Khối giao tiếp thuê bao gần(CSS)

Một phần của tài liệu Đề tài: “ Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810” ppt (Trang 68 - 143)

Là khối giao tiếp thuê bao không bị gỡ ra mà được đặt trong tổng đài, nên khoảng cách từ nó đến bộ xử lý trung tâm (CP) và đến chuyển mạch nhóm ngắn hơn, do đó nó

được thiết kế hơi khác so với khối giao tiếp thuê bao xa. Sự khác biệt RSS và CSS trong tổng đài là:

·Board mạch in ETB được thay thế bằng JTC (Junctor Terminal Circuit) ·Khung ETC không được sử dụng, tức là thông tin trực tiếp giữa JTC và chuyển mạch nhóm.

·STC và STR được kết hợp trong một khung gọi là RPBC (Regional Processor Bus Converter). Không báo hiệu trên kênh 16.

·Tất cả 32 kênh đến chuyển mạch nhóm đều có thể được sử dụng cho thoại.

2.5.4. Tổng quát khối giao tiếp thuê bao EAR :

Engine Access Ramp (EAR) là tên hệ thống truy cập mới của Ericsson về truy cập băng thông hẹp và băng thông rộng.

Cấu trúc của EAR 910 rất đơn giản so với các hệ thống truy cập trước đây. Có ít kiểu board mạch hơn được sử dụng, bởi một board mạch được tích hợp trên nó rất nhiều chức năng. Kết nối với tổng đài bằng đường truyền 2Mbits/s. EAR 910 được thiết kế là một node truy nhập được trang bị đầy đủ, trang bị kỹ thuật RSS tự vận hành, sẵn sàng cho việc cài đặt và vận hành ở những nơi rất xa, chịu được thay đổi của thời tiết khắc nghiệt.

EAR 910 cung cấp cho một số dạng truy nhập sau:

Ø Sử dụng cho mạng điện thoại công cộng PSTN.

Ø Sử dụng cho mạng sốđa dịch vụ ISDN-BA (2B+D),15 thuê bao. Ø Sử dụng cho mạng số đa dịch vụ ISDN-PRA(30B+D).

Ø Sử dụng cho truy nhập đường thuê bao số tốc độ cao HDSL. Ø Sử dụng cho truy nhập đường thuê bao số cận đồng bộ ADSL.

Cấu trúc phần cứng của EAR đối với các kiểu truy cập đều tương tự nhau ở

board mạch AUS và TAU, chỉ phân biệt nhau đối với board AU.

2.5.4.1.Cấu trúc phần cứng của EAR 910

2.5.4.1.a.TAU (Test, Maintenance and Administration Unit)

TAU có nhiệm vụ kiểm tra các mạch thuê bao và đường dây thuê bao bằng chương trình đo thử thuê bao từ tổng đài, điều hành và bảo dưỡng tủ thuê bao. TAU

đáp ứng các chức năng liên quan đến điều hành và bảo dưỡng cho cả các mạch giao tiếp đường dây thuê bao và đường dây thuê bao. TAU có thể thực hiện đo các chức năng sau:

· Đo những tham số tín hiệu PRM và điện áp đỉnh ISDN. · Kiểm tra đường thuê bao ISDN.

· Đo biên độ của tín hiệu chuông gởi từ AU. · Phát hiện / đo những chữ số decadic. · Gởi các số decadic(pulse/pause ratio).

· Đo điện trở, điện dung và điện áp trên đường thuê bao.

· Đo diện áp và dòng diện ở mạch giao tiếp đường dây thuê bao.

· Cung cấp cuộc gọi thử, kiểm tra bộ biến đổi A/D, D/A của mạch AU PSTN. · Phát tín hiệu chuông cho cuộc gọi thử hỗ trợ người kiểm tra.

· Thiết bị bảo vệ chuyển mạch.

· Có thể mô phỏng các hoạt động như các trạng thái nhấc và đặt máy.

TAU thực hiện kiểm tra mạch đường dây thuê bao đồng thời mạch đường dây thuê bao số và mạch đường dây thuê bao tương tự bằng các cách sau:

· Cách thứ nhất: nối các điểm đầu cuối khác nhau tới mạch đường dây thuê bao ở

dưới kiểm tra và quan sát tình trạng của nó.

