triển vùng Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam gồm 6 tỉnh, thành phố (thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu). Đây là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.
Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong thu hút FDI và là địa phương đầu tiên chuyển sang chú trọng chất lượng dự án ĐTNN. Nhờ đó, những năm gần đây, số lượng dự án FDI ĐT vào các lĩnh vực cơ khí chế tạo, điện - điện tử, bất động sản, các ngành dịch vụ,… của Thành phố luôn giữ tỷ trọng cao. Năm 2010, Thành phố thu hút được khoảng 2 tỷ USD vốn FDI vào các dự án bất động sản, trung tâm thương mại, sản xuất công nghiệp,… Đáng chú ý là dự án phát triển trung tâm thương mại của Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) ở quận 11 có tổng vốn đăng ký 100 triệu USD; dự án phát triển khu trung tâm thương mại ở quận 7 có vốn ĐT đăng ký 360 triệu USD do Saigon Co.op, Samco liên doanh với Map- pletree thực hiện,… Trong lĩnh vực cơ khí, Ban Quản lý Khu cơng nghệ cao Thành phố trao giấy chứng nhận ĐT cho Công ty Nidec Copal (thuộc Tập đoàn Nidec, Nhật Bản) với dự án Nidec Copal Precision Việt Nam, vốn ĐT 70 triệu USD, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mơtơ chính xác cao và linh kiện môtơ dùng trong các thiết bị di động, kỹ thuật số. Ngồi ra cịn rất nhiều dự án vừa và nhỏ khác công nghệ cao đã và đang được triển khai ở thành phố Hồ Chí Minh. Để tạo thuận lợi cho các nhà ĐT, thành phố hỗ trợ về mặt thủ tục để
DN đẩy nhanh tốc độ giải ngân, xử lý kiên quyết các trường hợp gây khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Đặc biệt, trong lĩnh vực bất động sản, Thành phố đang khẩn trương hoàn chỉnh quy hoạch về sử dụng đất, thống kê quỹ đất trống trên địa bàn với thông số cụ thể về hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chỉ tiêu về quy hoạch, hình thức ĐT để cơng bố rộng rãi cho các nhà ĐT. Thành phố Hồ Chí Minh cũng tích cực cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ ĐT.
Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu nằm trong nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn FDI cao của cả nước. Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh đã cấp mới 196 Giấy chứng nhận ĐT cho nhà ĐTNN với tổng vốn đăng ký là 24,258 tỷ USD, nâng tổng số dự án ĐT trên địa bàn lên 280, đạt tổng vốn đăng ký khoảng 27 tỷ USD. Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào du lịch và cơng nghiệp. Chính quyền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu luôn hỗ trợ DN thực hiện các thủ tục hành chính, cùng DN tháo gỡ khó khăn, cùng bàn bạc giải quyết vướng mắc, tạo điều thuận lợi cho các nhà ĐTNN, đồng thời cũng kiên quyết xử lý những hiện tượng tiêu cực, những dự án không thực hiện đúng cam kết, chậm triển khai, không bảo vệ môi trường.
Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tính đến năm 2010, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt trên 1,5 tỷ USD; vốn giải ngân đạt 800 triệu USD. Ở đay cũng xuất hiện nhiều dự án FDI có quy mơ vốn lớn. Nhiều dự án FDI trong các ngành dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất chi tiết máy móc thiết bị và nơng lâm nghiệp. Các dự án có tính chất gia công sử dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án cơng nghệ cao trong các KCN. Có sự thay đổi chất lượng của dịng vốn FDI vào Đồng Nai là do Tỉnh có chính sách ưu tiên cho các dự án cơng nghệ cao, sử dụng ít lao động, khơng tác động tiêu cực đến mơi trường.
Bình Dương cũng là tỉnh nổi bật trong thu hút FDI, với quy mô đạt gần 1 tỷ USD vào năm 2010, trong đó có 104 dự án ĐT mới với tổng vốn đăng ký
413 triệu USD và 135 dự án bổ sung với số vốn tăng thêm 536 triệu USD. Đến cuối năm 2012, tồn tỉnh có 2.006 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 13,7 tỷ USD. Điểm nổi bật trong thu hút FDI tại Bình Dương là tăng nhanh về số lượng và đa dạng về cơ cấu ngành nghề, gồm bất động sản, thương mại dịch vụ, sản xuất phụ tùng xe ô tô, hàng điện tử, thiết bị y tế,… Năm 2010, gần 70% số vốn FDI đầu tư vào các KCN của Tỉnh. Có được kết quả này là do Bình Dương tập trung xây dựng các KCN hồn chỉnh có kết cấu hạ tầng tốt, thuận lợi cho các nhà ĐT.
Gần đây, hầu hết các tỉnh trong vùng hạn chế tiếp nhận các dự án gây ô nhiễm môi trường, dự án có hàm lượng cơng nghệ thấp, đồng thời tích cực thu hút những dự án có hàm lượng cơng nghệ cao, sử dụng ít lao động, nhằm giảm thiểu ơ nhiễm và tăng giá trị gia tăng của các dự án FDI.
Chính sách thu hút FDI vào Vùng Đông Nam Bộ cũng đưa đến một số kết quả không mong muốn như:
- Gây áp lực lớn lên hệ thống kết cấu hạ tầng trong vùng dẫn đến ách tắc, giao thông, chất lượng sống của một bộ phận người lao động trong các KCN thấp. Một số cảng biển chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải biển. Giao thông đường sông trong Vùng chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa đang tăng lên nhanh chóng. Hệ thống giao thơng đường bộ q tải. Giao thơng ở thành phố Hồ Chí Minh đã rất ách tắc.
- Gây ra luồng di chuyển lớn lao động từ ngoài vào Vùng đã làm nảy sinh nhiều bất cập về nhà ở, điện, nước, giao thông, y tế, giáo dục, thiếu nguồn lao động trong một số thời điểm trong năm.
Nguyên nhân dẫn đến các tác động không mong muốn là do quản lý tổng thể và quản lý theo ngành trên địa bàn vùng Đơng Nam Bộ cịn rất hạn chế. Khi tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho thời kỳ 1996-2010, các tỉnh đã cố gắng tìm kiếm một cơ chế phối hợp giữa các địa phương và ngành nhưng rất khó khăn. Cơ chế phối hợp có tính chất vùng hoặc liên vùng
lại càng khó thực hiện hơn nữa. Thể chế hành chính và tài chính cơng vừa khơng tạo được tính chủ động cho sự phát triển của địa phương, vừa khơng kiểm sốt được tính kỷ cương trong hợp tác theo vùng. Hiện nay chưa có sự phối hợp trong thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế toàn Vùng. Các tỉnh chỉ thực thi quy hoạch đó theo trách nhiệm và thẩm quyền riêng của họ, chưa thiết lập được liên kết trách nhiệm trong điều phối thực hiện quy hoạch phát triển, bó gọn hành động trong kế hoạch, ngân sách phân cấp cho chính quyền địa phương, khơng khuyến khích họ hoạch định và thực thi chính sách, quy hoạch đứng trên lợi ích của Vùng. Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh chưa phối hợp hiệu quả nhằm giảm ô nhiễm môi trường nước. Nhiều điểm dân cư tập trung đang có xu hướng trở thành đơ thị, song chưa có đủ điều kiện và kết cấu hạt tầng kỹ thuật của đô thị. Nhiều KCN tập trung khơng có nhà ở cho cơng nhân.