3.2.1. Một số đặc điểm cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu gồm có 10 đối tượng đều bị VS do nguyên nhân tắc VTC đã
được tham gia trong NC bệnh chứng giai đoạn 1.
- 5 trong số 10 đối tượng có độ tuổi ≥35
-6 trong 10 đối tượng có trìnhđộ PTTH hoặc cao hơn
- Duy nhất 1 đối tượng kinh tế khá, số còn lại có điều kiện kinh tế trung bình và nghèo
- 6 đối tượng là CBCC, 2 đối tượng là nông dân và 2 đối tượng làm nghề
-3 đối tượng sống ở thành thị, 7 đối tượng sống ở các khu vực khác
-Có 2 đối tượng đã có thai trong quá trìnhđiều trị, trong đó có 1 đối tượng bị
tai biến trong quá trìnhđiều trị.
3.2.2. Những ảnh hưởngdo áp lựccảm nhậntừ cá nhân người phụ nữ
3.2.2.1. Áp lực kinh tếtừ chi phí điều trị
Có tới 9 trong số 10 phụ nữ thuộc đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chiphí y tế trong quá trìnhđiều trị.
Kết quả phỏng vấn cho biết, 90% thu nhập từ đồng lương và tiền bán hoa màu không đủ chi phí, tiền đi điều trị chỉ mong chờ vào bán hoa màu, trâu bò, bán
đất kèm theo xin xỏ, vay mượn, và sự hỗ trợ của gia đình, chủ yếu là gia đình bên ngoại (lý do được cho biết do nguyên nhân VS là của người phụ nữ).
Các đối tượng này gồm cả CBCC, nông dân và người buôn bán nhỏ. Thu nhập của họ rất khiêm tốn, từ “một năm mấy vụ lúa”, rồi “bán trâu, bán bò” (phụ
nữ 37T, nông dân, miền núi). Hoặc từ đồng lương của cán bộ công chức “ Lương em một tháng được 1.383.000đ” (phụ nữ 27T, nhân viên thư viện, nông thôn),
“Lương cơ bản của cháu có 2 triệu thôi, tất tần tật có 2 triệu rưỡi” (phụ nữ 27T,
dược tá, thành thị).
Ngoài chi phí y tế, những chi phí đi kèm mà các đối tượng còn phải chi trả
tiền tàu xe đi lại, nhà trọ, ăn uống, các khoản chi phát sinh cũng không phải là con sốnhỏ. Do đó hầu hết các đối tượng đều không tính được cụthểtổng chi phí cảquá trình theođuổi điều trịVS của họ.
“Cho đến giờ cháu cũng không tính được đâu cô ạ, chỉ biết rằng rất là nhiều, bởi vì không phải là lần nào cũng phải vài ba chục triệu để cộng dồn được, mà lúc thì vài trăm, lúc thì vài triệu, lần mổnội soi thì hơn chục triệu. Có nghĩa là cứ có đồng nào bọn cháu dồn vào đấy hết” (phụ nữ 28T, giáo viên, thành thị).
Hơn thếnữa, nghỉnhiều, nghỉ dài ngày làm họmất thu nhập, đặc biệt những phụnữcó nghềnghiệp thường mất hết cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp và càng làm cho thu nhập của họthấp hơn.
“…mình cứ nay nghỉ, mai nghỉ, các cô các chú thương cứ dạy bù giờ cho chứ còn mọi khen thưởng ở trường cháu đâu có dám nghĩ gì, không bị phê bình là may lắm rồi, họ không nói nhưng mình cũng phải tự hiểu chứ” (phụ
nữ28T, giáo viên, thành thị).
Những phụ nữnông thôn thì nếu nghỉ đi điều trịVS sẽkhông thể làm thêm
đểkiếm thêm từmùa màng hay nuôi gà lợn trâu bò hoặc buôn bán đểkiếm thêm thu nhập như người phụ nữ 36T, nông dân, nông thôn và người phụ nữ 41T, buôn bán nhỏ, nông thôn cho biết.
“BS bảo phải ra Hà Nội mới làm được, mà em không đi được xa, với lại ở nhà còn trông nhà trông cửa, làm ruộng thì mới có tiền.”(phụ nữ 36T, nông
dân, nông thôn).
Chi phí y tế cao, tiếp cận dịch vụ khó do xa các vùng nông thôn và tỷ lệ
thành công thấp là lý do chính đối với hầu hết các đối tượng điều trị VS do VTC.
Do đó rất nhiều phụnữtìm kiếm những phương pháp điều trịvòng vèo, khôngđúng phác đồ.
Trong số 10 đối tượng nghiên cứu này, tất cả đều đã ít nhất có một lần mổ
NS, 7 trong số họ đã làm TTTON, trong đó có 1 đối tượng đã làm TTTON tới lần thứ3 (phụnữ41T, buôn bán nhỏ, nông thôn) mà mới chỉ có 2 đối tượng đã có thai.
Tỷ lệ thành công thấp đến nỗi có bệnh nhân đã quan niệm đi điều trị VS như là “đánh số đề”:“….anh ấy cứ khuyên em người ta đi đánh đề trăm số mới trúng một số mà người ta còn theo nữa là đây là cả tương lai của mình…” (Phụ nữ 36T,
nông dân, nông thôn).
Một số thì kinh phíđã cạn kiệt, không cònđủ tiền để theo đuổi, mặc dù “sẵn sàng làm bất cứ điều gìđể có thể có được đứa con”. Vì thế, nhiều phụ nữ quá sốt
ruột lại còn chạy vạy hết từ cơ sở y tế này đến cơ sở y tế khác, điều trị hết phương pháp này đến phương pháp khác, các cơ sở điều trị thuốc nam, thuốc bắc, đông y,
gia truyền, thậm chí cầu nguyện, chữa mẹo, xin thánh ban lộc..
Một vài đối tượng sống ở nông thôn, không có chút hiểu biết về nguyên nhân bệnh lý của mình vìđã qua một lần sinh và kinh nguyệt thìđều đặn.