Thiết kế nghiên cứu giai đoạn 2 là thiết kế nghiên cứu định tính để đánh giá
những ảnh hưởng tác động đến cuộc sống của người phụ nữ bị VS. Nhìn chung,để đánhgiá những ảnh hưởng này, những nghiên cứu định tính chỉ ra một cách rõ ràng hậu quả những ảnh hưởng này đã tác động đến những cặp vợ chồng bị VS như thế
nào, đặc biệt ảnh hưởng lên người phụ nữ, rõ ràng hơn rất nhiều so với những
nghiên cứu định lượng do một số các tác giả khác tiến hành [46], [78].
Tác giả Cousineau và cộng sự khi xem xét lại 24 nghiên cứu có liên quan đến
những tác động về mặt tâm lý và tinh thần đến những cặp vợ chồng vô sinh cho
thấy rằng mặt dù có những sai sót về mặt phương pháp luận, tuy nhiên có tới hai
phần ba trong số nhữngnghiên cứu này chỉ ra được mối liên hệ rất có ý nghĩa thống
kê giữa giữa tình trạng chấn thương tâm lý và VS [54], ngoại trừ một vài nghiên cứu định lượng đánh giá mối liên quan giữa những ảnh hưởng về tinh thần đến kết
quả điều trị VS [95]. Phần lớn những nghiên cứu này đều đánh giá dựa trên những ảnh hưởng liên quan đến các yếu tố tâm lý có nguồn gốc từ những sang chấn về tâm
thần và những giả thuyết về cách đối diện với vấn đề sang chấn tâm lý sau đó ứng
dụng vào tình trạng VS cụ thể để đánh giá xem VS có thể được chấp nhận như là
một tình trạng sang chấn cũng như những yếu tố có thể làm cản trở cho trạng thái
cân bằng về tinh thần của những bệnh nhân VS [70]. Một số nghiên cứu dựa vào những thang đo như Fertility Adjustment Scale (FAS) [96], the SCL-90-R (một phương pháp đo lường hội chứng sang chấn tâm lý ở phụ nữ và nam giới[63].
Tuy nhiên, không giống như những sang chấn tâm lý khác, VS được nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng không những đây là tình trạng sang chấn tâm lý kéo dài và khó kiểm soát mà còn có thể phát triển thành một cuộc khủng hoảng tâm lý kéo dài
đến suốt đời[78], [102]. Thực tế, nhiều nghiên cứu khi phân tích những yếu tố sang
chấn tâm lý trong bệnh nhân VS đã dựa vào khung lý thuyết của những sang chấn
tâm lý chung từ đó tìm ra những điểm khác biệt cho bệnh nhân VS. Nói một cách
khác, cách tiếp cận của những phương pháp luận trong nghiên cứu về VS trên thế
giới đều dựa trên cách tiếp cận của những sang chấn về tâm lý chung (xem thêm bảng 3, phần phụ lục).
Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá về VS không nhiều, chủ yếu là những
nghiên cứu có liên quan đến các kỹ thuật điều trị và tỷ lệ thành công. Cũng có một
vài nghiên cứu đánh giá về ảnh hưởng VS nhưng còn ít và cũng sử dụng các phương pháp tiếp cận chủ yếu bằng phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn
sâu và thảo luận nhóm) [5], [7].
Nghiên cứu này cũng dựa vào cách tiếp cận trong một tình trạng sang chấn tâm lý chung sau đó phát triển thêm những mối quan tâm đặc biệt về VS. Vì tính nhạy cảm của đề tài và sự khác biệt về yếu tố địa lý đa dạng tại Thanh Hóa, để thu
thập những yếu tố ảnh hưởng đến người phụ nữ bị VS là những yếu tố mang tính
chất riêng tư nên phỏng vấn sâu là phương pháp thích hợp để có thể thu được tối đa
những thông tin liên quan đến chủ để nhạy cảm [82]. Tuy nhiên, do đây là đề tài nghiên cứu định tính lần đầu tiên được thực hiện tại Thanh Hóa và đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, do đó chưa thực hiện được những tiêu chuẩn đo lường để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của vô sinh đến người phụ nữ
một cách chuẩn mực.
Thảo luận nhóm cũng là phương pháp tiếp cận được nhiều tác giả lựa chọn.
Tuy nhiên, là một bác sỹ lâm sàng trực tiếp điều trị cho những phụ nữ bị VS, NCS
nhận thấy phỏng vấn sâu là phương pháp tiếp cận thích hợp hơn, người phụnữ cũng
dễ dàng bộc lộ cảm xúc của mình hơn, nhất là khi phương pháp phỏng vấn sâu được
tiến hành song song trong quá trình điều trị [89]. Đây cũng là một phương pháp
phát huy thế mạnh của bác sỹ lâm sàng để khắc phục những điểm yếu trong một
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để phục vụ cho 2 mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án chia ra làm 2 giai
đoạn dựa trên đối tượng nghiên cứu được lựa chọn tại bệnh viện Phụ sản Thanh
hoá: giai đoạn 1 là nghiên cứu lượng (bệnh chứng (case- control study)) tiến hành từ tháng 8/2007 đến tháng 7/2009 và giai đoạn 2 là nghiên cứu định tính (phỏng vấn
sâu (in depth- interview)) tiến hành tháng 12/2009 đến tháng 5/2010.