.6 Quy trình thanh tra mơi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 61)

Ra Quyết định thanh tra, xây dựng kế hoạch Chọn trưởng đoàn, thanh viên đoàn

Chọn đối tượng thanh tra, thu thập thông tin

Chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí

Cơng bố quyết định thanh tra Kiểm tra hiện trạng, lấy mẫu

Thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ Báo cáo tiến độ

Thông báo kết thúc thanh tra, ghi nhật ký đoàn thanh tra

Tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra Họp đoàn thanh tra để thống nhất Báo cáo kết quả thanh tra

Ký kết luận thanh tra

Công bố, công khai kết luận thanh tra

Tổng kết hoạt động Đoàn thanh tra THANH TRA TẠI

CƠ SỞ CHUẨN BỊ THANH TRA

KẾT THÚC THANH TRA

44

1.2.6.3 Thanh tra đột xuất

Thanh tra đột xuất thường tiến hành khi có đơn thư phản ánh của cử tri, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khi thấy dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thanh tra đột xuất sẽ hướng đến một vấn đề cụ thể, cấp bách mà cử tri, nhân dân đang quan tâm. Vì vậy, thanh tra đột xuất thường diễn ra trong thời gian ngắn nhằm đáp ứng yêu cầu của lãnh đạo, quản lý.

Đối với thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thường kết quả thanh tra môi trường là cơ sở rất quan trọng để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi tiến hành thanh tra đột xuất, sẽ dễ dàng phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hơn so với thanh tra theo chương trình, kế hoạch, nhất là các hành vi liên quan đến xả chất thải vượt quy chuẩn, xử lý chất thải không đúng quy định.

Về nội dung thanh tra đột xuất thì thường cơ động hơn, chỉ tập trung vào một khía cạnh hoặc một vài hành vi cụ thể theo yêu cầu đề ra nên thời gian tiến hành thanh tra thường ngắn hơn. Ví dụ như thanh tra để giải quyết đơn thư phản ánh của cử tri về tình hình xả nước thải gây ơ nhiễm mơi trường của doanh nghiệp thì Đồn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra chỉ tập trung vào việc xử lý nước thải, kiểm tra hoạt động hệ thống xử lý nước thải, quá trình vận hành hệ thống, xem xét thiết kế các đường ống thu gom, xả thải, xem xét hệ thống thu gom nước thải, nước mưa.

Về trình tự thanh tra đột xuất cũng được tiến hành như thanh tra theo kế hoạch nhưng khơng có gửi quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra biết trước mà khi đến thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra đột xuất sẽ trình quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công nhiệm vụ để công bố và tiến hành thanh tra ngay lập tức. Sau khi kết thúc thanh tra, Đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ thanh tra sẽ tổng hợp báo cáo trình người ra quyết định thanh tra hoặc giao nhiệm vụ thanh tra kết luận thanh tra và tổ chức kết luận thanh tra.

45

Hiện nay, để xử lý các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thường kết hợp thanh tra đột xuất với thanh tra theo kế hoạch nghĩa là đầu năm cơ quan thanh tra sẽ đưa các doanh nghiệp này vào kế hoạch thanh tra. Sau khi có quyết định thanh tra, triển khai quyết định thanh tra cho đối tượng thanh tra, Đoàn thanh tra sẽ tiến hành thanh tra tại doanh nghiệp nhưng trong thời gian thanh tra, Đoàn thanh tra sẽ tiến hành lấy mẫu đột xuất mà không báo trước cho doanh nghiệp, hoặc sẽ quay lại thanh tra đột xuất. Việc phối hợp giữa thanh tra đột xuất với thanh tra theo chương trình kế hoạch vừa đảm bảo yêu cầu thanh tra toàn điện vừa có khả năng đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

1.2.6.4 Công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra [18]

Sau khi kết thúc cuộc thanh tra môi trường, để phát huy hiệu lực, hiệu quả của cuộc thanh tra, người ra quyết định thanh tra tiến hành các công việc:

+ Báo cáo kết quả cuộc thanh tra lên cấp trên trực tiếp.

+ Ra quyết định xử lý các vấn đến thuộc thẩm quyền đối với các đề xuất mà Đoàn thanh tra đã phát hiện.

+ Quyết định chuyển hồ sơ, những vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để xem xét, khởi tố hình sự, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân có sai phạm.

+ Tổ chức kiểm tra hoặc giao cho Chánh Thanh tra theo dõi đối tượng thanh tra thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý. Khi cần thiết thì có thể tổ chức phúc tra. Đối với Đoàn thanh tra, sau khi kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp Đoàn thanh tra để tổng kết, rút kinh nghiệm, đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng, kỷ luật các thành viên Đoàn thanh tra.

Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện theo Thông tư số 01/2013/TT-TTCP ngày 12 tháng 03 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về hoạt động theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Thanh tra viên hoặc người được giao nhiệm vụ mở sổ theo dõi tập hợp thơng tin có

46

liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết luận thanh tra.

Người theo dõi gửi văn bản yêu cầu đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra báo cáo về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và cung cấp tài liệu, thông tin chứng minh kèm theo.

Trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra làm việc trực tiếp với đối tượng theo dõi, đôn đốc để xác định thơng tin về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Sau đó, người theo dõi báo cáo kết quả theo dõi việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, đánh giá việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra trong thời hạn 45 ngày.

Khi đối tượng theo dõi, đơn đốc, kiểm tra khơng hồn thành việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, hoặc không thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thì Chánh Thanh tra ra quyết định thành lập Đồn kiểm tra hoặc có văn bản giao cho Thanh tra viên tổ chức kiểm tra độc lập. Nội dung kiểm tra bao gồm:

- Quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện kết luận, kìến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.

- Kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, gồm những nội dung đã hoàn thành và những nội dung chưa hoàn thành, kèm theo tiến độ thực hiện.

- Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra (khó khăn, vướng mắc khách quan và chủ quan tác động đến việc thực hiện).

- Các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan trong việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liên quan đối với tình trạng chưa hồn thành thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Thời gian tiến hành kiểm tra từ 5-10 ngày

Đoàn kiểm tra hoặc người được giao nhiệm vụ kiểm tra có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm tra cho Chánh Thanh tra.

47

Căn cứ kết quả kiểm tra, Chánh Thanh tra xem xét, xử lý kết quả kiểm tra như sau: - Thông báo đến đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra biết kết quả kiểm tra. - Yêu cầu thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền và quy định của pháp luật buộc đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoàn thành việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Trong trường hợp việc chưa hoàn thành thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra gây thiệt hại thì buộc đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chịu trách nhiệm bồi thường.

- Áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật, xử phạt VPHC và các hình thức khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra có trách nhiệm khi không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng thời hạn trong kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Chuyển vụ việc sang cơ quan điều tra cũng cấp để xem xét khởi tố vụ án nếu quá trình kiểm tra phát hiện dấu hiệu cấu thành tội phạm của các cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

- Quyết định thanh tra lại.

- Báo cáo xin ý kiến thủ trưởng cơ quan xử lý các trường hợp sau kiểm tra có căn cứ xác định đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra không có khả năng thực hiện được các kiến nghị, quyết đinh xử lý tại kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

48

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)