Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ perinereis nuntia var brevicirris grube, 1857 (Trang 36 - 53)

3.2.3.1 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục Cái

Hình 3.5: A. Buồng trứng cắt ngang dưới kính hiển vi soi nổi ZS 60; B. Trứng

Buồng trứng bố trí ở từng đốt của cơ thể và bao quanh ruột. Kéo dài từ đốt 15 đến hết cơ thể. Hầu hết trứng trong buồng trứng của giun có kích thước không đồng đều. Chẳng hạn những cá thể giun có cả trứng ở giai đoạn II (90 µm) và cả trứng ở giai đoạn IV ( 170 µm), tuy nhiên những trứng có đưòng kính 90 µm lại chiếm tỷ lệ rất ít (trong 30 trứng đo đường kính thì chỉ xuất hiện 2 hoặc 3 lần) vì thế

khi xác định giai đoạn sẽ dựa vào hình thái và đường kính trứng chiếm số lượng nhiều nhất trong buồng trứng.

Dựa vào đường kính trứng đo được trong quá trình mổ mẫu và tiêu bản cắt mô, ta có thể xác định quá trình phát triển tuyến sinh dục trải qua 4 giai đoạn.

Giai đoạn I: Cơ thể giun nhỏ, có màu nâu nhạt. Noãn có kích thước rất nhỏ từ 40 - 80 µm.

Giai đoạn II: Cơ thể giun có màu đỏ. Có sự gia tăng về kích thước, khối lượng cơ thể và đường kính của noãn từ 80 - 120 µm.

Giai đoạn III: Đây là giai đoạn cơ thể bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt cả về trọng lượng cơ thể và tuyến sinh dục. Noãn lúc này có đường kính 120 - 160 µm. Cơ thể giun có màu hồng và đỏ cam. Nhìn hình thái bên ngoài có thể quan sát được buồng trứng bố trí dọc hai bên thành cơ thể.

Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn kết thúc quá trình phát triển sinh dục của giun. Hình thái của giun ở giai đoạn này rất dễ phân biệt với các giai đoạn khác. Màu của cơ thể giun lúc này là màu xanh thẫm. Đuờng kính trứng 160 - 200 µm (chỉ 1 vài cá thể 190 – 220µm).Trứng được tìm thấy ở dịch thể xoang và phần hầu sau khi mổ.

II

Hình 3.6: Các giai đoạn phát triển của buồng trứng

I II

IV

I

Theo như nghiên cứu của Bessie (1996) ở Penang_Malaysia, đường kính trứng tương ứng với 4 giai đoạn lần lượt là 50 - 100µm, 100 - 150µm, 150- 200 µm, 200 - 250 µm. Có thể thấy được trứng của giun phân bố ở Việt Nam có đường kính nhỏ hơn. Tuy nhiên, điều này là bình thường, sự chênh lệch này được lí giải là do điều kiện tự nhiên mỗi vùng khác nhau ( môi trường, thành phần dinh dưỡng về thức ăn…) dẫn đến sự khác nhau về các thông số: trọng lượng, chiều dài, kích thước trứng ...

3.2.3.2 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục Đực

Trong quá trình tiến hành, vẫn chưa xác định được sự có mặt của cá thể Đực trong các mẫu giải phẫu trong tháng 3, 4, và tháng 5.

Theo như Bessie (1996), khi nghiên cứu loại giun này ở đảo Penang_Malaysia thì rất khó phân biệt giới tính cũng như xác định các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục Đực. Dựa vào mô tả của Bessie (1996) về hình dạng, màu sắc bên ngoài của cá thể giun Đực, như màu sắc của giun Đực ở giai đoạn IV là màu trắng [4]; tuy nhiên, những mẫu đúng theo như mô tả sau khi giải phẫu và quan sát dưới kính hiển vi vẫn là cá thể Cái ở giai đoạn III (dựa vào đường kính của trứng quan sát được là trong khoảng 120 - 160 µm).

