Yêu cầu về độ tin cậy của hệ thống hạ cánh

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu các hệ thống dẫn đường hạ cánh (Trang 33 - 35)

4. Số lượng, nội dung các bản vẽ và các sản phẩm cụ thể:

1.2 Tổng quan chung về hệ thống dẫn đường vô tuyến hạ cánh

1.2.5 Yêu cầu về độ tin cậy của hệ thống hạ cánh

Yêu cầu về độ chính xác và độ tin cậy của hệ thống điều khiển hạ cánh được quy định bởi ICAO và phụ thuộc vào từng loại thiết bị hạ cánh. Tổ chức ICAO quy định độ lệch cho phép của các phương tiện bay với đường chuẩn hướng không được vượt quá ±10,5 m đối hệ thống loại 1 và ±3m đối hệ thống loại 3, tương ứng với các độ chính xác về góc nghiêng là 0,15o và 0,045o, khi cự li từ điểm bắt đầu cất hạ cánh đến đài chuẩn hướng là 4km. Độ lệch cho phép của góc nghiêng kênh tầm tương ứng là ±0,22o và

±0,12o tương ứng với hệ thống hạ cánh loại 1 và 3. Theo độ phức tạp của các điều kiện hạ cánh (tăng theo mức độ phức tạp của tín hiệu chỉ dẫn) thì các u cầu đối với tính chính xác của trang bị sẽ tăng lên. Các yêu cầu đối với độ tin cậy của các phần tử tạo thành hệ thống vô tuyến hạ cánh sẽ tăng song song . Nếu ta nhận giá trị xác suất hạ cánh khơng an tồn là 10-8 thì khoảng thời gian làm việc không hỏng của hệ thống điều khiển hạ cánh là 106-107h. Giá trị này trong thực tế khơng đạt được do để có được giá trị đó phải tính đến giá trị các linh kiện dự trữ và đây là một vấn đề được đặt ra để giải quyết với hệ thống loại 2 và 3 (do tính kinh tế).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này đã giới thiệu 1 cách tổng quan về hệ thống vô tuyến dẫn đường và dẫn đường hạ cánh. Nội dung của chương đã phân loại và trình bày đơn giản về hệ thống và các loại mốc vô tuyến được sử dụng để dẫn đường và dẫn đường hạ cánh. Đặc biệt, đi sâu vào hệ thống dẫn đường hạ cánh dải sóng mét cơ bản và dạng có kết hợp với hệ thống vệ tinh, giúp hiểu rõ được các mốc vô tuyến sử dụng phổ biến là mốc vơ tuyến chỉ hướng và quỹ đạo hạ cánh. Đó là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu sâu hơn về các loại mốc vô tuyến được sử dụng trong hệ thống vơ tuyến dẫn đường hạ cánh dải sóng mét, là cơ sở để phát triển cũng như khắc phục các khuyết điểm của các hệ thống dẫn đường được sử dụng ở các sân bay quân sự và dân sự ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2

PHÂN LOẠI VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TÍNH CHÍNH XÁC ĐỐI VỚI CÁC MỐC VƠ TUYẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG HỆ THỐNG HẠ

CÁNH DẢI SÓNG MÉT

Như chúng ta đã biết, với sự ra đời của hệ thống dẫn đường vệ tinh với độ chính xác cao, phạm vi hoạt động lớn, đã khắc phục đáng kể những khuyết điểm của hệ thống dẫn đường vơ tuyến hạ cánh dải sóng mét, do đó, ngày nay ở hầu hết sân bay của các nước trên thế giới người ta sử dụng kết hợp hệ thống dẫn đường vệ tinh với hệ thống dẫn đường vơ tuyến hạ cánh dải sóng mét thay vì sử dụng hệ thống hạ cánh dải sóng Cm (bởi vì hệ thống hạ cánh dải sóng Cm địi hỏi q trình tính tốn phức tạp hơn với phân hệ đo góc, chi phí xây dựng để thay thế cao hơn nhưng hiệu quả đạt được không thực sự đáng kể so với cải tiến khắc phục khuyết điểm của hệ thống hạ cánh dải sóng mét đã được trang bị sẵn ở hầu hết các hệ thống sân bay trên thế giới).

Hệ thống mốc vô tuyến dẫn đường hạ cánh dải sóng mét bao gồm các mốc vô tuyến chỉ hướng, mốc vô tuyến quỹ đạo hạ cánh và mốc vô tuyến chỉ dẫn. Để xác nhận các giá trị sai lệch của máy bay so với quỹ đạo hạ cánh được thiết lập, người ta so sánh biên độ của tín hiệu thu được sau khi phát xạ bởi các mốc vô tuyến chỉ hướng và mốc vô tuyến quỹ đạo hạ cánh (mốc vô tuyến chỉ tầm). Ở trên chúng ta đã biết hệ thống mốc vô tuyến dẫn đường hạ cánh dải sóng mét được chia thành loại 1, 2 và 3, do đó tùy vào mục đích sử dụng và yêu cầu của từng loại hệ thống mà mốc vô tuyến cũng được chia thành từng loại khác nhau, trong đó có các loại được sử dụng phổ biến và rộng rãi như: mốc vơ tuyến cân bằng tín hiệu, mốc vơ tuyến tổng-hiệu và mốc vơ tuyến 2 kênh.

Một phần của tài liệu Đồ án nghiên cứu các hệ thống dẫn đường hạ cánh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)