đội nhân dân Lào những năm qua
Thứ nhất, nhận thức chưa tốt của một bộ phận giảng viên về vị trí, vai
trị, trách nhiệm của mình trong việc đào tạo sĩ quan trong các Học viện Quân đội nhân dân Lào nên chất lượng giảng dạy ở một bộ phận giảng viên chưa cao, chưa phát huy được tính sáng tạo trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.
Một số giảng viên chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trị, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, cho nên họ chưa có động cơ, thái độ và ý chí quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của họ. Họ chỉ thực hiện theo nhiệm vụ, theo mệnh lệnh, theo lợi ích cá nhân, giảng dạy theo bố trí, sắp sếp cho hết thời giờ mà thôi, chứ không phải giảng dạy theo lòng yêu nghề, lòng quý mến học viên. Cho nên kết quả giảng dạy của họ chưa thực sự đáp ứng với mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình đào tạo sĩ quan bậc đại học. Một số
giảng viên không được đào tạo theo chuyên môn, theo các lớp sư phạm mà được đưa từ các đơn vị về làm công tác giảng dạy, thậm chí một số giảng viên chỉ có trình độ cao đẳng. Điều đó dẫn tới chất lượng giảng dạy cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo của các Học viện. Một số giảng viên do ít được trải nghiệm trong thực tiễn xây dựng đơn vị, do vậy thiếu khả năng giải quyết mối quan hệ giữa tri thức lý luận với kinh nghiệm thực tiễn. Một số giảng viên chỉ qua đào tạo ở các trường đại học ngoài quân đội nên tri thức về lĩnh vực quân sự cịn hạn chế. Điều này giống như Hồ Chí Minh đã nhận định rằng: “Vì kém lý luận, cho nên gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Khơng biết nhận rõ điều kiện hồn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy. Kết quả thường thất bại” [55, tr.274].
Mặt khác, tỷ lệ giảng viên đã qua đào tạo sau đại học trực tiếp làm cơng tác giảng dạy cịn thấp. Theo điều tra vẫn còn 24.85 % đội ngũ giảng viên có trình độ cao đẳng. Số giảng viên đã qua thực tiễn chiến đấu ngày càng giảm. Số giảng viên có học vị, học hàm cao lại phát triển chậm chạp. Theo số liệu cho thấy trình độ tri thức của đội ngũ giảng viên còn mất cân đối về chất lượng, thiếu về số lượng chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự nghiệp đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL theo hướng chính quy, mẫu mực, tiên tiến, hiện đại. Với thực trạng trên, chúng ta cần phải có biện pháp thích hợp để xử lý kịp thời. Đó là giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao trình độ tri thức, đào tạo và bồi dưỡng tri thức đối với đối tượng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy chưa đạt yêu cầu về nội dung, chương trình đào tạo sĩ quan, đối với đối tượng chưa phát huy tốt nhân tố chủ quan của họ, kiên quyết loại trừ những đối tượng vi phạm quy chế, vi phạm kỷ luật và pháp luật.
Những năm qua, do hạn chế về trình độ tri thức, chun mơn sư phạm, kinh nghiệm giảng day của một số đội ngũ giảng viên, cho nên chất lượng giảng dạy của họ chưa cao. Hiện nay vẫn cịn tồn tại tình trạng số lượng đội ngũ giảng viên có trình độ cao đẳng, cử nhân đơng hơn đội ngũ giảng viên có
trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, và vẫn cịn tình trạng đội ngũ giảng viên ít kinh nghiệm đơng hơn đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Đội ngũ giảng viên mới vào nghề có xu hướng tăng lên và ngược lại đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm có xu hướng giảm xuống. Nhìn chung, do hạn chế về trình độ tri thức, chun mơn sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy cho nên năng lực sư phạm của mơt số giảng viên cịn hạn chế nhất định. Năng lực sư phạm của một số giảng viên còn hạn chế, thiếu khoa học trong xây dựng kế hoạch; còn đơn giản trong công tác chuẩn bị bài giảng, cịn thụ động khơng làm chủ được nội dung và thời gian giảng dạy, khó khăn trong sử dụng phương tiện, khó khăn trong xử lý các tình huống sư phạm. Theo số lượng điều tra có 41.80 % đội ngũ giảng viên cịn yếu về năng lực sử dụng phương tiện dạy học, kỹ năng sư phạm; 42.37 % đội ngũ giảng viên trình độ tri thức, trình độ lý luận, chun mơn sư phạm cịn yếu; 23.16 % đội ngũ giảng viên còn yếu về đạo đức sư phạm, gương mẫu, ý thức trách nhiệm [phụ lục 7].. Một số giảng viên chưa tận dụng hết tính năng, tác dụng của giảng đường chuyên dung, phương tiện hiện đại để giảng dạy. Trong khi đó 36.72 % đội ngũ giảng viên cho rằng năng lực, trình độ chun mơn sư phạm của họ là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phát huy tính tích cực, chủ động trong quá trình giảng dạy của họ [phụ lục 4].
