.3 Các hình thức thanh tra mơi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41)

duyệt từ trước mà được thực hiện khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có đơn thư phản ánh của cơng dân, báo đài,…

Thanh tra thường xuyên là việc tổ chức thanh tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ thanh ra chuyên ngành. Vệc tthanh tra thường xuyên được giao cho các Tổng Cục quy định tại Nghị Định 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của chính phù về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.[13]

Đối với thanh tra mơi trường chỉ có 02 hình thức thanh tra bao gồm thanh tra định kỳ theo kế hoạch và thanh tra đột xuất.

Hình 1.3 Các hình thức thanh tra mơi trường Thanh tra đột Thanh tra đột

xuất Thanh tra theo

kế hoạch

Các hình thức thanh tra

29

1.2.4 Mối quan hệ của thanh tra môi trường trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường bảo vệ môi trường

Thanh tra mơi trường có quan hệ với các ban ngành khác trong hệ thống quản lý nhà nước. Các cơ quan có nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

 Cấp trung ương

- Vai trị Thanh tra Chính phủ: là cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ. Trong lĩnh vực thanh tra chun ngành thì Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành như thanh tra mơi trường và kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ Trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường: chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, là cơ quan quyết định thanh kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường của UBND các cấp và của các dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Mơi trường.

+ Vai trị của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng. Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, báo cáo Thanh tra Chính phủ về kết quả thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo… Thanh tra Bộ Tài ngun và Mơi trường có quyền ban hành quyết định thanh tra hoặc tham mưu Bộ trưởng ban hành quyết định thanh tra. Đối tượng thanh tra của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường là các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cơ quản lý nhà nước trực thuộc Bộ, UBND cấp tỉnh. Ngồi ra, Thanh tra Bộ cịn có nhiệm vụ hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị trực thuộc Tổng cục Mơi trường.

30

+ Vai trị của Tổng cục Môi trường: là cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổng cục Mơi trường có các bộ phận chun mơn phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra như Cục Kiểm sốt ơ nhiễm, Cục kiểm soát các hoạt động BVMT, Cục thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cục môi trường vùng… Tổng cục môi trường chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Bộ, đồng thời có mối quan hệ phối hợp với Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ môi trường để thực hiện nhiệm vụ thanh kiểm tra [8]

 Cấp tỉnh

- Vai trò của UBND tỉnh:

UBND cấp tỉnh là cơ quan chỉ đạo trực tiếp Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các vấn đề liên quan đến công tác thanh tra môi trường, ban hành các quyết định thanh tra liên ngành, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, các vấn đề liên quan đến chính sách mơi trường.

- Vai trị của Sở Tài ngun và Mơi trường:

Sở Tài nguyên và Mơi trường có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng thanh tra môi trường trên địa bàn tỉnh, là cơ quan quản lý trực tiếp Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm ban hành các quyết định có liên quan đến công tác thanh tra môi trường, các báo cáo kết quả công tác thanh tra môi trường và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ Tài ngun và Mơi trường có kết quả thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường [14] + Vai trị của Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường:

Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường [15]. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, chịu sự hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi Trường, báo cáo về kết quả thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố

31

cáo… cho Thanh tra tỉnh, Thanh tra Bộ. Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường có quyền tự ban hành quyết định thanh tra hoặc tham mưu Giám đốc Sở ban hành quyết định thanh tra đối với các tổ chức, cá nhân thược thẩm quyền. Đối tượng thanh tra của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường là các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị quản lý nhà nước do Sở quản lý, UBND cấp huyện. Ngoài ra, Thanh tra Sở Tài ngun và Mơi trường có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện cơng tác thanh tra và phịng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường như Tổng cục Môi trường, Chi cục Bảo vệ môi trường, Phịng Tài ngun và Mơi trường, Ban Quản lý các KCX&CN...

