Sức sinh sản của giun

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ perinereis nuntia var brevicirris grube, 1857 (Trang 38 - 40)

Bảng 3.12: Sức sinh sản của giun trong tháng 3,4 và 5

Thời gian Sức sinh sản tuyệt đối (S) Sức sinh sản tương đối (s)

(Tháng) (Tế bào trứng/cá thể ) (Tế bào trứng/g)

Tháng 3 261731 106052

Tháng 4 238926 103890

Tháng 5 250481 101500

Trung bình 250380 103814

Với sức sinh sản tuyệt đối trung bình của mỗi cá thể Cái (giai đoạn IV) là 250380 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối trung bình là 103814 trứng/g. So sánh với kết quả nghiên cứu của Osman (2003) tại kênh đào Suez (Ai Cập) thì sức sinh sản tuyệt đối trung bình của giun phân bố nơi đây là 208358 ± 2080 trứng/cá thể [9]. Nhưng kết quả này lại có sự chênh lệch rất lớn đối với kết quả nghiên cứu

của Phan Thị Kim Hồng (2007) khi sức sinh sản tương đối, và tuyệt đối trung bình chỉ là 68 trứng/ mg khối lượng cơ thể và 43948 trứng/ cá thể [15].

Qua nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản của loài Rươi (Tylorr- hynchus heterochaetus) tại Hải Phòng (cùng họ Nereidae), sức sinh sản tuyệt đối của loài này là 233.528 trứng/cá thể và sức sinh sản tương đối là 107.192 trứng/gam cá thể [2].

Có thể thấy được sức sinh sản của loài này tương đối lớn so với trọng lượng cơ thể của chúng. Theo Wu (1985), Sato (1999) thì giun ở biển nhiệt đới có điều kiện sinh thái để phát triển ít ổn định hơn so với các vùng biển khác và đôi khi còn có sự rút ngắn hay vắng mặt một giai đoạn của ấu trùng. Sự cạnh tranh trong quá trình sinh trưởng và phát triển (cạnh tranh thức ăn, hiện tượng ăn nhau…), sự bất lợi về mặt môi trường [12,13] hay làm thức ăn cho các loài sinh vật khác sẽ làm giảm số lượng giun vì vậy sức sinh sản của loài này lớn để nhằm đảm bảo cho việc duy trì số lượng quần thể ổn định qua các thế hệ.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản giun nhiều tơ perinereis nuntia var brevicirris grube, 1857 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)