3.2.4 Sức sinh sản của giun

Bảng 3.12: Sức sinh sản của giun trong tháng 3,4 và 5

Thời gian Sức sinh sản tuyệt đối (S) Sức sinh sản tương đối (s)

(Tháng) (Tế bào trứng/cá thể ) (Tế bào trứng/g)

Tháng 3 261731 106052

Tháng 4 238926 103890

Tháng 5 250481 101500

Trung bình 250380 103814

Với sức sinh sản tuyệt đối trung bình của mỗi cá thể Cái (giai đoạn IV) là 250380 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối trung bình là 103814 trứng/g. So sánh với kết quả nghiên cứu của Osman (2003) tại kênh đào Suez (Ai Cập) thì sức sinh sản tuyệt đối trung bình của giun phân bố nơi đây là 208358 ± 2080 trứng/cá thể [9]. Nhưng kết quả này lại có sự chênh lệch rất lớn đối với kết quả nghiên cứu

của Phan Thị Kim Hồng (2007) khi sức sinh sản tương đối, và tuyệt đối trung bình chỉ là 68 trứng/ mg khối lượng cơ thể và 43948 trứng/ cá thể [15].

Qua nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của loài Rươi (Tylorr- hynchus heterochaetus) tại Hải Phòng (cùng họ Nereidae), sức sinh sản tuyệt đối của loài này là 233.528 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối là 107.192 trứng/gam cá thể [2].

Có thể thấy được sức sinh sản của loài này tương đối lớn so với trọng lượng cơ thể của chúng. Theo Wu (1985), Sato (1999) thì giun ở biển nhiệt đới có điều kiện sinh thái để phát triển ít ổn định hơn so với các vùng biển khác và đôi khi còn có sự rút ngắn hay vắng mặt một giai đoạn của ấu trùng. Sự cạnh tranh trong quá trình sinh trưởng và phát triển (cạnh tranh thức ăn, hiện tượng ăn nhau…), sự bất lợi về mặt môi trường [12,13] hay làm thức ăn cho các loài sinh vật khác sẽ làm giảm số lượng giun vì vậy sức sinh sản của loài này lớn để nhằm đảm bảo cho việc duy trì số lượng quần thể ổn định qua các thế hệ.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1 Kết luận

4.1.1 Thí nghiệm chất đáy ưa thích của loài Perinereis nuntia var. brevicirris

(Grube, 1857).

Quá trình thuần hóa đàn giun ngoài tự nhiên để tiến hành nuôi thử nghiệm sinh sản nhân tạo, cần phải tìm ra môi trường ương nuôi thích hợp

Dựa vào kết quả thí nghiệm và thảo luận cũng như chất đáy xác định được trong quá trình khảo sát, có thể đưa ra kết luận chất đáy ưa thích của loại giun này là cát ẩm và cát nước. Tuy nhiên để chọn ra loại chất đáy thích hợp nhất để loài giun này sinh trưởng và phát triển là cát ẩm (với tỷ lệ sống > 90%).

4.1.2 Đặc điểm sinh học sinh sản Perinereis nuntia var. brevicirris (Grube, 1857)

Từ kết quả nghiên cứu trên có thể biết được tháng 3, 4, 5 và đầu tháng 6 không phải là các tháng sinh sản của loại giun trên.

Mặc dù có tỷ lệ cá thể Cái thành thục sinh dục (tháng) nhưng không phải là thời gian sinh sản, vì mùa sinh sản phải cần số cá thể thành thục sinh dục chiếm tỷ lệ hơn 50% trong tổng số mẫu.

Việc chưa phát hiện cá thể giun Đực trong tháng 3, 4, 5 và đầu tháng 6, càng khẳng định khoảng thời gian trên không phải là mùa sinh sản của loài này.

4.2 Kiến nghị

4.2.1 Thí nghiệm chất đáy

Thí nghiệm chất đáy nhằm tìm ra loại môi trường tối ưu nhất cho giun phát triển. Chất đáy đó là cát ẩm.

Tuy nhiên trong quá trình nuôi trong tháng 5 với chất đáy là cát ẩm thì thấy việc làm sạch bể sau mỗi lần cho ăn là rất khó, thức ăn thừa gây thối cát. Vì thế kiến nghị đưa ra là nuôi trong bể cát được bố trí theo kiểu bể cát dốc, kết hợp với nước (hình 9).

Bể nuôi được thiết kế như trên là rất phù hợp và khá giống với môi trường sống của giun ngoài tự nhiên khi tiến hành khảo sát ở các vùng biển.

Hình 4.1: Bể nuôi giun

Cấp và tháo nước liên tục để đảm bảo sự ổn định các thông số môi trường không bị thay đổi nhiều (pH, nhiệt độ, độ mặn,…) và tránh tồn đọng thức ăn dư thừa.

