CHƯƠNG 6 : LÝ THUYẾT VỀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
6.2. Chuẩn hóa lược đồ quan hệ
6.2.4. Các dạng chuẩn
Để đánh giá một cách cụ thể chất lượng thiết kế của một lược đồ cơ sở dữ liệu, lúc ban đầu E.F.Codd tác giả của mơ hình dữ liệu quan hệ đã đưa ra ba dạng chuẩn và sau đó hai ơng R.F.Boyce và E.F.Codd cải tiến dạng chuẩn thứ ba gọi là dạng chuẩn BC. Các dạng chuẩn được định nghĩa dựa trên khái ni ệm phụ thuộc hàm. Trước khi mô t ả chi tiết các dạng chuẩn cần làm rõ một số khái niệm sau đây:
Cho một lược đồ quan hệ R trên tập thuộc tính U = {A1,A2,…,An} và tập phụ thuộc hàm F.
– Thuộc tính khóa: Thuộc tính U được gọi là thuộc tính khóa nếu A có tham gia vào một khóa của R.
– Thuộc tính khơng khóa: Thuộc tính A∈U được gọi là thuộc tính khơng khóa nếu A khơng tham gia vào tất cả các khóa của R.
Ví dụ 6.10: Cho R(A,B,C,D,E) có 2 khóa là AB và BE, vậy các thuộc tính khóa là: A,B,E; các thuộc tính khơng khóa là: C,D
– Thuộc tính phụ thuộc đầy đủ: Một thuộc tính A được gọi là phụ thuộc đầy đủ vào
tập thuộc tính X nếu khơng t ồn tại tập Z ⊂ X sao cho Z → A
– Phụ thuộc hàm hiển nhiên: X → Y đuợc gọi là hiển nhiên nếu Y ⊆ X
– Thuộc tính phụ thuộc bắt cầu: Một thuộc tính A được gọi là phụ thuộc bắt cầu vào tập thuộc tính X nếu thỏa đồng thời các điều kiện sau:
(1) X→Y,Y→A
(2) Y ® X (3) A ∉ (X∪Y)
Ví dụ 6.11: Cho R(A,B,C,D,E), F={A → B, B → E, E → A, EB → D, D → C}
+ Kiểm tra E có phụ thuộc bắt cầu vào A khơng?
Ta có A → B, B → E thỏa điều kiện (1) nhưng B → A (do B → E, E → A) nên
điều kiện (2) không thỏa, suy ra E không phụ thuộc bắt cầu vào A + Kiểm tra C có phụ thuộc bắt cầu vào EB khơng?
Ta có EB → D, D → C thỏa điều kiện (1) và D ® EB (do D+=DC É EB) nên
thỏa điều kiện (2), mặc khác C ∉ EBD nên thỏa điều kiện (3), suy ra C phụ thuộc bắt cầu vào EB