· Cách thứ hai: phân tích dòng và áp hiện thời của đường dây thuê bao.

· Cách thứ ba kiểm tra SLIC: thiết lập kiểm tra đường truyền hoặc đường truyền gọi thử.

TAU kết nối tới các board AUS thông qua đường 2 Mbit/s và tới các board AU thông qua 2 bus riêng (Bus ACOM và LCOM ). Các TAU được điều khiển bởi RPG, một RPG có thểđiều khiển tối đa 30 TAU.

Sơđồ mô tả vị trí của TAU trong khối EAR 910:

Hình 2.40: TAU trong EAR 910

Cấu trúc phần cứng của TAU

Bộ xử lý của TAU: TAU sử dụng bộ xử lý MC 68360-QUICC(Quad Integrated Communications Controller) của Motorola, hoạt động độc lập, chếđộ bình thường.

Khối “Test head” thực tế là đo các thiết bị trong TAU. Nó cũng thực hiện đo

đường dây thuê bao và mạch giao diện đường dây thuê bao.

LI(Line Interface) giao diện đường dây: được sử dụng để thiết lập đường dẫn thoại giữa TAU và một thuê bao hay giữa TAU và một mạch giao tiếp đường dây thuê bao trên mạch AU. Mạch giao diện đường dây sẽ được trình bày chi tiết trong phần cứng chi tiết của mạch AU.

Hình 2.41: Cấu trúc phần cứng chi tiết của TAU.

NT(Network Terminal) khối đầu cuối mạng: giao diện được sử dụng giữa TAU và AUS là chuẩn E1(ITU-T G.703/G.704) với tốc độ bit là 2048kbit/s +/-50ppm.

Khối TLMI(TAU implementation of the Line Measuring Interface) là một bộ

vi xử lý điều khiển hệ thống đo lường điện áp, điện trở, điện dung của mạch đường dây thuê bao và đường dây thuê bao. Khối TLMI xây dựng bởi bộ vi xử lý 68HC11E1, không gian địa chỉ tổng cộng là 64Kbyte. Mạch TMLI có 64Kbtye RAM và 64Kbyte EPROM .

Các board TAU–Cđược kết nối với nhau bằng cable, cable bao gồm:

· Một bus RS485 nối tiếp để nối với các bộ xử lý AU (điều khiển bus truy nhập kiểm tra ACOM).

· Bus truy nhập kiểm tra đểđo đường dây và AU. · Bảo vệ bus chuyển mạch LCOM.

· Mở rộng bus PULSI, PEBUS.

Bộ xử lý TAU (MC68360) BDM RS-232 NT Driver+Mux LI Giao diện đường dây Test terminations TLMI Kiểm tra đầu µP LED báo lỗi Chuyển mạch truy nhập PULS AUS AU-EP AU

External Test Bus Test Access Bus RS-485 (ACOM) RS-485 (LCOM) Đư ng 2 M b it TAU-C HDLC TAU

2.5.4.1.b.AUS (Access Unit Switch)

AUS là đơn vị trung tâm trong node truy nhập AN(Access Node), board này thực hiện các chức năng chuyển mạch thời gian, nhận xung quay số, gửi tone và xử lý AU. AUS còn có nhiệm vụ tập trung lưu thoại trên các luồng 2 Mbit/s (tối đa 6 luồng) đưa

đến tổng đài. Trong mỗi nút truy cập AN có hai AUS chứa chức năng đầu cuối báo hiệu từ xa STR

AUS thực hiện các chức năng sau:

· Đồng bộ hóa chuyển mạch thời gian.

· Chuyển mạch các mẫu thoại trong chuyển mạch thời gian 1K. · Làm suy hao các mẫu thoại.

· Gởi tone đến các thuê bao.

· Tiếp nhận tín hiệu mã đa tần DTMF.

· Kết nối với các luồng số 2 Mbit/s (luồng E1).

Những phần chính của AUS:

Ø Chuyển mạch (Switch): Chuyển mạch có thể điều khiển 1024 kênh 64kbit/s. Chuyển mạch tại AUS cũng có thể làm suy hao mẫu thoại.

