CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2. Kinh nghiệm trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
1.2.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Vào thập niên 70, 80 của thế kỉ trước, Quảng Nam thường được nhắc tới với những sản phẩm độc đáo, nổi tiếng như: lụa Phú Bông, Mã Châu; dâu tằm Đông Yên, Thi Lai; gốm sứ Thanh Hà; đúc đồng Phước Kiều; mộc Kim Bồng; chiếu Triêm Tây… Có những sản phẩm đã đi vào thơ ca: "Quảng Nam có lụa Phú Bơng, có khoai Trà Đỏa, có sơng Thu Bồn" [21].
Trong quá trình phát triển, người dân các làng nghề trải qua khơng ít thăng trầm; hàng nghìn người dân khơng sống được bằng nghề truyền thống đành phải tìm một lối rẽ mới, khiến nhiều làng nghề rơi vào cảnh bế tắc, mai một dần... Mãi đến những năm gần đây, khi có chính sách hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước, các làng nghề truyền thống xứ Quảng mới bắt đầu được khôi phục. Và người dân ở các làng nghề: dệt chiếu, ươm tơ, dệt lụa (Duy Xuyên), đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn), mộc Kim Bồng (Hội An)... mới có điều kiện quay lại với nghề truyền thống của cha ơng mình, tiếp tục chặng đường mới.
Thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều giài pháp khơi phục, tìm hướng đi mới cho các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Cách làm năng động này đã đạt được những kết quả bước đầu, vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của làng nghề, vừa tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy du lịch phát triển bền vững. Tỉnh đã có nhiều chủ trương đầu tư phát triển du lịch dựa trên lợi thế của hai di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An và Mỹ Sơn, qua đó đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam ông Hồ Tấn Cường khẳng định: “Quảng Nam đã thử nghiệm thành công việc gắn kết giữa phát triển làng nghề và du lịch cùng với sự tham gia của cộng đồng. Đến nay, tồn tỉnh đã khơi phục và phát triển được 89 làng nghề thủ công truyền thống, chủ yếu tập trung tại thành phố Hội An và các huyện: Duy Xuyên, Điện Bàn, Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang” [21].
Bước đầu, các làng nghề đã thu hút hơn 7.500 hộ tham gia và tạo việc làm cho 16 nghìn lao động tại địa phương. Hiện có 20 làng nghề và 7 cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch đang có nhiều khởi sắc. Thực tế cho thấy, một số sản phẩm tour du lịch như: Một ngày làm cư dân phố cổ, một ngày làm cư dân làng nghề đèn lồng, đêm rằm phố cổ Hội An, phố khơng có tiếng động cơ, tham quan làng rau Trà Quế, mộc Kim Bồng,... đã thu hút du khách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân. Du khách đến tham quan các làng nghề tăng lên rõ rệt, năm 2013 ước tính khoảng 100 nghìn lượt khách đến các làng nghề; trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 90%. Chỉ tính riêng bảy cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ gắn với phát triển du lịch tại các địa phương, mỗi năm đã mang lại doanh thu gần 200 tỷ đồng, chiếm 10% tổng doanh thu của hoạt động các làng nghề truyền thống toàn tỉnh [21].
Thời gian qua, Hội An đã đầu tư 17,6 tỷ đồng xây dựng hạ tầng giao thông tại các làng nghề truyền thống: Mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, rau Trà Quế, dừa nước Cẩm Thanh, phố đèn lồng Hội An... Tại Duy Xuyên, sau khi tỉnh phê duyệt quy hoạch và dự án đầu tư phát triển làng nghề, huyện đã triển khai xây dựng 5 km đường vào làng nghề và xây dựng cơ sở sinh hoạt làng nghề An Phước, với số tiền gần 10 tỷ đồng. Còn huyện Điện Bàn đã dành nguồn vốn của địa phương kết hợp với chương trình mục tiêu và vốn ODA đầu tư xây dựng nhà trưng bày làng đúc đồng Phước Kiều, đường vào làng nghề Đông Khương, rồi hệ thống đường giao thông, điện tại làng nghề dệt Nơng Sơn (xã Điện Phước)... [21]
Khơng dừng lại ở đó, Quảng Nam đã chú trọng khơi phục và phát triển làng nghề tại các huyện miền núi như: dệt thổ cẩm, sản xuất rượu cần... Mới đây, huyện Đông Giang đã đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà Moong để trưng bày sản phẩm tại làng nghề thôn Bhờ Hôồng phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Việc đầu tư kinh phí khơi phục các làng nghề, gắn kết với điểm du lịch sinh thái tại các huyện miền núi như: thác Grăng, di tích đường Hồ Chí Minh để góp phần níu chân du khách.
Có thể nói rằng, chủ trương gắn khơi phục làng nghề với phát triển du lịch ở Quảng Nam, bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên trong quá trình phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch còn nhiều hạn chế. Hiện tại, cơ chế, chính sách hỗ trợ việc khơi phục và phát triển các làng nghề truyền thống chưa cụ thể và chưa quan tâm đầu tư các làng nghề thuộc lĩnh vực nông - lâm - thủy sản. Công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu làng nghề đã được các ngành liên quan và các địa phương triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm làng nghề gắn với du lịch chưa có tiêu chí cụ thể và chồng chéo trong quản lý dẫn đến việc hỗ trợ cho các làng nghề xây dựng và đăng ký thương hiệu cịn nhiều khó khăn.
Mong rằng thời gian tới, bên cạnh những chủ trương, nỗ lực và các giải pháp phát triển làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Nam nói chung và của Hội An nói riêng, tỉnh cũng sẽ khắc phục được những hạn chế, giúp cho các làng nghề truyền thống trên địa bàn được chú trọng phát triển hơn nữa phục vụ cho du lịch.