CHƯƠNG 6 : LÝ THUYẾT VỀ THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU
6.2. Chuẩn hóa lược đồ quan hệ
6.2.4.4. Dạng chuẩn BC (Boyce-Codd Normal Form)
Định nghĩa: Một lược đồ quan hệ R được gọi là đạt chuẩn BC nếu mọi phụ
thuộc hàm không hi ển nhiên của F đều có vế trái là siêu khóa. Ví dụ 6.17: Cho R(A,B,C,D,E) có F={AB → CDE, AE
→ B} Kiểm tra R có đạt chuẩn BC khơng?
Để kiểm tra chuẩn BC, ta tìm tất cả các khóa của R: TN={A}, TG={B, E}
Xi Xi ∪ TN {Xi ∪ TN}+ Si K
∅ A A
B AB ABCDE AB AB
E AE ABCDE AE AE
BE ABE ABCDE ABE
Ta có 2 khóa là K1=AB, K2=AE
Các phụ thuộc hàm trong F đều thỏa chuẩn BC vì:
AB → CDE có vế trái AB là siêu khóa
AE → B có vế trái AE là siêu khóa
Vậy R đạt chuẩn BC
Ví dụ 6.18: Xét các lược đồ quan hệ sau
DONDH(SODH, NGAYDH, MAKH) đạt chuẩn BC vì các phụ thuộc hàm có trong
DONDH đều thỏa định nghĩa chuẩn BC: SODH → NGAYDH, SODH → MAKH
CTIETDH(SODH, MAHH, SLUONG) đạt chuẩn BC vì thuộc hàm có trong lược đồ
này: SODH, MAHH → SLUONG thỏa chuẩn BC
Một lược đồ cơ sở dữ liệu được gọi là ở dạng chuẩn BC nếu mọi lược đồ quan hệ con của nó đều ở dạng chuẩn BC.
Chúng ta có th ể đánh giá chất lượng thiết kế dựa trên tiêu chu ẩn dạng chuẩn của các lược đồ quan hệ con. Q trình chuẩn hóa một lược đồ CSDL nhằm mục đích nâng cao chất lượng thiết kế hay cụ thể hơn là đưa các lược đồ quan hệ con từ dạng chuẩn thấp lên dạng chuẩn cao hơn mà tối thiểu là dạng chuẩn 3. Chưa dừng lại ở dạng chuẩn BC để nâng cao hơn nữa chất lượng của lược đồ quan hệ trong những trường hợp đặc
biệt người ta đã đưa ra thêm hai tiêu chuẩn nâng cao nữa là dạng chuẩn 4 và dạng chuẩn 5 sẽ được trình bày trong những tài liệu liên quan khác.