Ø Đồng hồ: Một AUS trong nút truy cập có đồng hồ chủ và tất cả các đồng hồ

còn lại trong nút phải theo đồng hồ chủ. Phòng khi trường hợp hỏng thì một đồng hồ

chủ của một AUS khác đặt ở chếđộ Stand-by. Các đồng hồở các AUS khác lấy xung

đồng bộ chuẩn theo đồng hồ chủ thông qua các bus riêng, mà phần cứng có tên là VCXO(Voltage Controlled Crystal Oscilator) tần số 16,384 Mhz.

Ø ET(Exchange Terminal) đầu cuối tổng đài: dùng để kết nối các luồng 2Mbit/s. kênh 0 dùng cho đồng bộ, còn lại 31 kênh cho thoại và báo hiệu. Các kết nối theo chuẩn ITU G.703, G.704 và G.706, với giao diện 120W cân bằng. Một board chuẩn của AUS có 28 mạch ET.

Ø HDLC(Hight Data Link Control ) điều khiển luồng dữ liệu mức cao: HDCL là mạch truyền dữ liệu và được tích hợp trong một bộ vi xử lý. Phần cứng có thểđiều khiển 32 kênh HDLC và được sử dụng cho giao tiếp giữa STC và STR.

Ø DTMF( Dual Tone Multi Frequency): phần cứng này có chức năng nhận tín hiệu mã đa tần, trên cơ sở bộ xử lý tín hiệu số DSP(Digital Signal Processor). Trong mỗi khối DMTF có tối đa 32 khối KRC, khối này dùng để thu chữ số và gửi tone đi.

Ø EMRP-T: hệ thống điều khiển AUS, nó thay thế cho EMRP trong hệ thống cũ. Thực hiện điều khiển mọi hoạt động có liên quan tới một cuộc gọi, chẳng hạn như: nhận chữ số, gửi tone mời quay số, gửi tone báo bận, tách ghép báo hiệu, chuyển mạch

ở TSW, đồng bộ và giao diện qua giao thức V24.

Ø Giao diện: AUS có hai kiểu port V24/V28 cho kết nối đến các local debugger và một portable terminal (PC).

Kết nối các AUS:

·EMRP Ring(Vòng EMRP): có chức năng như EMRPB trong hệ thống cũ, nó kết nối các EMRP-T với nhau, sử dụng chuẩn kết nối 2Mb/s. Sở dĩ nó có dạng vòng vì sự an toàn và các thông tin có thể truyền được hai chiều trên vòng, vì vậy một

điểm nào đó trên vòng bị lỗi thì báo hiệu giữa các EMRP vẫn được đảm bảo.

Việc liên lạc giữa các EMRP thực chất không sử dụng hết 31 kênh trong vòng EMRP, vòng EMRP thực sự chỉ dùng 4 khe thời gian so với EMRPB cùng dung lượng trong hệ thống cũ, các kênh còn lại được sử dụng cho mạng lưới(Mesh network). ·Mesh network: có chức năng như TSB trong hệ thống cũ, sẽ dùng cho các cuộc gọi. Mesh network liên kết theo chuẩn 2Mb/s, kết nối tất cả các AUS với nhau. Các AUS kết nối với nhau qua hệ thống cáp đã được đi sẵn trong Subcrack.

2.5.4.1.c.AU (Access Units)

Như đã biết AU làm nhiệm vụ giao tiếp với đường dây thuê bao, cả đường dây thuê bao tương tự và số như: PSTN, ISDN-BA, ISDN-PRA, …Tuy nhiên phần cứng AU phục vụ cho từng loại thuê bao trên không giống nhau, sau đây ta sẽ đi tìm hiểu phần cứng AU cụ thể cho từng loại trên.

