BỐI CẢNH QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐÉN KINH DOANH

Một phần của tài liệu file_goc_768762 (Trang 51 - 52)

Ở VIỆT NAM

Hoạt động ngân hàng mang tính cạnh tranh quốc tế cao, phạm vi kinh doanh mở rộng, tham dự vào nhiều lĩnh vực khác nhau, diễn ra trong môi trường quốc tế đầy biến động. Những biến động tài chính, tiền tệ dù xảy ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào đều nhanh chóng tác động tơi hoạt động ngân hàng ở mỗi quốc gia.

Tham gia hội nhập quốc tế có nghĩa là chấp nhận quy luật cạnh tranh, đặc biệt là khi các hàng rào bảo hộ đã dần được dỡ bỏ cùng với việc thực thi các cam kết hội nhập quốc tế của ASEAN, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, WTO… Thực tế đó đã đặt ra cho hệ thống NHTM Việt Nam đứng trước những thách thức cạnh tranh cực kỳ gay gắt và càng gay gắt hơn khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.

Gia nhập WTO đã mang lại cho hệ thông NHTM Việt Nam nhiều cơ hội: Mở cửa thị trường tài chính, các ngân hàng trong nước tiếp cận với thị trường tài chính quốc tế, có điều kiện học hỏi, nâng cao trình độ quản trị điều hành, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và kỹ năng kinh doanh, nhất là các hoạt động nghiệp vụ mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc ít có kinh nghiệm. Bên cạnh đó, khi các NHNNg đầu tư mua cổ phần của ngân hàng trong nước, ngân hàng trong nước sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng vốn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm quản lý và công nghệ hiện đại trong hoạt động của ngân hàng với sự tham gia của các đối tác chiến lược là các ngân hàng có danh tiếng trên thế giới. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng sẽ tạo đà thúc đẩy NHNN nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành, thực thi CSTT, chia sẻ thông tin với các NHTW khác. Hội nhập kinh tế cũng góp phần thúc đẩy q trình thu hút nguồn vốn đầu tư, tạo điều kiện giúp các NHTM phát triển các mối quan hệ đại lý, thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại, hợp tác đầu tư và trao đổi công

nghệ…Bên cạnh những cơ hội, gia nhập WTO cũng mang lại nhiều thách thức. Đầu tiên là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của khu vực ngân hàng nói riêng cịn rất thấp so với u cầu đặt ra, dây là thách thức lớn cần phải vượt qua để có thể tận dụng một cách có hiệu quả nhất luồng vốn đầu tư vào Việt Nam ngày càng lớn. Hơn nữa, thị trường tiền tệ thứ cấp và cơng cụ tài chính phát triển chưa đủ mạnh để có thể trung hịa tiền tệ một cách có hiệu quả trong bối cảnh luồng vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam tăng mạnh trong những năm tới. Đây là một thách thức mang tính vĩ mơ, địi hỏi ngành ngân hàng phải tập trung nhiều sức lực và trí tuệ để tìm ra những giải pháp và đối sách phù hợp. Về cơ bản, năng lực cạnh tranh và tiềm lực tài chính của các ngân hàng trong nước vong thấp, nhiều ngân hàng chưa chủ động và còn lúng túng trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh trước sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Trước những cơ hội và thách thức trên, ngành ngân hàng Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình cải cách để có thể hoạt động an tồn, hiệu quả và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu file_goc_768762 (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w