Quy trình gia công cơ chi tiết thân chày (chi tiết số 10)

Một phần của tài liệu Thiết kế khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau động cơ điện m9811 tại công ty okura biên hòa (Trang 73 - 77)

L ỜI NÓI ĐẦU

4.3Quy trình gia công cơ chi tiết thân chày (chi tiết số 10)

Hình 4.3 Các kích thước cơ bản của chi tiết số 10. Yêu cầu kỹ thuật:

 Các kích thước không ghi sai lệch giới hạn theo H14, h14.

 Các góc lượn R2,5 max.

Hình 4.4 Bản vẽ đánh số chi tiết thân chày.

Quy trình công nghệ gia công chi tiết thân chày được trình bày trên bảng 4.4. Bảng 4.4 Quy trình công nghệ gia công chi tiết thân chày.

STT nguyên công/bước Bề mặt gia công Thiết bị

1 Tiện thô 1, 2, 7 Máy tiện HOWA-SA

2 Chấm dấu và khoan 4, 5, 6, 8, 9 Máy Phay CNC

3 Khoan và taro ren 9 Máy khoan TAILIFT

TPR-C100

4 Xử lý nhiệt Lò xử lý nhiệt

5 Tiện cứng 2 Máy tiện HOWA-SA

6 Tiện tinh 2 Máy tiện HOWA-SA

7 Đánh bóng 2 Máy đánh bóng

Chương 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

5.1 Kết luận

Đề tài đã tính toán thiết kế bộ khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau động cơ điện cỡ nhỏ M9811 tại công ty OKURA Biên Hòa.

Việc tính toán thiết kế và mô hình hóa các quá trình thiết kế đã được thực hiện trên cơ sở những mục tiêu đã đặt ra. Đề tài đã đưa ra được các bản thiết kế tổng thể và bản vẽ chế tạo các chi tiết của bộ khuôn dập. Các chi tiết trong bộ khuôn dập được mô hình hóa dưới dạng 3D bằng phần mềm Pro/Engineer và lắp ráp thành mô hình một bộ khuôn hoàn chỉnh.

5.2 Đề xuất ý kiến

Quá trình tính toán thiết kế bộ khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau động cơ điện cỡ nhỏ M9811 đã hoàn thành các tính toán về mặt lý thuyết, nhưng việc tính toán thiết kế bằng tay là vẫn chưa tối ưa hóa, để việc thiết kế hoàn thiện hơn nữa phục vụ cho quá trình gia công các chi tiết tại công ty OKURA Biên Hòa đạt hiệu quả cần đưa ra thêm các bản vẽ chế tạo ở nguyên công 3 mà đề tài còn chưa làm được.

Để tăng năng suất cần giảm bớt các thao tác dập từng nguyên công bằng cách thiết kế khuôn dập liên hoàn để thay cho khuôn dập đơn.

Các chi tiết số 9 (chày) và chi tiết số 10 (thân chày) trong nguyên công 1 và 2 cần đúc thành khối để giảm giá thành gia công. Khoét lỗ các chi tiết cối, tấm chạy để giảm khối lượng sức nặng của khuôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Trọng Hiệp (2007), Chi tiết máy, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục.

2. Võ Trần Khúc Nhã (2005), Sổ tay thiết kế khuôn dập tấm, Nhà xuất bản Hải Phòng.

3. Phạm Hùng Thắng (1995), Giáo trình hướng dẫn thiết kế đồ án môn học chi tiết máy, Nhà xuất bản nông nghiệp.

4. Ninh Đức Tốn (2000), Dung sai và lắp ghép, Nhà xuất bản giáo dục. 5. Tôn Yến (1974), Công nghệ dập nguội, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. 6. Sổ tay MISUMI (2007), Công ty MISUMI Nhật Bản phát hành.

Một phần của tài liệu Thiết kế khuôn dập nguội cho chi tiết nắp sau động cơ điện m9811 tại công ty okura biên hòa (Trang 73 - 77)