phủ chưa được phát huy
Chức năng quy hoạch phát triển kinh tế vùng và phân cấp phối hợp giữa các tỉnh của các Bộ ngành chưa thực sự rõ ràng. Phối hợp giữa các Bộ, ngành chức năng với các cấp chính quyền tỉnh trên quan điểm phát triển vùng cũng có nhiều lúng túng. Vẫn cịn tình trạng vừa chồng chéo chức năng trong tổ chức thực hiện thu hút FDI giữa cấp Trung ương với cấp địa phương hoặc giữa các ban quản lý khu kinh tế với nhau về các việc giống nhau như tổ chức xúc tiến đầu tư trong nước, ở nước ngoài, thẩm định dự án, thanh tra các dự án FDI, cấp các điều kiện ĐT. Hiện nay, sự phân cấp quá lớn của Chính phủ cho các Ban quản lý khu kinh tế, KCN dẫn đến khó phân định quyền của chính quyền địa phương và quyền của các Ban quản lý trong thay mặt chính quyền Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án
FDI hoạt động trong khu kinh tế, KCN. Trong khi đó, có nhiều chức năng bị bỏ lơi như kiểm soát người nước ngoài làm việc trong các dự án ở địa phương, tình trạng gây ơ nhiễm đất, nước, khơng khí, an tồn trong các dự án có thi cơng xây dựng…
Chức năng của Chính phủ trong chỉ đạo phối hợp giữa các tỉnh trong vùng để có chiến lược thu hút FDI hiệu quả chưa được thực hiện sâu sát trong thực tế. Hiện chưa rõ cơ quan nào trong Chính phủ đảm nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về chức năng này. Do đó, cơ chế hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ chưa mang tính bắt buộc, chủ yếu dựa vào tự nguyện, giúp đỡ lẫn nhau. Cơ chế hợp tác lỏng lẻo này dễ bị mất hiệu lực khi có hai tỉnh cùng cạnh tranh thu hút một dự án FDI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa chú trọng thiết lập cơ chế hợp tác giữa các tỉnh về xúc tiến ĐT, kết nối hạ tầng giao thông, phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển năng lượng… phục vụ cho việc thúc đẩy thu hút FDI toàn vùng. Các Bộ khác, nhất là Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa hỗ trợ các tỉnh trong vùng tiến hành các nghiên cứu, điều tra, đánh giá để xác định lợi thế cạnh tranh của cả vùng cũng như của mỗi tỉnh thuộc vùng để khuyến khích các tỉnh bàn bạc, hợp tác với nhau cùng có lợi, tránh bị người nước ngoài lợi dụng. Các Bộ ngành cũng chưa thật chú trọng cụ thể hóa các quy hoạch xây dựng khu vực sản xuất hàng hóa tập trung là thế mạnh của cả vùng, chưa giúp đào tạo cán bộ cho địa phương để có nhân lực thích ứng với u cầu của các dự án đòi hỏi nhân lực chất lượng cao, chưa khuyến khích các tỉnh thiết lập các chuỗi thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên cơ sở liên kết, phối hợp giữa các cơ sở sản xuất trong vùng.
Do bị chi phối bởi lợi ích nhiệm kỳ và cục bộ địa phương nên cán bộ lãnh đạo các tỉnh chỉ khai thác khía cạnh phân cấp quyết định ĐT để lôi kéo nhà ĐTNN nên đã xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tỉnh trong kêu gọi, mời chào và thu hút FDI, gây tổn hại đến lợi ích chung. Hơn
nữa, những hành vi như vậy không bị phê phán, ngăn chặn nên càng làm yếu đi sự liên kết vùng, không chỉ ảnh hưởng đến thu NSNN, đến lợi ích của vùng do bị chia xẻ dự án, lĩnh vực ĐT, mà cịn góp phần gây ra tình trạng vùng kinh tế bị chia cắt, một số DN FDI bố trí quá dày ở các tỉnh trong vùng dẫn đến thừa công suất sản xuất. Sự tùy tiện, lạm quyền của cấp dưới hoặc bỏ trống, chồng chéo chức năng... cũng tạo sơ hở để nhà ĐTNN lợi dụng tìm kiếm lợi ích q lớn đối với họ, khơng chỉ gây thiệt hại cho đất nước, làm phức tạp việc xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đối với nhà ĐT, mà cịn có nguy cơ làm tha hóa cán bộ, gây bất bình trong dân.