Mở sổ theo dõi
Tổ chức đôn đốc, theo dõi, kiểm tra
Báo cáo kết quả cho Chánh Thanh tra
Thông báo kết quả cho đối tượng thanh tra
Áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền
Thanh tra lại
Báo cáo xin ý kiến những vấn đề vượt thẩm quyền Thanh tra viên,
chuyên viên
49
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng các mục tiêu đề ra, luận văn sẽ tiến hành thực hiện một số nội dung sau: - Nội dung 1: Phân tích, tổng hợp và đánh giá cơ sở khoa học và thực tiễn của hoạt động thanh tra môi trường cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống thanh tra môi trường, hoạt động thanh tra mơi trường, quy trình thanh tra, cơng tác theo dõi, đơn đốc thực hiện các kết luận, kiến nghị thanh tra. - Nội dung 3: Đánh giá hiện trạng và hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng thanh tra mơi trường. Phân tích các mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng thanh tra môi trường với các cơ quan chức năng. Xác định các tồn tại, bất cập, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác giám sát, theo dõi việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra môi trường hiện nay.
- Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng thanh tra môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, trong công tác giám sát việc thực hiện kết luận, kiến nghị của thanh tra.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, kế thừa
Thu thập các báo cáo, các cơ sở dữ liệu và tư liệu hiện có tại các Sở Tài nguyên và Môi trường (Thanh tra Sở, Chi cục Bảo vệ mơi trường, Phịng Quản lý Tài nguyên nước, khoáng sản và biển đảo, Phòng Quản lý chất thải rắn), Ban Quản lý các KCX&CN, Phòng Cảnh sát phịng chống tội phạm về mơi trường về quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các đơn vị, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt
50
động bảo vệ môi trường hàng năm của các đơn vị, những quy định hiện nay về tổ chức bộ máy ngành thanh tra, về công tác thanh kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính.
Tham gia Đồn thanh tra của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường trong các cuộc thanh, kiểm tra môi trường tại các doanh nghiệp để xác định các hành vi vi phạm chủ yếu về bảo vệ môi trường hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Qua cơng tác thanh tra thực tế sẽ xác định được những tồn tại, hạn chế của lực lượng thanh tra môi trường hiện nay như về nhân sự, phương tiện, công tác hậu kiểm, sự trùng lặp trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, cũng như những bất cập của quy định pháp luật thanh tra, pháp luật môi trường khi áp dụng trong thực tiễn. Trên cơ sở đó sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi.
Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập, tổng hợp các số liệu, tài liệu về quản lý môi trường, về thực trạng môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách ở địa phương, công tác thanh tra, kiểm tra, hiện trạng thanh tra, kiểm tra môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, về thanh tra.
2.2.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu, so sánh
Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu về công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính vể bảo vệ môi trường trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiến hành tổng hợp, thống kê (như số lượng nhân sự Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường hiện nay, số cuộc kiểm tra của Thanh tra Sở, tỷ lệ chấp hành các quyết định xử phạt, công tác theo dõi quyết định xử phạt, số cuộc kiểm tra trùng lặp giữa Thanh tra Sở với Cảnh sát môi trường, Ủy ban nhân dân quận huyện…) so sánh kết quả thực hiện với các quy định hiện nay, qua đó đưa ra những bất cấp giữa lý thuyết và thực tiễn.
2.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Sử dụng kinh nghiệm, kiến thức sâu của các chuyên gia, những cán bộ làm công tác thanh tra lâu năm để nghiên cứu, đánh giá các ưu điểm cần phát huy, đồng thời đưa ra các hạn chế cần khắc phục để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.
51
Kết quả nghiên cứu được tham khảo, lấy ý kiến một số chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi trong lĩnh vực nghiên cứu. Những chuyên gia này là những người thấy rõ nhất những mâu thuẫn, những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực hoạt động của mình, trên cơ sở đó các đề xuất sẽ mang tính khả thi.
Họ và tên chuyên gia Học vị Chức vụ Thâm niên
cơng tác Ơng. Đặng Tuấn Khoa Thạc sĩ Luật Chánh Thanh tra Sở
TN&MT
17 năm
Ông. Dư Huy Quang Thạc sĩ Luật Nguyên Chánh Thanh tra Sở TN&MT
25 năm
Bà. Nguyễn Thị Kim Liên Thạc sĩ Hành chính cơng
Trưởng phịng cơng tác THPL và Quản lý XLVPHC- Sở Tư pháp
25 năm
2.2.4 Phương pháp phân tích SWOT
Phân tích SWOT là một cơng cụ rất hiệu quả để xác định các ưu điểm, khuyết điểm, các cơ hội để phát triển và cả thách thức, nguy cơ mà tổ chức phải đương đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung các hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế và nắm bắt được các cơ hội mà chúng ta có được.
52
Điểm mạnh Điểm yếu
Các hoạt động, lợi thế: - Tổ chức.
- Công tác triển khai thực hiện các cơ chế chính sách.
- Những thành tích đạt được trong công tác thanh tra môi trường. - Nguồn lực, đội ngũ
- Con người - Sự phối hợp
Những mặt thiếu sót, chưa làm được: - Tổ chức.
- Công tác triển khai. - Nguồn lực.
- Con người. - Cải tiến. - Kiến thức. - Khác.
Cơ hội Nguy cơ
- Cơ chế chính sách nhất là sự ra đời của Luật BVMT năm 2015.
- Ràng buộc về pháp luật. - Những thay đổi về xã hội. - Công cụ kinh tế
- Khác
- Nhiều văn bản từ cấp trên còn nhiều vướng mắc trong việc thực hiện. - Việc thi hành văn bản pháp luật, cơ
chế chính sách mới. - Phát triển kinh tế. - Khác
Trên cơ sở phân tích những Điểm mạnh (S), Điểm yếu (W), Cơ hội (O) và Thách thức (T), đề tài tổng hợp các giải pháp bằng cách đối chiếu cặp đôi (S-O; S-T; W-O; W-T) để tìm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra môi trường trên địa bàn.
53
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Hiện trạng về thanh tra môi trường thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy
Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 121/QĐ-UB ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường trực thuộc Ủy ban nhân thành phố, trên cơ sở bộ máy tổ chức thuộc lĩnh vực địa chính của Sở Địa chính – Nhà đất và tiếp nhận các tổ chức thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài ngun nước, tài ngun khống sản, mơi trường từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp và Sở Khoa học-Công nghệ và Môi trường.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Quyết định số 1720/QĐ-TNMT-VP ngày 11 tháng 10 năm 2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường về ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phòng, Ban thuộc cơ quan Sở Tài nguyên và Môi trường, gồm:
Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tài nguyên và môi trờng; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài ngun và mơi trường; cơng tác phịng chống tham nhũng.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Lĩnh vực tài nguyên đất: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai trong việc quản lý sử dụng đất và trong hoạt động dịch vụ về đất đai; Tham mưu, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai….