.13 Vật liệu titan sử dụng trong khớp háng nhân tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến đặc tính ma sát của cặp vật liệu y sinh cocrmo UHMWPE trong khớp háng nhân tạo toàn phần (Trang 35 - 36)

Với những đặc tính tuyệt vời như có đợ bền cao, mơ đun đàn hồi thấp, có trọng lượng nhẹ (4.51 g/cm3), khả năng tương thích rất cao trong mơi trường sinh học của con người… [27]. Ti-6Al-4V là hợp kim của Titan được sử dụng nhiều do có đặc tính chống ăn mịn rất tốt với thành phần hóa học được thể hiện ở bảng 1.2 bao gồm: nhôm (Al), vanadi (V), carbon (C), sắt (Fe), oxi (O2), nitro (N2) và titan (Ti).

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của Ti-6Al-4V

Al V C Fe O2 N2 Ti

18

Tuy vậy việc chế tạo gia công ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, do đó vật liệu hợp kim Titan dùng trong công nghiệp và trong y học đều phải nhập từ nước ngoài, giá thành cao. Theo thống kế số lượng của Vụ Trang thiết bị y tế - Bộ Y tế, mỗi năm có khoản 100.000 chi tiết được nhập khẩu, số lượng nhập mỗi năm mỗi tăng. Giá dao động từ vài triệu đồng đến vài trăm triệu đồng tùy từng loại chi tiết được nhập từ các nước: Mỹ, Đức, Nhật, Trung Quốc… [34].

1.3.3.4 Gốm y sinh

Gốm y sinh là loại vật liệu với những đặc tính cao cấp với khả năng chịu lực và khả năng tương thích sinh học cực cao nên đã được ứng dụng trong cơ thể người từ rất sớm. Năm 1920, Albee đã ứng dụng thành công gốm y sinh đầu tiên trên cơ thể người. Đến nay, gốm y sinh được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực. Gốm y sinh được ứng dụng nhiều nhất trong y học như: canxi photphat (Ca3(PO4)2), nhôm oxit (Al203), kẽm oxit (ZnO), Tetragonal Zirconia Polycrystal (TZP)… là những hợp chất có tính tương thích sinh học tốt nhất [26]. Với mục đích khơng ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, vật liệu gốm y sinh đã và đang được các nhà vật liệu học cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực y học quan tâm nghiên cứu. Gốm y sinh sử dụng trong y học được sử dụng trong y học nhằm thay thế các bộ phận xương bị chấn thương hay bệnh lý trong cơ thể con người mà khơng có khả năng phục hồi. Gốm y sinh thường được ứng dụng trong nha khoa và trong phẫu thuật cấy ghép khớp nhân tạo (hình 1.14).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của độ nhám bề mặt đến đặc tính ma sát của cặp vật liệu y sinh cocrmo UHMWPE trong khớp háng nhân tạo toàn phần (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)