+ Vai trò của Chi cục Bảo vệ mơi trường, Phịng Quản lý Tài ngun nước, khống sản và biển đảo, Phòng Quản lý chất thải rắn [16]:

Chi cục Bảo vệ mơi trường, Phịng Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Phịng Quản lý chất thải rắn có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường như thẩm định báo cáo đánh giá tác động mơi trường, thu phí bảo vệ mơi trường, thực hiện các đề tài, dự án nghiêm cứu khoa học về môi trường, quản lý nguồn thải,…Trong công tác thanh tra môi trương. Chi cục Bảo vệ mơi trường, Phịng Quản lý Tài ngun nước, khoáng sản và biển đảo, Phòng Quản lý chất thải rắn là đơn vị phối hợp với Thanh tra môi trường để thực hiện công tác thanh tra mơi trường.

- Vai trị của Cảnh sát Phịng chống tội phạm về mơi trường:

Cảnh sát môi trường là lực lượng thuộc ngành công an với nhiệm vụ điều tra, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các vi phạm về môi trường. Lực lượng cảnh sát môi trường gồm Cục Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường trực thuộc Bộ Công an và Phịng Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường thuộc Công an tỉnh. Cảnh sát môi trường tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, thực hiện công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết ban đầu các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường do các cơ quan, tổ chức

32

và cá nhân thơng báo, tổ chức điều tra hình sự và xử lý các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

- Vai trò của Ban Quản lý các KCX&CN:

Ban Quản lý các KCX&CN là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tại các KCN, KCX. Trong công tác thanh tra môi trường, Ban Quản lý khơng có chức năng thanh tra các dự án nằm trong KCN, KCX, chỉ có chức năng kiểm tra đối với các dự án trong KCX-KCN.

- Vai trò của các sở, ngành:

Các sở, ngành có nhiệm vụ phối hợp với thanh tra môi trường để thanh kiểm tra ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo vệ mơi trường.

 Cấp huyện:

UBND cấp huyện kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ, thuộc quyền quản lý của UBND cấp huyện và thanh tra công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường UBND cấp xã.

Phịng Tài nguyện và Mơi trường là cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc UBND cấp huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND cấp huyện và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh tra về môi trường các dự án tại địa bàn.

 Cấp xã

UBND cấp xã kiểm tra công tác bảo vệ mơi trường của hộ gia đình, cá nhân, đồng thời phối hợp với UBND cấp huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác thanh tra về bảo vệ môi trường đối với các dự án địa bàn.

Xét mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra với nhau, các cơ quan thanh tra cũng có mối quan hệ khăng khít với nhau, thể hiện các cơ quan thanh tra đều là những tổ

33

chức song trùng trực thuộc, một mặt chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cũng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ của cơ quan thanh tra trên như: đối với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh là Thanh tra Chính phủ, đối với Thanh tra huyện là Thanh tra tỉnh, đối với Thanh tra Sở là Thanh tra Bộ. Thẩm chí, Thanh tra Sở vừa chịu sự hướng dẫn về công việc, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, đồng thời chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ, Luật Thanh tra quy định rõ:

+ Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

+ Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. + Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở, chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ.

+ Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh. Các mối quan hệ này đã tạo thuận lợi cho việc chỉ đạo, điều hành thống nhất của Tổng Thanh tra đối với tổ chức, chương trình cơng tác và nghiệp vụ, tạo ra quan hệ gắn bó, phối hợp giữa tổ chức thanh tra trong phạm vi cả nước và mỗi địa phương. Đồng thời việc quy định này bảo đảm thể hiện tư tưởng thanh tra là “tai mắt” của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động thanh tra bám sát yêu cầu quản lý, chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

34 Ghi chú:

Mối quan hệ chỉ đạo trực tiếp Mối quan hệ chỉ đạo song trùng

Mối quan hệ trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước trong thanh tra môi trường

1.2.5 Các vấn đề về môi trường cần thanh tra

Các cuộc thanh tra về môi trường thường bao gồm các nội dung sau:

- Quy định về việc lập, thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án sản xuất, kinh doanh, thương mại dịch vụ; việc lập, thực hiện đề án bảo vệ môi trường đối với các cá nhân, tổ chức đã hoạt động nhưng chưa có văn bản pháp lý về mơi trường

