pháp cơ bản trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên
Để phát huy tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ đúng đắn cho đội ngũ giảng viên cần phải tạo động lực cho họ. Động lực là những nhân tố bên trong kích thích họ tích cực làm việc, tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân đội ngũ giảng viên. Tạo động lực trong giảng dạy là hệ thống các chính sách, các biện pháp quản lý tác động đến đội ngũ giảng viên nhằm làm cho họ có được động lực để làm việc. Tạo động lực có vai trị quan trọng trong quản lý đội ngũ giảng viên. Tạo sự gắn kết giữa đội ngũ giảng viên với tổ chức; tăng mức độ hài lịng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của đội ngũ giảng viên; tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động; là nền tảng để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ…
Quá trình tạo động lực chịu tác động bởi nhiều nhân tố bên trong như: Mục tiêu của Học viện; phong cách nhà lãnh đạo; nhu cầu, động cơ của đội ngũ giảng viên; các công cụ tạo động lực (hệ thống chế độ chính sách, thu nhập, mơi trường làm việc, nội dung công việc...). Tạo động lực cho đội ngũ giảng viên, xét đến cùng là quá trình giải quyết hải hịa, hợp lý giữa lợi ích cá
nhân đội ngũ giảng viện, lợi ích của Học viện, lợi ích quốc gia, mà trước hết nhu cầu về lợi ích của đội ngũ giảng viên phải được đáp ứng tốt. Việc tạo dựng môi trường làm việc thuận lợi, thực sự trong sạch, lành mạnh được quan tâm trên thực tiễn… qua đó, đã tạo được sự đồng thuận, khơi dậy lòng tự tin, tự hào, tự trọng của đội ngũ giảng viên để họ khát khao cống hiến.
Cho nên, Đảng, Nhà nước cần có chính sách để khích lệ, tạo động lực lao động cho đội ngũ giảng viên. Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách phù hợp để phát triển, qua đó làm cơ sở để phát huy được nhân tố chủ quan của đội ngũ giảng viên. Cơ chế, chính sách liên quan đến giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên phải đáp ứng được nhu cầu của đội ngũ giảng viên, yêu cầu, nhiệm vụ của các Học viện QĐNDL, yêu cầu xây dựng qn đội chính quy, hiện đại và u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đảng ủy, Ban giám đốc, các vụ, viện, khoa phải thường xuyên giáo dục, động viên, tôn vinh sự nghiệp đào tạo, tơn vinh vai trị của đội ngũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan. Chú trọng nâng cao tình cảm, ý chí, động cơ, thái độ ý thức trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, giúp họ xác định đúng vị trí, vai trị của mình trong đào tạo sĩ quan, xây dựng cho họ niềm tin, tình yêu nghề nghiệp để tạo thêm sức mạnh, lòng say mê, hứng thú trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Đồng thời, cần phải quan tâm xây dựng những phẩm chất cần thiết trong hoạt động nghề nghiệp của họ bằng hình thức dự giờ, bám lớp, uốn nắn hàng ngày và thông qua mời các giảng viên, nhà giáo ưu tú có nhiều kinh nghiệm tham gia hội đàm, trao đổi để từng bước xây dựng những phẩm chất văn hóa sư phạm, xu hướng tài nghệ sư phạm, phong cách sư phạm, tính mẫu mực, tính mơ phẩm, tính thẩm mỹ, nhân cách, lối sống của đội ngũ giảng viên.
4.3.3. Phát huy vai trò, chức trách, nhiệm vụ, sứ mệnh lịch sử của độingũ giảng viên trong đào tạo sĩ quan ở các Học viện Quân đội nhân dân Lào