2.2.1.4 .Tại làng gốm Phước Tích
3.3.2. xuất đối với các làng nghề truyền thống
3.3.2.1 Đề xuất với chính quyền địa phương
Phát triển làng nghề gắn với du lịch sẽ tạo ra quá trình sản xuất tại chỗ thông qua việc cung ứng các sản phẩm hàng hóa của các làng nghề cũng như các dịch vụ du lịch, tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn. Mặt khác, việc đưa hoạt động du lịch về với các làng nghề truyền thống không chỉ tạo ra một nguồn thu nhập mới cho người dân làng nghề, mà cịn góp phần khơng nhỏ thúc đẩy phát triển nghề truyền thống ở địa phương bằng việc tạo ra những sản phẩm có hàm lượng, đặc trưng văn hóa cao đáp ứng nhu cầu du khách.
Chính quyền địa phương cần có quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển làng nghề, có kế hoạch khuyến khích, động viên nghệ nhân, mở rộng các mơ hình truyền nghề; thành lập các quỹ hỗ trợ đào tạo về tay nghề; thường xuyên để nâng cao trình độ chun mơn của lực lượng thợ; cần có các phương án giữ gìn, khơi phục và phát triển làng nghề truyền thống lâu dài và bền vững.
Công tác đầu tư và khai thác dịch vụ làng nghề cần có định hướng rõ ràng, đề nghị phải có một đầu mối thống nhất, đầu tư phải đi liền với việc khai thác với kinh phí ban đầu tốn kém, mất nhiều thời gian nghiên cứu đầu tư để tạo sản phẩm. Quảng bá, xúc tiến là vấn đề cần thiết đến với du khách và các hãng lữ hành, tránh tình trạng khi đã có tour, sản phẩm thì cho mạnh ai nấy làm, giá cả không thống nhất, chất lượng không đồng bộ,... vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến công tác đầu tư từ phía doanh nghiệp.
Cơng tác quy hoạch, phát triển làng nghề cần phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là hệ thống giao thông đường bộ, bãi đậu xe, khu vực tham quan, phục vụ các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm lưu niệm,… Tuyên truyền và phổ cập các kiến thức chuyên môn về lịch sử, du lịch, giữ gìn vệ sinh cảnh quan và mơi trường cho người dân địa phương; cơng tác giữ gìn an ninh, an tồn
cho du khách cần được quan tâm chú trọng; thành lập hợp tác xã du lịch làng nghề truyền thống chuyên nghiệp. Công tác quảng cáo tiếp thị cần được quan tâm và đầu tư có chiều sâu, nhất là thơng qua hệ thống Internet, email, trang web để đưa hình ảnh các sản phẩm truyền thống và làng nghề lan tỏa rộng khắp.
Tổ chức thường xuyên các đợt tham quan và học tập kinh nghiệm; tham gia các hội chợ thương mại hàng hóa để có dịp tiếp cận với thị truờng trong và ngồi nước, qua đó có điều kiện cọ xát, học tập kinh nghiệm, nghiên cứu mẫu mã, kiểu dáng đồng thời giới thiệu và quảng bá sản phẩm.
3.3.2.2. Đề xuất đối với người dân tại làng nghề
Trong quá trình tham gia vào hoạt động du lịch, làng nghề truyền thống là đơn vị được hưởng lợi trực tiếp. Để hoạt động du lịch tại làng nghề ngày càng phát triển mạnh mẽ đòi hỏi sự nỗ lực khơng chỉ của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, mà cịn cần đến sự nỗ lực từ chính những người dân tại các làng nghề ấy. Từ thực tế phát triển du lịch, người dân tại làng nghề đã dần nhận thức được tầm quan trọng của du lịch đối với gia tăng lợi nhuận. Vì vậy, người dân tham gia hoạt động tại các làng nghề truyền thống phải có sự nhạy bén, đưa sản phẩm thủ công truyền thống và không gian làng nghề truyền thống của làng nghề vào mục tiêu phát triển du lịch trên địa bàn.
