Nhiệt độ, pH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ perinereis nuntia var brevicirris grube, 1857 (Trang 28 - 31)

a. Nhiệt độ

Ngoài yếu tố chất đáy, nhiệt độ được coi là yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn nhất đến đời sống của giun, nó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của giun. Vì thể trong quá trình thử nghiệm, thông số nhiệt độ và pH luôn được theo dõi để điều chỉnh cho phù hợp.

Trong quá trình nuôi, có sự thay đổi nhiệt độ theo từng ngày và chênh lệch giữa sáng và chiều. Nhiệt độ nước của bể nuôi phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngày. Sự thay đổi nhiệt độ được thể hiện qua bảng 3.2 và hình 3.1.

Bảng 3.2: Bảng theo dõi thông số nhiệt độ Ngày 22/03 27/03 01/04 06/04 11/04 6/04 21/04 Sáng 27 24 25 25 26 27 26.5 Chiều 28 24.5 25 26 27 27.5 27 22 23 24 25 26 27 28 29 .22/03 .27/03 .01/04 .06/04 .11/04 .16/04 .21/04

Thời gian (ngày)

N h iệ t đ ( 0 C ) Sáng Chiều

Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn sự biến động nhiệt độ trong bể nuôi giun

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của giun là trong khoảng 25 – 290C. Qua biểu đồ có thể thấy rõ, thời điểm nhiệt độ xuống thấp nhất 240C và buổi sáng và 24.50C vào buổi chiều ngày 27/03. Đây là nhiệt độ không thật sự thích hợp cho giun sinh trưởng, sự giảm nhiệt độ tuy không xuống quá thấp nhưng ở khoảng 24 – 24.50 sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí của cơ thể đặc biệt là hoạt động bắt mồi và hấp thụ thức ăn của giun,từ đó sẽ làm thay đổi tỷ lệ sống và sai lệch kết quả thí nghiệm.

Để duy trì nhiệt độ dao động trong khoảng thích hợp cho các bể tránh việc nhiệt độ hạ quá thấp, ta đẩy mạnh quá trình sục khí và thay nước liên tục trong ngày. Các ngày tiếp theo từ ngày 28/03 đến 21/04 đã thấy được sự ổn định nhiệt ở tất cả các bể.

b. pH

Ngoài thành phần chất đáy, nhân tố nhiệt độ ở trên thì giá trị pH cũng sẽ quyết định đến kết quả cuối cùng của thí nghiệm. khi pH giảm hoặc tăng quá mức cho phép sẽ làm thay đổi môi trường của bể nuôi, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý và hấp thụ thức ăn. Khoảng pH thích hợp nhất cho giun là trong khoảng 8.3 – 8.8.

Bảng 3.3: Bảng theo dõi giá trị pH

22/03 27/03 01/04 06/04 11/04 16/04 21/04

Sáng 8.4 8.1 8.2 8.5 8.5 8.4 8.5

Chiều 8.5 8.2 8.3 8.6 8.6 8.5 8.6

Hình 3.2: Biểu đồ biểu diễn sự biến động pH trong bể nuôi giun

Có thể thấy rõ bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, giá trị pH trong các bể giảm xuống thấp nhất là 8.1 vào buổi sáng và 8.2 vào buổi chiều. Nguyên nhân của việc này là do các cá thể trong thời gian đầu không sử dụng hết lượng thức ăn cung cấp vào, lượng thức dư thừa cũng như xác các cá thể giun chết tồn đọng dưới đáy làm thối nước, sinh ra các khí như H2S, CO,…làm giảm giá trị pH. Mặc dù việc

7.8 7.9 8 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 8.7 .22/03 .27/03 .01/04 .06/04 .11/04 .16/04 .21/04

Thời gian (ngày)

p

H Sáng

siphon bể được tiến hành hàng ngày nhưng vẫn không triệt để vì rất khó xử lí phần thức ăn dư thừa trong cát.

Sau ngày thứ 10, tiến hành cấp tảo với thể tích nhiều hơn (2/3 thể tích nước đưa vào) ở tất cả các bể để ổn định lại pH, vai trò của tảo ở đây không những giúp duy trì pH mà còn làm sạch nước. Kết hợp sục khí thường và sục khí đáy để tăng quá trình giải phóng các khí thối tồn động ở đáy bể.

Sau khi tiến hành cấp tảo và sục khí đáy, pH trong các bể đã được thay đổi dần từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 10, và ổn định ở mức cần thiết trong khoảng 8.3 – 8.6 bắt đầu từ ngày thứ 10 trở đi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ perinereis nuntia var brevicirris grube, 1857 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)