VÙNG BẮC TRUNG BỘ
3.2.1. Thực trạng xây dựng môi trường đầu tư chung cho nhà đầutư nước ngoài tư nước ngoài
3.2.1.1. Thực trạng xây dựng môi trường pháp lý cho nhà đầu tưnước ngồi nước ngồi
Năm 2005 Quốc hội đã thơng qua Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp áp dụng chung cho cả ĐT trong nước và ĐTNN. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam nhà ĐTNN được đối xử bình đẳng với nhà ĐT trong nước theo nguyên tắc "đối xử quốc gia". Điểm nổi bật của Luật Đầu tư 2005 là chế định mơi trường ĐT bình đẳng cả về quyền tự do ĐT kinh doanh lẫn quyền tiếp cận dịch vụ trong nước, nhất là dịch vụ công, với một giá chung cho cả nhà ĐT trong nước và nước ngoài. Luật này cũng chế định các thủ tục ĐT theo hướng đơn giản hoá, quy định thời gian cơ quan nhà nước phải hoàn thành thủ tục ĐT theo quan điểm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tương thích với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Về cơ bản, Luật Đầu tư tuyên bố quyền tự do của nhà ĐTNN trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Nhà nước cam kết bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn ĐT, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác,
tạo điều kiện cho nhà ĐTNN hoạt động lâu dài ở Việt Nam, cũng như có thể chuyển thu nhập về nước bằng ngoại tệ. Nhà nước cam kết mạnh mẽ không quốc hữu hóa, khơng tịch thu bằng biện pháp hành chính tài sản hợp pháp của nhà ĐTNN. Khi thật cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh và lợi ích quốc gia Nhà nước sẽ chỉ trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà ĐTNN theo giá thị trường giống như đối với nhà ĐT trong nước.
Các quyền sở hữu trí tuệ, quyền tự do thương mại, tự do XK, NK trực tiếp, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam được Nhà nước bảo hộ theo tinh thần của các Hiệp định quốc tế. Nhà ĐTNN cịn được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng, được quyền kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác theo quy định chung về quản lý ngoại hối.
Các quyền về tự do kinh doanh của nhà ĐTNN được Luật Đầu tư 2005 tuyên bố bảo hộ như nhà ĐTNN được bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng đất, tài nguyên trong lòng đất, trong thuê hoặc mua thiết bị, máy móc ở trong nước và nước ngoài để thực hiện dự án ĐT, trong thuê lao động trong nước và nước ngoài theo nhu cầu SXKD… Nhà ĐTNN có quyền quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của mình và giao dịch hàng hóa, liên kết sản xuất với DN tư nhân trong nước, DN có vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam như nhà ĐT trong nước. Thậm chí Luật cho phép nhà ĐTNN chuyển nhượng, điều chỉnh vốn hoặc dự án đầu tư, được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại tổ chức tín dụng để vay vốn thực hiện dự án. Các hình thức ĐTNN được mở rộng từ liên doanh dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn đến công ty cổ phần, hợp tác với cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ĐT vốn, tham gia đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dưới các hình thức BOT, BTO…
Nhà ĐTNN được quyền tiếp cận các văn bản pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư, các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân, của từng vùng kinh tế
và các thông tin kinh tế - xã hội khác có liên quan đến hoạt động ĐT. Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến ĐT. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của luật trong nước thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế. Luật Đầu tư 2005 cũng đảm bảo tính nhất quán trong chính sách của Nhà nước bằng tuyên bố bảo đảm lợi ích chính đáng của nhà ĐT trong trường hợp Nhà nước thay đổi pháp luật, chính sách. Cơ chế giải quyết tranh chấp khá mở, cho phép nhà ĐTNN được quyền lựa chọn một trong các cơ quan giải quyết tranh chấp.
Điểm mới nữa trong thu hút FDI của Luật Đầu tư năm 2005 là phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế (gọi chung là Ban quản lý) cấp Giấy chứng nhận ĐT cũng như quản lý hoạt động ĐT, giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ. Theo quy định này, UBND cấp tỉnh và Ban quản lý được phân cấp, tự quyết định và cấp Giấy chứng nhận cho một số dự án FDI đến 30 triệu USD. Luật ĐT 2005 còn quy định cụ thể quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan quản lý nhà nước, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trị, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý hoạt động ĐTNN. UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý toàn diện về phát triển KT-XH của địa phương, trong đó có cấp Giấy chứng nhận ĐTNN và quản lý hoạt động ĐTNN trên địa bàn.
Triển khai các quy định của Luật Đầu tư 2005, Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ đã ban hành cơ chế, chính sách bao gồm: nghị định, nghị quyết, quyết định, thông báo, quy hoạch của cấp Trung ương và các hướng dẫn, quy định, quy hoạch của cấp ngành và cấp tỉnh để nhanh chóng tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích ĐTNN của Nhà nước.
Nhằm chuẩn hóa mơi trường đầu tư theo các định chế quốc tế, ngày 26/11/2014, Quốc hội ban hành Luật Đầu tư 2014 với một số thay đổi so với luật Đầu tư 2005, như: bỏ một số hình thức ĐT hợp đồng BOT, BTO, BT; ĐT phát triển kinh doanh, ĐT thực hiện việc sáp nhập và mua lại DN, bổ sung
hình thức ĐT theo hợp đồng đối tác cơng tư (PPP). Theo đó, nhà ĐT, DN sẽ ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án ĐT xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành cơng trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ cơng. Các hình thức ĐT cịn lại có những thay đổi đáng kể như sau: Để thành lập tổ chức kinh tế, nhà ĐTNN phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ và các điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà ĐTNN được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ một số trường hợp hạn chế theo quy định của pháp luật về chứng khốn, về cổ phần hóa và chuyển đổi DN nhà nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Luật Đầu tư 2014 cũng quy định chi tiết về điều kiện, thủ tục đầu tư, các nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC.