MỘT SỐ QUI TRÌNH BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI AXE 810

Một phần của tài liệu Đề tài: “ Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810” ppt (Trang 132 - 143)

3.4.1.Các công việc giám sát định kỳ

· Công việc hàng ngày: Hàng ngày ta phải đánh các lệnh sau để kiểm tra hệ

thống.

<ALLIP; // In ra toàn bộ cảnh báo đã được xuất ra trong ngày. <DPWSP; // In ra các trạng thái làm việc của CP

<PLLDP; // In ra các dữ liệu đã nạp vào bộ xử lý.

<NTSTP:SNT=ALL;// In ra trạng thái các thiết bịđầu cuối mạng chuyển mạch <STBSP:DETY=ALL; // In ra các device bị block.

<IMMCT:SPG=0;

<IMCSP; // In ra tình trạng làm việc của các node. <END;

<EXSLP:SPG=0; // In ra trạng thái các link. <IMLCT:SPG=0;

· Các công việc làm hàng tuần:

<DIFsP:SPG=0; // Tìm tất cả các lỗi của CP.

<C7LTP:LS=ALL; // In ra trạng thái của các đường báo hiệu số 7. <C7RSP:DEST=ALL;// Các số liệu vềđường của MTP.

<GDSTP; // In ra trạng thái của bộ chuyển mạch. <GDCVP; // In ra các giá trị của clock module. <NSDAP; // In ra giá trị giám sát đồng bộ mạng. <NSSTP; // In ra số liệu đồng hồ tham chiếu.

<SYRIP:SURVEY; // In ra dữ liệu về việc CP khởi động lại. <DIRCP; // Lưu lại các lỗi của CP.

<DIRRP:RP=ALL; // In ra các sự kiện liên quan đến RP đã xảy ra. <DTQUP:DIP=ALL;// In ra số liệu về chất lượng đường truyền. · Các công việc làm định kỳ hàng tháng:

<AFTSP:TEST=110,SAE=ALL;// In ra kiểm định về số liệu giám sát. <AFSIP:BLOCK=ALL; // In ra các lỗi phần mềm.

<C7DEP:DEST=ALL; // In ra các số liệu vềđường MTP. <SYBTP; // In ra thời gian backup.

<SYGPP; // In ra các file backup.

<DTQSP:DIP=ALL; // In ra chất lượng đường truyền. <DTFSP:DIP=ALL; // In ra lỗi tham số theo dõi.

<BLURP:R=ALL; // In ra số liệu các đường bị Block. <SETAP:R=ALL; // Theo dõi về chiếm mạch, chiếm kênh.

3.4.2.Qui trình xử lý sự cố thuê bao. Bước 1: Kiểm tra trạng thái mạch thuê bao:

<STSUP: SNB =snb; // snb: số thuê bao bị lỗi.

·STATE=TEST: Chờ một thời gian, sau đó quay lại bước 1. ·STATE=LOUT: Tiếp tục bước 2;

·BLS=F : tiếp tục bước 2;

·STATE= BLOC,BLS=MBL: Mở khóa thuê bao <BLODE:DEV=dev;( dev: mạch thuê bao xác định từ printout) rồi quay lại bước 1.

Bước 2: Chẩn đoán mạch thuê bao: <SLOCI:SNB=snb;

Bước 3: Kết quả chẩn đoán:

·CONG: trở lại bước 2 ·ACC: Tiếp tục bước 4

Bước 4: Mở khóa mạch thuê bao: <BLODE:DEV=dev;

Bước 5: Kiểm tra lại trạng thái mạch thuê bao: <STSUP:SNB=snb;

·Trạng thái mạch thuê bao bình thường: kết thúc công việc. ·Trạng thái thuê bao vẫn bị lỗi: Tiếp tục bước 6. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 6: Chẩn đoán đường dây thuê bao:

<SLOMI:SNB=snb,MP=mp; // mp: chương trình chẩn đoán. END;

Lặp lại bước này cho đến hết các chương trình chẩn đoán cần thiết.

Bước 7: Xử lý đường dây hay thuê bao dựa theo kết quả chẩn đoán. Lưu ý đến việc phân đoạn xử lý:

·Thay máy thuê bao nếu được ·Loop đo cáp theo từng chặn.

3.4.3.Giám sát ROUTE (Ruote Supervision):

Ý nghĩa: giả sử đường truyền bị block, chất lượng kém. Nếu ta chưa định nghĩa route supervision (RS) thì nó sẽ không hiện ra cảnh báo khi đó ta sẽ không phát hiện ra lỗi. Ví dụ: có 100 kênh nhưng có 5 kênh bị MBL nhưng hệ thống không đưa ra cảnh báo vì còn ít chưa ảnh hưởng hệ thống. Tuy nhiên ta định nghĩa RS thì nó sẽ in ra cảnh báo cho mình.

Có các loại giám sát sau:

· Block Supervision(giám sát các device bị block):

Ý nghĩa: hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo khi có số device trên route bị block vượt quá ngưỡng do ta định nghĩa.

Ví dụ:

< BLURC:R=TOLL1O&&TOLL1I,LVB=3&5&7,ACL=A3;

Nghĩa là trên route Toll1 nếu có 3 device bị lỗi thì xuất ra cảnh báo A3,có 5là A2, từ 7 trở lên là cảnh báo A1.

· Giám sát rớt cuộc gọi (chỉ dành cho route báo hiệu R2):

Ý nghĩa: hệ thống sẽđưa ra cảnh báo khi tỉ lệ số cuộc gọi rớt mạch trên số cuộc gọi đã bị chiếm kênh đạt đến giá trị ngưỡng đã đề ra.

Ví dụ:

<DUIAC:R=TOLL1O&TOLL1I,ADL=5,ACL=A3;

Nghĩa là trên route Toll1, nếu có 5% cuộc gọi bị rớt mạch thì đưa ra cảnh báo A3.

· Giám sát tình trạng chiếm kênh:

Ý nghĩa: để tránh tình trạng một device cứ ở trạng thái rỗi (IDLE) hoặc bận trong thời gian quá lâu gây tắc nghẽn. Ta định nghĩa nếu trên route có tối thiểu 1 device không bị chiếm kênh vượt quá khoảng thời gian định trước thì sẽ in ra cảnh báo.

Ví dụ:

<SEATC:PL=6,ACL=A3; <SETIR:R=TOLL1O;

Nghĩa là trên route Toll1O, nếu có một device không chiếm kênh trong khoảng 24 giờ thì đưa ra cảnh báo A3.(PL=1 tương ứng với 4h)

3.4.4.Kiểm tra và xử lý trung kế:

Có các loại trung kế sau: UPDN3(trung kế dùng báo hiệu số 7), BT2D3(trung kế

dùng báo hiệu R2), RST (cho vệ tinh)… Lệnh in ra trạng thái của device: <STDEP:DEV=dev;

Ví dụ: <STDEP:DEV=UPETN-22017&&2047;

Khi đó ta có bảng in ra trạng thái của device. Có các trạng thái sau:IDLE, BUSY, ICOM, ABL, MBL, SEAL, LIBL, SEBU,CBL.

Trong đó các trạng thái bình thường là:IDLE (rỗi), BUSY (bận), ICOM (gọi vào chiếm), SEBU(dùng cho báo hiệu). Còn các trạng thái khác là không bình thường cần

được khắc phục. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.MBL(manual block): do người vận hành xóa. Cách xử lý là ta mở khóa cho device:

<BLODE:DEV=dev;

2.LIBL (line block): do đài đối phương chưa mở device. Cách xử lý là yêu cầu

đài đối phương mở device.

3.SEAL : do báo hiệu giữa hai bên chưa bắt tay. Cách xử lý là kiểm tra báo hiệu giữa hai đài.

<C7LTP:LS=ls;// nếu nó đã Active thì đã bắt tay rồi <EXDEP:DEV=dev;

<EXDRP:DEV=dev;

Để kiểm tra lại giá trị MISC (CIC) giữa hai đài xem có thống nhất không, nếu không sửa lại.(xem cấu trúc lệnh ở phần định nghĩa báo hiệu số 7).

4.CBL (control block): do EM hoặc RP bị block -> mở khóa cho EM hoặc RP: <BLEME:EM=em,RP=rp;

<BLRDE:RP=rp;

5.ABL (automatic block): do nhiều nguyên nhân như hỏng phần cứng, khai báo số liệu chưa đúng hay SNT bị lỗi.(Kiểm tra SNT: <NTTEI:SNT=snt;).

3.4.5.Qui trình xử lý sự cố CP, RP, EM và EMG:

Khi hệ thống xuất ra cảnh báo lỗi về phần điều khiển : CP, RP, EM, EMG. Thì qui trình xử lý đều có các bước: chuẩn đoán lỗi , khóa card, sửa chữa card, các lệnh thực hiện quá trình đó được tóm tắt như bảng sau:

CPU RP/EM EMG Chuẩn đoán lỗi REPCI; REPRI; REPEI;

Khóa card REMCI; REMRI; REMEI;

Sửa chữa card

RECCI; RECRI; RECEI;

Mở card RFPCE;

Khi tổng đài bị đứng ta xử lý như sau:nếu cả hai mặt CP đều bị mất cả (không hoạt động) ta sẽ Fexloading (tắt rồi mở nguồn lại). Sau đó mở mặt A, load mặt A xong ta mở mặt MAU, sửa chữa mặt MAU, sửa chữa xong ta mở mặt B sửa chữa mặt B. Ta mở mặt A trước vì qui định mặt A hoạt động, mặt B dự phòng. Sửa chữa card MAU và mặt B ta đều đánh lệnh: <RECCI;

3.4.6.Qui trình xử lý hiện tượng treo kết nối trong hệ thống:

Bước 1: kiểm tra các kết nối nào bị treo trong hệ thống: <SYFAP:HOURS=n;

Các kết nối tồn tại từ n giờ trở lên được liên kết.

Bước 2: xác định quan hệ kết nối giữa các khối chức năng trong hệ thống: <SYFIP:FID=fid;

Trong đó fid là chỉ số xác định kết nối có từ bước 1.

Bước 3: xác định kết nối bị treo cần giải tỏa:

Các kết nối có FLPROTYPE=H’0008 hoặc H’0080 liên quan đến hoạt động bảo dưỡng APZ, không nên giải tỏa bằng lệnh. Để xác định các kết nối lưu thoại bị treo có thể dùng lệnh CTRAI để kiểm nghiệm.

Bước 4: giải tỏa kết nối bị treo:

<SYFRI:FID=fid,BLOCK=block,FILENUM=filenum,IND=ind; Trong đó block, filenum, ind là các thông tin có được từ bước 2.

Bươc 5: kết thúc quá trình khắc phục lỗi treo kết nối: <SYRAE:RECTYPE=SOFTERR;

3.4.7.Qui trình thay thế bo mạch: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: thực hiện thủ tục chuẩn bị can thiệp vào phần cứng thiết bị:

Đối với bo mạch thuộc CP, dùng lệnh: <REMCI:MAG=mag,PCB=pcb;

Đối với các bo mạch thuộc RP, dùng lệnh: <REMRI:RP=rp,PCB=pcb;

Đối với bo mạch thuộc EM, dùng lệnh: <REMRI:RP=rp,EM=em,PCB=pcb; Hoặc : <BLEMI:RP=rp,EM=em;

Bước 2: Kiểm tra đèn LED MIA trên bo mạch cần thay đã sáng lên chưa.

Bước 3:Đeo dây chống tĩnh điện để xử lý các bo mạch không phải là bo nguồn.

Bước 4: Thực hiện theo thứ tự các bước thay card nếu có trong kết quả của bước 1. Các điểm lưu ý chung:

Rút cáp đấu nối trước khi rút bo mạch và cắm vào sau khi cắm bo mạch. Kiểm tra các đầu nối cáp ở đúng vị trí như nhãn.

Khi tháo bo mạch khỏi ngăn máy, cần lưu ý các ốc vít gá đã được tháo và cần gạt khóa cốđịnh bo mạch được mở trước.

Trước khi cắm bo mạch vào ngăn máy nên lau sạch các vết bụi hoặc mạt kim loại bám trên thanh gờ.

Kiểm tra chắc chắn rằng các chân và các rắc cắm không bị biến dạng.

Khi cắm card vào ngăn máy, lưu ý cho bo mạch vào đúng vị trí khe trượt và định vị bo mạch khớp chắc chắn trong khung máy bằng cách ấn vào cần gạt ở hai đầu bo mạch, sau đó siết chặt ốc.

-Trường hợp thay thế bo mạch MAU trong tủ CP:

Sử dụng nút nguồn POU ON/OFF trên CP đang ở trạng thái dự phòng(SB) để

tắt/bật nguồn cung cấp đến CP này.

Sau khi tắt nguồn CP dự phòng, CP đang điều khiển phải chuyển sang trạng thái FEX (Forced Executive-hoạt động cưỡng chế) trước khi card MAU có thể thay thế.

-Trường hợp thay thế bo nguồn: Tắt công tắc nguồn trên bo mạch. Rút cáp nguồn khỏi bo mạch.

Thay bo mạch, lưu ý đặt công tắc nguồn trên bo mạch mới ở trạng thái tắt. Cắm lại cáp nguồn.

Bật công tắc nguồn trên bo mạch. -Trường hợp thay thế bo mạch RP4:

Kiểm tra đảm bảo rằng bo mạch RP4 đi cùng cặp ( làm việc/dự phòng) kết nối và hoạt động tốt.

Sau khi rút cáp nguồn =-48V, chờ ít nhất là 90 giây trước khi rút card RP4 ra khỏi ngăn máy để phòng hết điện trong tụ.

Bước 5: Thực hiện thủ tục kiểm tra sau khi thay bo mạch:

Đối với các bo mạch thuộc CP, dùng lệnh: <RECCI:MAG=mag,PCB=pcb; Đối với các bo mạch thuộc RP, dùng lệnh: <RECRI:RP=rp; Đối với bo mạch thuộc EM, dùng lệnh: <RECRI:RP=rp,EM=em; Hoặc : <BLEME:RP=rp,EM=em;

Bước 6: Kiểm tra đèn LED MIA trên bo mạch vừa thay đã tắt sau bước 5. Lưu ý, đối với bo mạch tích hợp công nghệ CMOS:

Cần gói bo mạch chưa dùng trong túi có vỏ kim loại Tránh sờ vào phần dẫn điện trên bo mạch

Khi cắm hay rút card khỏi ngăn máy nên tắt nguồn cấp cho bo mạch

3.4.8.Qui trình xử lý khẩn cấp bằng công tắc reset trên tủ IOG:

Qui trình này chỉ được áp dụng trong tình huống khẩn cấp xảy ra lỗi nghiêm trọng, khi lệnh khởi động IOG SYRSI bị mất hiệu lực.

Một khi sử dụng nút RESET bộ nhớ trong IOG sẽ bị xóa và toàn bộ các hoạt

động xử lý trong IOG sẽ kết thúc, file dữ liệu có thể bị mất. Công tắc Reset IOG nằm ở vị trí góc phía trên card CPU. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 1: kiểm tra tình trạng hệ thống:

Kiểm tra các đèn LED trên hệ thống, nếu hệ thống vẫn còn trong quá trình khôi phục thì chưa nên tiến hành xử lý khẩn cấp.

Kiểm tra khả năng vào lệnh hệ thống nếu hệ thống vẫn còn chấp nhận lệnh thì nên sử dụng lệnh khởi động hệ thống tốt hơn là xử lý khẩn cấp bằng công tắc reset.

Ghi nhận tình trạng hiện tại của hệ thống.

Bước 2: Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện để xử lý.

Chuẩn bị các cổng kết nối với hệ thống xử lý vào ra cảở chếđộ bình thường và cổng truy nhập trực tiếp.

Chuẩn bị các đĩa phần mềm và dữ liệu Backup dự phòng gần đây nhất. Dành riêng một máy tính để truy xuất thông tin tựđộng từ tổng đài.

Bước 3: khởi động lại hệ thống

Bật nút reset một lần để khởi động lại hệ thống.

Bước 4: Nạp lại phần mềm và dữ liệu hệ thống

Nếu hệ thống vẫn không tựđộng khôi phục được, bật nút reset hai lần liên tiếp để

nạp lại hệ thống từđĩa cứng.

Nếu hệ thống hồi phục được thực hiện bước 7.

Bước 5: Trong trường hợp hệ thống vẫn không khôi phục được theo giải pháp trên cần tiến hành xử lý hệ thống ở cấp cao hơn như qui trình “SPG,Start”.

Nếu hệ thống khôi phục được tiếp tục bước 6.

Bước 6: khôi phục lại cấu hình hệ thống: Chỉnh lại giờ hệ thống cần thiết.

Nạp lại các file lệnh kể từ lần backup tựđộng gần đây nhất.

3.4.9.Vệ sinh công nghiệp phòng máy, thiết bị

Phòng tổng đài phải luôn được đóng kín tránh bụi bậm, hơi ẩm xâm nhập vào phòng đài ảnh hưởng đến thiết bị hệ thống. Cần trang bị máy hút bụi để vệ sinh thường xuyên.

