5. Kết cấu của đề tài
3.3 Các nhóm giải pháp hoàn thiện logistics
3.3.1.1 Nhóm giải pháp kết hợp SO
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động logistics
Hiện nay kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh, hiện đại và được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đối với hoạt động logistics mang tính tồn cầu và xun suốt theo dòng chảy từ các nhà cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào đến khi sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng. Vì thế việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics là đều tất nhiên và cần thiết, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí và thời gian, tăng hiệu quả hoạt động của logistics. Hệ thống chia sẽ và trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cần được ứng dụng rộng khắp. Đối với doanh nghiệp nhờ công nghệ thông tin có thể theo dõi tình trạng hàng hóa xuất nhập khẩu của mình, đồng thời cập nhật được những chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động logistics để thực thi đúng pháp luật hiện hành.
Với ng̀n tài chính và Ban lãnh đạo và các cấp quản lý có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao đánh giá được tầm quan trọng của logistics, công ty tăng cường thuê thêm đường truyền internet tốc độ cao để hỗ trợ phòng Hậu cần trong việc khai báo hải quan và thông quan hàng hóa nhanh chóng góp phần giải quyết được nguồn nguyên liệu đầu vào đúng thời gian. Hệ thống quản lý SAP được thiết kế thêm những báo cáo để truy xuất dữ liệu nhanh chóng, giúp phòng Hậu cần và Kho trong việc quản lý được số lượng và trị giá chính xác.
Tăng sản lượng, chất lượng của sản phẩm giữ vững thị phần.
Với những cơ hội từ mơi trường bên ngồi mang lại như những ưu đãi khi doanh nghiệp đầu tư vào KCNC, số lượng khách hàng và đơn hàng luôn ổn định, Thương hiệu Datalogic trong thị trường máy đọc mã vạch luôn chiếm thị phần cao kết hợp với năng lực sản xuất và hệ thống quản lý chất lượng bên trong doanh nghiệp là yếu tố chính để giải pháp này hiệu quả.
Bộ phận Kỹ thuật sẽ nghiên cứu và phối hợp với bộ phận sản xuất để sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, dây chuyền lắp ráp máy đọc mã vạch, để hoàn thành đơn hàng theo yêu cầu của kế hoạch giao hàng, những lô hàng sản xuất ra phải đạt được tỷ lệ lớn hơn 98% sản phẩm tốt trong lần kiểm tra đầu tiên. Bộ phận Chất lượng kiểm tra nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu đầu vào đến chất lượng sản
phẩm đầu ra, ngăn chặn những sản phẩm lỗi về mặt kỹ thuật, nhằm đem đến khách hàng sản phẩm chất lượng cao.
Hạn chế qui trình logistics thu hời
Trong hoạt động kinh doanh thương mại sẽ không tránh khỏi những rủi ro cho logistics đầu vào như là công ty sẽ nhận được những lô hàng nguyên liệu kém chất lượng, thiếu số lượng, thiếu thông tin. Rủi ro cho logistics đầu ra như xuất khẩu những lô hàng kém chất lượng, khác biệt về số lượng, đóng gói sai tiêu chuẩn, hàng hư hại hoặc thiếu sót trong quá trình vận chuyển… Nếu doanh nghiệp không quản lý được những yếu tố trên thì qui trình logistics thu hồi sẽ xảy ra. Điều này không những ảnh hưởng đến thương hiệu của Datalogic, thị phần trên thị trường thiết bị ngoại vi, uy tín của sản phẩm của cơng ty với khách hàng mà còn là nguyên nhân góp phần gây ra việc ô nhiễm môi trường sống.
Logistics xanh đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và cũng là xu hướng phát triển chung đối với ngành logistics. Vì vậy, việc hạn chế những tác hại đến môi trường là yếu tố doanh nghiệp cần phải thực hiện. Với hệ thống quản lý chất lượng hoạt động hiệu quả, cơ sở hạ tầng kết cấu nhà xưởng, kho bãi thích hợp cho chuỗi logistics cơng ty Datalogic Scanning Việt Nam đã hạn chế để qui trình logistics thu hồi không xảy ra thường xuyên, hạn chế những lô hàng kém chất lượng bị trả về từ khách hàng, và trả nguyên phụ liệu hư hỏng về cho các nhà cung cấp nguồn nguyên phụ liệu đầu vào. Ứng dụng kỹ thuật công nghệ thông tin trong logistics góp phần để giải pháp này thành cơng. Ngồi ra, những chi phí phát sinh từ qui trình logistics thu hồi cũng được quản lý chặt chẽ nhằm để phân tích và đánh giá nguyên nhân để ngăn ngừa va khắc phục.