Khi giao tiếp thuê bao tương t AU PSTN:

Hình 2.43: khối giao tiếp thuê bao PSTN

Card thuê bao AUP42: làm nhiệm vụ giao tiếp đường dây thuê bao analog, mỗi card kết nối được 30 thuê bao. Có nhiệm vụ: giao tiếp đường dây thuê bao qua mạch SLIC (Subscriber Line Interfac Circuit ) và mạch QSLAC (Quad Subcriber Line Audio Procesing Circuit). Các mạch thuê bao của card AUP42 ngoài chức năng thông thường, nó còn thực hiện việc cung cấp tín hiệu đảo cực và hiển thị số gọi đến. Card AUP42 có chip vi xử lý MPC68360 nên chúng ta phải cẩn thận khi tháo rút thay card thường phải dùng lệnh để khóa card xong thì đèn MIA sáng đỏ tức là cho phép chúng ta rút card ra để thay thế . Card AUP42 kết nối đường 2.048 Mb/s qua đường Backplan của Subrack đế tới AUS.

Board LIC30 là board mạch mới, sử dụng các SLIC để kết nối các thuê bao PSTN đến EAR. Sau đây ta sẽ tìm hiểu sơđồ mạch và chức năng của card LIC30:

Về cơ bản, LIC30 bao gồm các chức năng giống như các LIB trong hệ thống cũ

và cũng có các chức năng BORSCHT, nhưng dung lượng tăng lên nhiều lần, cụ thể

mỗi LIC có 30 mạch giao tiếp đường dây thuê bao:

· B(Battery feed): cấp nguồn cho thuê bao với tải đường dây R=2¸400W, I=30mA.

· O(Overvoltage protection): Bảo vệ quá áp cho đường dây thuê bao.

· R(Ringing) tín hiệu chuông với điện áp U= 90V; Tần số f=16, 20, 25, 50Hz. · S(Supervision): Phát hiện nhấc máy và đặt máy.

· C(Codec): Chuyển đổi tín hiệu tương tự sang số và ngược lại. · H(Hybrid): Chuyển đổi 2 dây thành 4 dây.

· T(Test): kiểm tra đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao.

Lưu lượng và báo hiệu trên mỗi AU được ghép thành một luồng 2048kbit/s kết nối với board AUS. Tín hiệu thoại được truyền trên 30 khe thời gian, báo hiệu AU- V5.1(tín hiệu mạch và điều khiển giao thức) truyền trên kênh C với khe thời gian 16.

AU kết nối đến TAU bằng bus RS485(ACOM và LCOM), AU nối đến TAU-C bằng các bus kiểm tra.

Khi giao tiếp thuê bao s AU ISDN BA :

Tốc độ bit của kết nối từ một thuê bao ISDN BA đến AUBA(AU Basic Access) là 160Kbit/s.Mỗi kênh B chiếm 64Kbit/s,một kênh D 16Kbit/s, Còn lại16Kbit/s, 13Kbit/s cho đồng bộ và 3Kbit/s cho bảo dưỡng .

Đôi dây từ NT1 kết nối với AUBA bằng đường dây thuê bao số (DSL: Digital Subscriber Line) qua mạch DLIC nằm trên AUBA. Mỗi AUBA có tất cả 15 mạch giao tiếp thuê bao ISDN BA(15 mạch DLIC).

Kênh D và báo hiệu V5.1 được ghép vào kênh 16 được điều khiển bởi RPG trong tổng đài nội hạt.

Đa số các khối trong AU ISDN đều tương tự như trong AU PSTN, chỉ khác nhau

ở một số vấn đề sau:

· Trong AU ISDN BA sử dụng LIC khác hơn, với hai mạch phát triển đặc biệt cho đường dây thuê bao ISDN BA.

· Trong khối AU ISDN BA sử dụng bộ vi xử lý dung lượng lớn hơn, khác nhau về phần mềm điều khiển.

Hình 2.45: Sơđồ khối mạch AU ISDN.

Khối giao tiếp thuê bao số AU ISDN PRA :

Sơ đồ mô tả kết nối của thuê bao ISDN PRA đến AUS:

Hình 2.46: Kết nối của thuê bao ISDN PRA đến AUS.