Các hộ nghề cần xem xét nhu cầu thị trường, năng lực bản thân, từ đó xây dựng lại kế hoạch, mở rộng quy mô sản xuất, tức là mở thêm nhà xưởng, sử dụng thêm nhiều lao động. Phải có sự cạnh tranh trong sản xuất, muốn cạnh tranh buộc phải đổi mới mẫu mã, sản phẩm phải phù hợp với nhu cầu của thị trường với chất lượng tốt hơn. Điều này sẽ giảm thiểu các hoạt động sản xuất nhỏ lẻ, manh mún chuyển đổi làm ăn với quy mô lớn, tạo sự liên kết giữa các hộ kinh doanh sản xuất cũng như công tác làm du lịch.
Chủ động đầu tư máy móc, thiết bị cơng nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, đáp ứng nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Xây dựng quy ước hoạt động tại làng nghề truyền thống về các vấn đề: mở rộng sản xuất, phát triển thị trường tiêu thụ; giới thiệu việc làm cho người lao động (tham gia hoạt động sản xuất hay hoạt động du lịch hay tham gia cả 2 nhóm cơng việc); đảm bảo mơi trường cảnh quan tại làng nghề ln sạch đẹp; gìn giữ phong tục, tập quán của làng nghề truyền thống .Các làng nghề truyền thống cũng nên chủ động thống nhất hồ sơ, thủ tục, quy trình xin hưởng ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước và UBND tỉnh trong việc phát triển du lịch. Cụ thể theo các mặt sau: Đào
tạo nghề; đổi mới máy móc, thiết bị, ứng dụng các cơng nghệ mới vào sản xuất trong làng nghề; nghiên cứu, phát triển các mẫu sản phẩm mới phục vụ thị trường; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất.
Trong quá trình phát triển các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế xuất hiện nhiều hình thức tổ chức kinh doanh mới. Do vậy, cần tạo điều kiện để các tổ chức kinh doanh ở làng nghề truyền thống phát triển theo xu hướng hiện đại. Đề xuất các làng nghề nên tiến hành đẩy mạnh xã hội hóa, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đối với hộ gia đình sản xuất trong làng nghề truyền thống phục vụ du lịch thì đây là loại hình phù hợp với quy mơ sản xuất nhỏ, trong q trình sản xuất khơng địi hỏi phân cơng lao động cao, có thể huy động các hộ tham gia sản xuất bằng cách làm vệ tinh, hoặc đảm nhận sản xuất theo công đoạn nào đó cho các doanh nghiệp lớn để huy động một phần vốn đầu tư của thành phần kinh tế này như tận dụng nhà xưởng, mặt bằng sản xuất, một số thiết bị, cơng cụ sản xuất khác… Đối với loại hình hợp tác xã và tổ hợp tác thì phát triển các hình thức liên kết tự nguyện của các hộ trong làng nghề để thực hiện một số khâu, một số công đoạn trong sản xuất nhằm bổ sung những thiếu hụt về vốn, thiết bị, kinh nghiệm tổ chức sản xuất. Đặc biệt là đa dạng hóa các loại hình dịch vụ cho các hợp tác xã sản xuất hiện có ở các địa phương để mở thêm các dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu, đào tạo nghề, thu mua sản phẩm hoặc vận chuyển sản phẩm trong làng nghề truyền thống phục vụ du lịch.
Đề xuất hình thành các hiệp hội nghề hoặc hiệp hội làng nghề ở các làng nghề truyên thống hay giữa làng nghề này với các cơ sở sản xuất ở làng nghề khác. hiệp hội làng nghề là đại diện cho các hộ sản xuất, các doanh nghiệp tại các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch, để tham gia cùng chính quyền trong q trình hoạch định các cơ chế, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch nói riêng. Việc hình thành và phát triển các hiệp hội làng nghề là một đòi hỏi khách quan trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt đối với các ngành nghề và các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch đang phát triển hoặc một số hộ làm nghề lớn sản phẩm có tiềm năng phát triển trong những năm tới.
Vì vậy, trong q trình bố trí, cân đối các nguồn lực cho phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên địa bàn cần phải được tính tốn hợp lý và
thống nhất với các cân đối vĩ mô, với định hướng phân bố các nguồn lực cho các ngành, các lĩnh vực làm sao phải thu hút đầu tư từ các ban ngành, cũng như các đối tác, doanh nghiệp du lịch.