CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.2. Kinh nghiệm trong việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Thừa Thiên – Huế trong việc phát
triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch
Trên cơ sở kinh nghiệm của một số tỉnh của Nhật Bản và Thái Lan và một số tỉnh, thành trong cả nước về phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với phục vụ du lịch, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để tỉnh Thừa Thiên - Huế tham khảo và vận dụng trong quá trình phát triển làng nghề truyền thống gắn liền với phục vụ du lịch tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển ngành du lịch của tỉnh.
Một là, phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch phải gắn với q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa nơng thơn, với xu hướng phát triển du lịch hiện đại. Trong các tour du lịch làng nghề thì việc đưa du khách đến để tham quan, mua sắm và trải nghiệm là cần thiết. Trong đó, sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành du lịch và các nhà triển lãm các sản phẩm làng nghề truyền thống cấp quốc gia và địa phương. Khai thác hiệu quả các chương trình kết nối giữa làng nghề với nhau hay giữa làng nghề với các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh. Hai là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực có khả năng kế tục phát triển các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch về ý thức, giá trị của việc bảo tồn các làng nghề truyền thống; tạo điều kiện để thế hệ trẻ làm quen các phương pháp, công nghệ sản xuất truyền thống, vật liệu nhằm tạo sự hiểu biết đúng đắn về giá trị của các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trong tương lai. Từ đó, mới tạo được niềm đam mê cho thế hệ trẻ về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống. Có cơ chế phân bổ lợi ích hợp lý giữa các chủ thể tham gia vào công việc phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Ba là, nâng cao vai trị của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, giúp đỡ về vốn và các chính sách phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề truyền thống tham gia vào các tour du lịch, người dân được hưởng lợi từ du lịch.
Bốn là, tăng cường sự hợp tác giữa các làng nghề truyền thống với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, để xây dựng, thiết lập và triển khai các chương trình du lịch nhằm thu hút du khách đến với làng nghề. Đồng thời có nhiều hình thức kết hợp hài hòa giữa hoạt động du lịch với các làng nghề truyền thống hiệu quả.
Năm là, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm cho từng làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, phát triển các hoạt động quảng bá về làng nghề. Xét duyệt các sản phẩm của làng nghề truyền thống chính xác để cơng nhận
chính thức sản phẩm của làng nghề truyền thống. Xây dựng chiến lược quảng bá lâu dài để đưa hình ảnh làng nghề đến với du khách cả ở trong nước và nước ngoài.