Vì điều kiện khí hậu nước ta khá nóng, cộng với sự làm việc liên tục của thiết bị

nên nhiệt độ sẽ tăng cao ảnh hưởng đến thiết bị hệ thống, ta cần trang bị hệ thống làm lạnh cho đài. Người trực đài luôn kiểm tra, máy lạnh có hoạt động tốt không, nhiệt độ

phòng đài phải luôn thấp hơn 24 độ C , độẩm phòng đài thấp hơn 60%.

Khi thao tác trên thiết bị hệ thống cần phải đeo sợi chống tĩnh điện (Swist Warp)

để bảo vệ người vận hành. Cần phải đo điện trở của sợi Swist Warp, điện trở của sợi này khi nối đất cần phải lớn hơn 1 Mêga Ohm, nếu nhỏ hơn là không tốt.

Qui trình bảo dưỡng quạt thông gió: Bước 1:định vị quạt thông gió:

Quạt thông gió nằm ở phía trên các ngăn thiết bị CPU và IOG.

Hình 3.10: Hệ thống quạt thông gió.

Bước 3:Đẩy gờ khóa về phía giữa ngăn máy để rút khối quạt khỏi ngăn máy.

Bước 4: Dùng máy hút bụi làm sạch màng lọc.

Bước 5: Trả khối quạt về lại ngăn máy và đóng lại bằng cách đẩy gờ khóa ra hai bên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KT LUN

š & ›

Sau khi hoàn thành luận văn này, ta thấy rằng tổng đài AXE-810 là tổng đài chuyển mạch số có nhiều tính năng ưu việt như dung lượng lớn, tốc độ xử lý nhanh, độ

tích hợp cao, tiêu thụ nguồn ít…

Ngoài ra AXE 810 có cấu trúc theo kiểu module nên linh hoạt cả về phần cứng lẫn phần mềm, đáp ứng tương thích với các loại hình dịch vụ viễn thông cả trong hiện tại và tương lai: thoại, dữ liệu, hình ảnh, internet, và truyền thông đa phương tiện. Giao tiếp được với nhiều loại tổng đài khác.

Cấu trúc phần cứng theo dạng module, dễ dàng cho việc nâng cấp và thay thế. Thiết bị có độ bền và độ an toàn cao, là loại tổng đài có độ tin cậy cao.

Tuy nhiên AXE 810 cũng bộc lộ một số mặt hạn chế như:

· Việc xử lý hệ thống tập trung quá mức, chỉ một mình APZ 212 33C đảm nhiệm công việc xử lý hệ thống đòi hỏi bộ vi xử lý phải rất mạnh. Và nếu APZ bị sự

cố thì toàn hệ thống tổng đài sẽ bị tê liệt.

· Độ tích hợp cao, đứng về góc độ kinh tế thì có một số lợi điểm như giá thành hạ

kích thước nhỏ gọn dễ vận chuyển, nhưng đứng về góc độ kỹ thuật thì việc này gây thiếu an toàn, khó quản lý và tốn kém. Vì chỉ cần một thiết bị nhỏ trong card bị hỏng thì nguyên card không sử dụng được, đã vậy việc chẩn đoán lỗi cũng khó khăn và khá tốn kém khi phải thay cả card. Ví dụ như card thuê bao AU có dung lượng là 30 thuê bao, chỉ cần hư một mạch thuê bao trong card thì ta phải thay card khác rất tốn kém.

· AXE 810 là tổng đài mới lắp đặt ở Việt Nam và số lượng ít nên kinh nghiệm khai thác và hỗ trợ sự cố giữa các địa phương có đài AXE chưa tốt. Một số sự

cố cần phải nhờ sự can thiệp của chuyên gia nước ngoài. Giá thành thiết bị

AXE còn đắt nên việc thay thế thiết bị hay nâng cấp tốn rất nhiều kinh phí.

TÀI LIU THAM KHO

š & ›

Tài liệu tham khảo là các file do Ericsson biên soạn để phục vụ công tác giảng dạy và tập huấn sử dụng đài AXE 810. Gồm các tên file sau:

Một phần của tài liệu Đề tài: “ Tìm hiểu phần cứng và vấn đề điều hành bảo dưỡng tổng đài AXE 810” ppt (Trang 132 - 143)