4.2.2 Đặc điểm sinh học sinh sản của giun

Trong quá trình giải phẫu. Khi thay đổi độ mặn từ môi truờng nước biển sang nước ngọt, hay sử dụng formalin (10%) và cồn 750 đều thấy có hiện tượng giun giải phóng trứng bằng cách tự vỡ thành cơ thể, và phun trứng ra ngoài bằng qua miệng. Từ đó có thể xác định được hình thức sinh sản của loài giun này.

Cũng qua tiến hành khảo sát, thăm dò ý kiến người dân đánh bắt ở vùng biển Vạn Ninh, vào thời gian đầu tháng 9 đến hết tháng 10, có hiện tượng giun chết hàng loạt.

Cả hai hiện tượng trên có thể chứng minh đây là thời gian sinh sản của loài giun này. Tiếp tục tiến hành nghiên cứu đến tháng 9 và tháng 10, để xác định chắc chắn đây là mùa sinh của chúng, và có thể xác định được cá thể Đực.

Thuần hóa đàn giun bố mẹ, tiến hành thử nghiệm các phương pháp kích đẻ và cho sinh sản nhân tạo. Từ đó hướng đến việc nuôi thương phẩm, chủ động, cung cấp được nguồn thức ăn cho ngành thủy sản, cũng như hướng đến việc chế biến thức ăn cho những nghành chăn nuôi khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đặng Ngọc Thanh, Lê Đình Thái, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Quý Tuấn, Phạm Văn Miên, Đoàn Cảnh, Trương Quang Học, Nguyễn Văn Đình và Bùi Công Hiển, 1980. Thực tập động vật không xương sống. NXB Khoa học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Quang Chương, Đặng Ngọc Thanh, 2008. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của Rươi (Tylorrhynchus heterochaetus) tại Hải Phòng.

3. Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang, 1970. Động vật không xương sống. Tập 1. NXB Giáo dục.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

4. Bessie Ong, 1996. Reproductive cycle ofPerinereis nuntia var. brevicirris Grube(Polychaeta: Nereidae), 263-273.

5. Christopher J. Glasby and Hwey-Lian Hsieh, 2006. New species and new records of the Perinereis nuntia species group (Nereididae: Polychaeta) from Taiwan and other Indo-West Pacific shores. Zoological Studies 45(4): 553-577.

6. Grube, A.E., 1857. Annulata 0rstediana. Enumeratio Annulatorum, quae in itinere per Indiam occidentalem et American centralem annis 1845-1848 sescepto legit cl. A.S. 0rsted, adjectis speciebus nonnullis a cl. H. Kroyer in itinere ad Americam meridionalem collectis. Part 1, 1856: 44-62.

7. Hardege JD, HD Bartels-Hardege, 1995. Spawning behaviour and development of Perineris nuntia var. brevicirrus (Annelida: Polychaeta). Invert. Biol. 114: 39-45.

8. Hickman, Cleveland; Roberts L., Keen S., Larson A., Eisenhour D.

Animal Diversity. New York: Mc Graw Hill. 204.

9. Inas H. Osmana1 c1, Howaida R. Gabra1, Hidetoshi Saitoa2 and Salah Gh. El-Etr-ebya1, 2003. Reproductive biology of the highly commercial polychaetes in the Suez Canal.

10. Paik EI, 1972. The polychaetous annelids in Korea I. Bull. Korean Fish. Soc. 5: 128-136.

11. Paik EI, 1975. Taxonomical evaluation of two varieties of Perinereis nuntia: P. nuntia var. vallata (Grube 1857) and P. nuntia var. brevicirris (Grube 1957). Bull. Korean Fish. Soc. 8: 242-244.

12. Sato M, 1999. Divergence of reproductive and developmental characteri-stics in Hediste (Polychaeta: Nereididae). Hydrobiologia 402: 129-143.

