thống đãi ngỗ tiên tiến và kinh nghiệm áp dụng trong điều kiện Việt Nam, hệ thống đãi ngộ hiệu quả sẽ là chất kết dính giữa con người và tổ chức, là cây gập chỉ huy của ban lãnh đạo. Nhờ đó doanh nghiệp có sự ổn định về nhân sự để đạt được mục tiêu đặt ra, người lao động tìm thấy niềm vui, hạnh phúc và sự đam mê trong cơng việc, làm việc hết lịng vì tổ chức.

- Cơ chế đãi ngộ được hiểu theo nghĩa chung nhất bao gồm toàn bộ lương, thưởng, các chế độ phúc lợi là hữu hình cũng như vơ hình mang tính vật chất hay phi vật chất, liên quan đến thể chất hoặc tinh thần của người lao động do doanh nghiệp cung cấp. Như vậy cơ chế đãi ngộ của doanh nghiệp gồm hình thức cơ bản: các lợi ích vật chất trực tiếp, các

lợi ích vật chất gián tiếp và sự hài lòng về mặt tâm lý cho người lao động, việc cung cấp các lợi ích vật chất trực tiếp và gián tiếp là cơ chế chung mà chúng ta thường nhìn thấy tại các doanh nghiệp, hình thức hài lịng về mặt tâm lý thì khó nhìn hơn và số lượng các cơng ty chú ý đến yếu tố này trong việc thiết kế và thực hiện các cơ chế đãi ngộ cũng ít hơn.

- Sự hài lòng về mặt tâm lý của người lao động là hình thức được sử dụng phổ biến gần đây, khi nền kinh tế chuyển từ nền sản xuất công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Một môi trường làm việc an tồn, khơng nhàm chán và thân thiện là mong muốn của phần lớn người lao động và người lao động cảm thấy gắn bó với doanh nghiệp hơn nếu thành tích của họ được ghi nhận và đánh giá, họ có được nhiều cơ hội để học tập hoặc thăng tiến trong việc phát triển nghề nghiệp của mình.

* Xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp cho người lao động

Người lao động cần được hỗ trợ để xây dựng con đường phát triển nghề nghiệp của mình, các cơ hội để thăng tiến và nâng cao vị thế nghề nghiệp luôn phát huy thế mạnh trong việc thúc đẩy người lao động gắn bó hơn với doanh nghiệp. Người lao động sẽ không cam kết làm việc ở một doanh nghiệp, nơi họ khơng nhìn thấy tương lai cho sự phát triển nghề nghiệp của mình, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế mở, người lao động ngày càng được thông tin đầy đủ hơn và có nhiều cơ hội để lựa chọn, quyết định nghỉ việc của người lao động để làm cho một doanh nghiệp khác, nơi họ có cơ hội tiềm năng để phát triển nghề nghiệp của mình.

Các chính sách về phát triển nghề nghiệp của doanh nghiệp càng rõ ràng, càng chi tiết, người lao động càng xác định rõ hơn hướng đi của mình và đương nhiên mức độ thúc đẩy họ làm việc đạt được mục đích đó sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp nhằm duy trì và đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại công ty bảo việt đồng nai đến năm 2015 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)