Phương thức truy cập PRA là dạng kết nối điểm-điểm, thiết bị NT nối trực tiếp bằng luồng 2Mbit/s đến mạch AUS. Phương thức truy cập này gồm 30 kênh B cho truyền thoại và dữ liệu (mỗi kênh 64Kbit/s), kênh D cho báo hiệu. Kênh D sử dụng lớp giao thức theo chuẩn ETSI gọi là hệ thống báo hiệu số 1 cho đường dây thuê bao số(DSS1: Digital Subscriber Signalling System Number 1)

Thuê bao truy cập dạng ISDN PRA nối trực tiếp đến mạch AUS nên không có phần cứng của mạch giao tiếp thuê bao ISDN PRA.

2.6.NGUYÊN LÝ THIẾT LẬP CUỘC GỌI

Để hiểu kỹ phần này, trước tiên ta tìm hiểu sơđồ miêu tả về phần cứng cũng như

phần mềm của các phần chức năng thực hiện việc thiết lập cuộc gọi:

Hình 2.47: Phần cứng và phần mềm đảm nhiệm chức năng thiết lấp cuộc gọi Chức năng cụ thể của các bộ phận trên:

ϑ LIC (Line Interface Circuit): mạch giao tiếp đường dây

Chức năng: cấp nguồn, đảo cực, nhận các xung quay số, chuyển tiếp để kết nối các tín hiệu chuông, chuyển tiếp để kết nối thiết bị kiểm tra, và chuyển đổi từ tương tự

sang số.

Mỗi board mạch in có 8 mạch giao tiếp đường dây (LIC) và nó được trang bị với các thành phần riêng biệt gọi là SLIC (Subscriber Line Interface) và SLAC (Subscriber Line Audio Processing Circuit)

Tính linh động của các mạch làm cho nó dễ dàng thích nghi với các nhu cầu khác nhau ở các quốc gia khác nhau.

Mạch giao tiếp đường dây không có thiết bị để nhận các con số từ các máy điện thoại nhấn phím (tones).

ϑ KRC (Keyset code Reception Circuit): mạch nhận mã nhấn phím Thiết bị này được dùng để nhận các số của một vài thuê bao. Mỗi board mạch in có thể cung cấp 8 KRC.

ϑ EMTS (Extension Module Time Switch)

Để kết nối các KRC đến các thuê bao gọi và thực hiện việc chuyển mạch sơ bộ

khi thuê bao nhấc máy.

Cả ba khối thiết bị trên (LIC, KRC và EMTS) đều có phần mềm vùng và phần mềm trung tâm.

ϑ ETB (Exchange Terminal Board)

Thiết bị thêm vào để kết nối thuê bao đến chuyển mạch nhóm. Thiết bị này xử lý 32 kênh sốđến chuyển mạch nhóm.

ETB là phần cứng của khối chức năng RT (Remote Terminal). RT có phần mềm trung tâm để duy trì các kênh đến tổng đài.

ϑ CJ (Combined Junctor)

Khối chức năng kết hợp (CJ) được cung cấp để kết hợp tất cả các chức năng trong khối giao tiếp thuê bao.

Khối này được thêm vào để kết hợp ở giai đoạn thiết lập và xóa, CJ dùng như

một mạch giao tiếp giữa các thiết bị trong khối giao tiếp với TCS.

Lưu ý: có 128 thuê bao, 8 KRCs và một ETB 32 kênh được kết nối đến một EMTS. Tất cả các thiết bị này (LIC, KRC, ETB và EMTS) được đưa ra như một EM (Extension Module) hay một LSM (Line Switch Module).

ϑ RE (register)

Thanh ghi dữ liệu trung tâm có nhiệm vụ lưu trữ số gửi tới, sau đó chuyển tiếp cho các khối DA và RC để làm nhiệm vụ phân tích số và phân tích định tuyến cho số

gửi tới đó.

ϑ RA (routing analysis)

Đây là khối phân tích định tuyến.Ở trong RA, bảng phân tích route chỉđịnh route

để dùng cho cuộc gọi.

ϑ DA (digit analysis)

Đây là khối phân tích số, trong DA có bảng phân tích số còn gọi là bảng B- number.

Việc thiết lập cuộc gọi trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Tiếp nhận cuộc gọi.

Đường dây thuê bao được giám sát liên tục bởi khối chức năng giao tiếp thuê

Một phần của tài liệu Đề tài: “ Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810” ppt (Trang 68 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)