13. Wu B, R Sun, DJ Yang, 1985. The Nereidae (Polychaetous Annelids) of the Chinese coast. Berlin: Springer-Verlag.

TÀI LIỆU INTERNET

14. Ấu trùng trochophora http://dictionary.bachkhoatoanthu.

gov.vn/default.aspx?param=14A1aWQ9Mjg1OTEmZ3JvdXBpZD0zMSZraW5kPSZrZX l3b3JkPQ==&page=1

15. Đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ Perinereis nuntia var. brevicir-ris http:/www.vnio.org.vn/Trangchủ/tabid/36/language/vi-VN/Default.aspx

16. Giun nhiều tơ http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh-hoc/dong-vat- hoc/dvkxs/ 2136-lop-giun-nhieu-to-polychaeta-dac-diem-cau-tao-va-sinh-li.

17. Family Nereidae http://www.mbari.org/staff/oska/polychaetes/nereidae.htm last a-ccessed 1 July 2004.

18.Marine errant polychaetes in Hongkon http://personal.cityu.edu.hk/~bhworm /eran-ereidae.htm last accessed 2 July 2004.

19.Nereidaehttp://www.nhm.ac.uk/zoology/ axinf/browse/family/nereidae.htm ast ac-cessed 5 July 2005.

20. Phát hiện loài giun ăn thịt mới ở vùng biển Việt Nam http://www.xa- luan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=256879.

21. Rươi http://vi- wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D_R%C6%BO%C6%A1i. 22. Tình hình nuôi tôm ở Việt Nam http://agriviet.com/nd/309-tinh-hinh- nuoi-tom-o-vn.

23. Trí tuệ dầu khí Việt Nam, 2009. Thu thập và phân tích các lòai động vật không xương sống ở đáy, phục vụ công tác giám sát và đánh giá chất lượng môi trường biển khu vực có hoạt động dầu khí

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng xử lý số liệu ảnh hưởng của thành phần chất đáy đến tỷ lệ sống ngày thứ 10

Bảng giá trị tỷ lệ sống trung bình ở các thành phần chất đáy tiến hành thí nghiệm

Descriptives

TLS

95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum nuoc 3 94.4333 1.96299 1.13333 89.5570 99.3097 93.30 96.70 cat am 3 95.5667 1.96299 1.13333 90.6903 100.4430 93.30 96.70 bun 3 65.0000 5.30000 3.05996 51.8341 78.1659 59.70 70.30 cat + bun 3 69.9667 5.77350 3.33333 55.6245 84.3088 63.30 73.30 cat nuoc 3 92.2000 1.90526 1.10000 87.4671 96.9329 90.00 93.30 Total 15 83.4333 14.00039 3.61489 75.6802 91.1865 59.70 96.70

Nhìn vào bảng Post Hoc dưới đây, sẽ giúp ta so sánh được sự khác nhau về giá trị tỷ lệ sống trung bình giữa các thành phần chất đáy với nhau, lần lượt giữa một chất đáy này với các chất đáy còn lại. việc so sánh như thế sẽ cho thấy được sự sai khác giữa tỷ lệ sống với nhau (có kí hiệu * là có sự sai khác), sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê hay không ( P < 0.05 thì sự sai khác sẽ mang ý nghĩa thống kê).

Post Hoc Multiple Comparisons TLS LSD 95% Confidence Interval (I) nghiemth (J) nghiemth Mean Difference (I- J) Std. Error Sig.

Lower Bound Upper Bound cat am -1.13333 3.11470 .724 -8.0733 5.8066 bun 29.43333* 3.11470 .000 22.4934 36.3733 cat + bun 24.46667* 3.11470 .000 17.5267 31.4066 nuoc cat nuoc 2.23333 3.11470 .490 -4.7066 9.1733 nuoc 1.13333 3.11470 .724 -5.8066 8.0733 bun 30.56667* 3.11470 .000 23.6267 37.5066 cat + bun 25.60000* 3.11470 .000 18.6600 32.5400 cat am cat nuoc 3.36667 3.11470 .305 -3.5733 10.3066 nuoc -29.43333* 3.11470 .000 -36.3733 -22.4934 cat am -30.56667* 3.11470 .000 -37.5066 -23.6267 cat + bun -4.96667 3.11470 .142 -11.9066 1.9733 bun cat nuoc -27.20000* 3.11470 .000 -34.1400 -20.2600 nuoc -24.46667* 3.11470 .000 -31.4066 -17.5267 cat am -25.60000* 3.11470 .000 -32.5400 -18.6600 bun 4.96667 3.11470 .142 -1.9733 11.9066 cat + bun cat nuoc -22.23333* 3.11470 .000 -29.1733 -15.2934 nuoc -2.23333 3.11470 .490 -9.1733 4.7066 cat am -3.36667 3.11470 .305 -10.3066 3.5733 bun 27.20000* 3.11470 .000 20.2600 34.1400 cat nuoc cat + bun 22.23333* 3.11470 .000 15.2934 29.1733 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

TLS Tukey HSD Subset nghiemth N 1 2 bun 3 65.0000 bun+cat 3 69.9667 cat+nuoc 3 92.2000 nuoc 3 94.4333 cat am 3 95.5667 Sig. .435 .742

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

Based on observed means.