- Việc thực hiện các quy định về bảo tồn và sử dụng tài nguyên, thiên nhiên; Bộ TN&MT Tổng cục MT Thanh tra Bộ Thanh tra tỉnh Sở TN&MT UBND huyện Cơng an tỉnh Hepza.. Thanh tra Chính phủ

Ủy ban nhân dân tỉnh Cục KSON, KSHĐBV MT Thanh tra Sở CCBMVT, P.QLTNN KS, P.QLCTR Phòng TN&MT UBND xã Phòng CSMT

35

- Sự tuân thủ quy chuẩn môi trường trong sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác: Kiểm tra việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải, kết quả phân tích nước thải sau xử lý, việc tách riêng hệ thống thu gom nước thải với nước mưa, việc xây dựng hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động. Về khí thải, bụi, mùi, tiếng ồn: kiểm tra nguồn phát sinh khí thải, bụi, mùi hơi, tiếng ồn, các biện pháp xử lý bụi, ồn, mùi, khí thải mà đơn vị đang áp dụng, kết quả xử lý khí thải, bụi, mùi, tiếng ồn. Việc thực hiện chương trình quan trắc chất lượng môi trường định kỳ (tần suất, vị trí, thơng số giám sát). Việc quản lý chất thải rắn công nghiệp và nguy hại.

- Việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư: kiểm tra công tác lập quy hoạch, xây dựng hệ thống cơng trình thu gom, xử lý nước thải tập trung, hệ thống tiêu thoát nước mưa, hệ thống cơ sở thu gom, tập kết, xử lý, tái chế chất thải rắn, hệ thống cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất, hệ thống cơng viên, khu vui chơi, giải trí, cơng trình vệ sinh cơng cộng; hệ thống cây xanh, vùng nước, việc bố trí lực lượng, phương tiện thu gom rác thải,…

- Thực hiện các quy định bảo vệ môi trường đối với việc quản lý chất thải: kiểm tra việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường; chất thải nguy hại (CTNH), nơi lưu trữ, tập kết chất thải thông thường, CTNH, xây dựng nơi lưu trữ, phân loại, dán nhãn CTNH, báo cáo định kỳ CTNH về Sở Tài nguyên và Môi trường, việc đăng ký sổ chủ nguồn thải CTNH…; việc phân loại chất thải rắn thông thương với CTNH, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, CTNH mà đơn vị đang áp dụng. - Thực hiện trách nhiệm phịng chống, khắc phục sự cố mơi trường. Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch phịng ngừa, ứng phó sự cố mơi trường, q trình triển khai kế hoạch, trách nhiệm tập thể, cá nhân trong cơng tác phịng chống, khắc phục sự cố môi trường.

- Xác định trách nhiệm thực hiện bảo vệ môi trường của UBND các cấp, nội dung thanh tra này thường do Thanh tra Bộ tiến hành đối với UBND cấp tỉnh, Thanh tra Sở tiến hành đối với UBND cấp huyện. Các nội dung cụ thể gồm tình

36

hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tình hình chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ mơi trường; tình hình bố trí kinh phí thực hiện cơng tác bảo vệ mơi trường; sử dụng nguồn kinh phí cho cơng tác bảo vệ mơi trường; tình hình thu phí bảo vệ mơi trường, quy hoạch, bố trí nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường…

- Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường; Kiểm tra việc tiếp nhận, xử lý đơn thư, việc xử lý thông tin tiếp nhận, trách nhiệm của UBND các cấp trong việc tiếp nhận, xử lý đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo về mơi trường; kiểm tra trình tự, thủ tục giải quyết, kết quả giải quyết.

1.2.6 Phân tích quy trình thanh tra mơi trường

1.2.6.1 Khái niệm và đặc điểm của quy trình thanh tra mơi trường

Hoạt động thanh tra là chức năng thiết yếu trong quản lý nhà nước, là một khâu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)