Những hạn chế về phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện QĐNDL còn biểu hiện ở kết quả học tập, rèn luyện của một số học viên vẫn còn những hạn chế nhất định, về trình độ nhận thức lý luận được nâng lên nhưng so với yêu cầu còn hạn chế. Một số học viên nắm được kiến thức nhưng biểu hiện chưa sâu, chưa thành kiến thức vững chắc của bản thân. Tỷ lệ học viên giỏi còn thấp, tỷ lệ rèn luyện đạt trung bình hàng năm vẫn cịn cao. Một số học viên bị thi trượt và bị đuổi khỏi các Học viện. Theo kết quả điều tra chỉ 19.77 % đội ngũ học viên có trình độ tốt; 75.70 % đội ngũ học viên có trình độ trung bình; 4.51 % đội ngũ học viên có trình độ yếu
[phụ lục 6]. Theo phản ánh của nhiều đơn vị cho rằng một số sĩ quan qua đào tạo ở các Học viện QĐNDL khơng hồn thành nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, tinh thần vượt khó, ý chí quyết tâm của một bộ phận giảng viên
chưa cao, chưa có tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ đúng đắn về đào tạo sĩ quan, ý thức trách nhiệm thấp dẫn đến chất lượng giảng dạy chưa cao; thiếu linh hoạt, thiếu chủ động trong xây dựng kế hoạch, đổi mới nội dung, phương pháp; chưa phát huy tốt những phương tiện hiện đại vào thực tiễn giảng dạy.
Theo số liệu điều tra cho thấy 28.24 % đội ngũ giảng viên là do cấp trên bố trí, sắp xếp, 3.38 % đội ngũ giảng viên đành phải chấp nhận nghề giảng viên là do khơng cịn con đường chọn nghề nào khác tốt hơn, 0.56 % đội ngũ giảng viên là do lời khuyên của bạn bè, gia đình, họ hàng, 9.60 % đội ngũ giảng viên muốn chuyển sang nghề khác và muốn được nhận chức vụ chỉ huy, lãnh đạo ở các đơn vị ngoài các Học viện QĐNDL [phụ lục 2 ]. Về ý thức tổ chức kỷ luật ở một số giảng viên chứa cao. Ý thức tự giác trong rèn luyện, trong học tập ở một số giảng viên còn hạn chế. Một số giảng viên vi phạm kỷ luật của Học viện, pháp luật của Nhà nước và bị sa thải. Theo điều tra điểm yếu nhất của đội ngũ giảng viên: 23.16 % cho rằng đạo đức sư phạm, gương mẫu, ý thức trách nhiệm của họ; 16.38 đội ngũ giảng viên cho rằng kỷ luật lỏng lẻo. Như vậy, tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của một số giảng viên chưa vững chắc, còn biểu hiện giao động, chờ thời.
Tình cảm đội ngũ giảng viên chưa thật sự gắn bó với nghề nghiệp, với nhiệm vụ của mình, một phần giảng viên từ bỏ nghề, muốn chuyển sang nghề khác với mức thu nhập cao hơn. Theo số liệu điều tra cho thấy 9.60 % đội ngũ giảng viên muôn chuyển sang nghề khác với lý do muốn cải thiện kinh tế gia đình, chuyển sang nghề khác cho phù hợp với khả năng của họ, chuyển sang nghề khác do khơng chịu áp lực cơng việc. Ngồi ra khi điều tra lý do chòn nghề của họ cho thấy 28.24 % đội ngũ giảng viên cho là do cấp trên bố trí, sắp xếp; 3.38 % cho là khơng cịn con đường nào khác [phụ lục 2]. Điều này
chứng tỏ trong số của họ chưa tự nguyện chọn nghề giảng viên, cho nên họ chưa có tình cảm, động cơ, thái độ đúng đắn đối với nghề giảng viên.
Do tinh thần, thái độ, động cơ, trách nhiệm học tập thiếu cố gắng của một số học viên ln tác động đến tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ, trách nhiệm của đội ngũ giảng viên. Bởi vì, một nguyên nhân là do công tác tuyển chọn đầu vào chưa thật chu đáo, nghiêm chỉnh; vẫn còn tồn tại trường hợp học viên gửi giúp, thân quen, con cháu lãnh đạo, chỉ huy cấp cao. Cho nên vẫn còn một số học viên chưa thật chủ động trong quá trình học tập rèn luyện. Động cơ, thái độ, ý thức, trách nhiệm học tập của họ chưa cao, còn biểu hiện dựa dẫm, lợi dụng quen biết nhờ gửi để nâng cao kết quả học tập, rèn luyện của mình.
Trong quá trình học tập, một số học viên cịn thụ động, máy móc sao chép, chưa chịu tìm tỏi, nghiên cứu, trao đổi chỉ trông chờ vào sự giúp đỡ của giảng viên, vi phạm quy chế thi, kiểm tra. Một số học viên thi trượt và tìm cách mua xin điểm hay mua chuộc giảng viên. Theo điều tra 20.90 % đội ngũ giảng viên cho rằng yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên là trình độ nhận thức của đội ngũ học viên chưa đồng đều. Những hạn chế trên là do một số giảng viên, học viên “làm việc khơng đúng, khơng khéo thì cịn nhiều khuyết điểm. Khuyết điểm nhiều thì thành tích ít. Khuyết điểm ít thì thành tích nhiều” [55, tr.273]
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG PHÁT HUY NHÂN TỐ CHỦQUAN CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG ĐÀO TẠO SĨ QUAN Ở CÁC HỌC