The error term is Mean Square(Error) = 11.434.

Bảng TLS chạy bằng Tukey HSD sẽ sắp xếp các giá trị tỷ lệ sống tương ứng với từng loại chất đáy vào cùng nhóm khi có sự chênh lệch thấp hay khác nhóm khi có sự chênh lệch cao của giá trị tỷ lệ sống trung bình. Từ đó có thể dựa vào bảng TLS này mà chúng ta cũng có thể so sánh và đánh giá được nên lựa chọn thành phần chất đáy nào là phù hợp nhất.

Phụ lục 2 Bảng xử lý số liệu ảnh hưởng của thành phần chất đáy đến tỷ lệ sống ngày thứ 20 Descriptives TLS 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std. Deviation Std. Error Lower

Bound Upper Bound

Minimum Maximum nuoc 3 87.7667 5.08462 2.93561 75.1358 100.3976 83.30 93.30 cat am 3 95.5667 1.96299 1.13333 90.6903 100.4430 93.30 96.70 bun 3 46.6333 5.77350 3.33333 32.2912 60.9755 43.30 53.30 cat + bun 3 65.5333 6.92556 3.99847 48.3293 82.7374 60.00 73.30 cat nuoc 3 91.1000 1.90526 1.10000 86.3671 95.8329 90.00 93.30 Total 15 77.3200 19.57941 5.05538 66.4773 88.1627 43.30 96.70

Post Hoc Multiple Comparisons TLS LSD 95% Confidence Interval (I) nghiemth (J) nghiemth Mean Difference (I- J) Std. Error Sig.

Lower Bound Upper Bound cat am -7.80000 3.90953 .074 -16.5110 .9110 bun 41.13333* 3.90953 .000 32.4224 49.8443 cat + bun 22.23333* 3.90953 .000 13.5224 30.9443 nuoc cat nuoc -3.33333 3.90953 .414 -12.0443 5.3776 nuoc 7.80000 3.90953 .074 -.9110 16.5110 bun 48.93333* 3.90953 .000 40.2224 57.6443 cat + bun 30.03333* 3.90953 .000 21.3224 38.7443 cat am cat nuoc 4.46667 3.90953 .280 -4.2443 13.1776 nuoc -41.13333* 3.90953 .000 -49.8443 -32.4224 cat am -48.93333* 3.90953 .000 -57.6443 -40.2224 cat + bun -18.90000* 3.90953 .001 -27.6110 -10.1890 bun cat nuoc -44.46667* 3.90953 .000 -53.1776 -35.7557 nuoc -22.23333* 3.90953 .000 -30.9443 -13.5224 cat am -30.03333* 3.90953 .000 -38.7443 -21.3224 bun 18.90000* 3.90953 .001 10.1890 27.6110 cat + bun cat nuoc -25.56667* 3.90953 .000 -34.2776 -16.8557 nuoc 3.33333 3.90953 .414 -5.3776 12.0443 cat am -4.46667 3.90953 .280 -13.1776 4.2443 bun 44.46667* 3.90953 .000 35.7557 53.1776 cat nuoc cat + bun 25.56667* 3.90953 .000 16.8557 34.2776 *. The mean difference is significant at the 0.05 level.

TLS Tukey HSD Subset nghiemth N 1 2 3 bun 3 46.6333 bun+cat 3 65.5333 nuoc 3 87.7667 cat+nuoc 3 91.1000 cat am 3 95.5667 Sig. 1.000 1.000 .152

Means for groups in homogeneous subsets are displayed.

Based on observed means.

Phụ lục 3

Bảng xử lý số liệu ảnh hưởng của thành phần chất đáy đến tỷ lệ sống ngày thứ 30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ perinereis nuntia var brevicirris grube, 1857 (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)