Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhno ptnt chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 49)

2.3 CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG LỰC

2.3.1.4 Môi trường tự nhiên

Trong những thập niên gần đây, Việt Nam đã chịu nhiều thiên tai do thiên nhiên gây ra ví dụ như: trận lũ lụt lịch sử năm 1998, cơn bão số 5 năm 1998, rồi các cơn bão ở Miền Trung, rồi hạn hán xảy ra liên miên, các đợt rét đậm, rét hại xảy ra trong năm 2010… Mặc dù vậy, tỉnh Đồng Nai tương đối được thiên nhiên ưu đãi, các trận bão và các trận lũ lụt nói trên khơng bị ảnh hưởng trực tiếp. Tuy nhiên, việc hạn hán, khơng khí lạnh, mù sương muối đã làm ảnh hưởng khá lớn đến ngành nông nghiệp trong tỉnh đặc biệt là ảnh hưởng đến năng suất và tốc độ tăng trưởng của các vườn cây cao su, hồ tiêu, điều và các trang trại gia súc gia cầm. Điều này, cũng làm ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy, hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Hàng loạt khu công nghiệp đang vươn mình mọc lên mạnh mẽ, phần lớn các khu cơng nghiệp có hệ thống xử lý nước thải khá tốt và hồn chỉnh. Tuy vậy, cũng có các khu công nghiệp, các tổ chức không chú trọng đến việc bảo vệ môi trường, đã không xử lý nước thải đã làm ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng.

Chính vì vậy, trong hoạt động tín dụng của mình, NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải chú ý đặc biệt đến vấn đề môi trường trong các dự án của các doanh nghiệp. Khơng vì lợi nhuận mà tiếp tay cho các doanh nghiệp huỷ hoại mơi trường, vì mục tiêu hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai ngồi lợi nhuận ra cịn phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xã hội theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra góp phần xây dựng và phát triển đất nước, làm cho nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh.

2.3.1.5 Môi trường kỹ thuật công nghệ

Từ những năm 1995 đến nay, khoa học kỹ thuật và cơng nghệ ở Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng đã có những bước tiến nhanh như vũ bão, nó xâm nhập vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ta có thể tự hào với các cơng trình sau:

- Hệ thống viễn thông internet phát triển rất mạnh mẽ. Rất nhiều nhà cung cấp viễn thơng internet (ISP) đã có mặt ở Đồng Nai như: Viettel, FPT, Sài Gòn Posttel, EVN, VDC…Đặc biệt là hệ thống cáp quang đã rải đều trong khắp các khu đô thị, khu công nghiệp của tỉnh.

- Hàng loạt trường đại học được mọc lên như: Đại học Lạc Hồng, Đại học Đồng Nai, Đại học Cơng nghệ Đồng Nai…chưa tính đến các Trường Cao đẳng và Trung cấp nghề trên địa bàn.

- Hệ thống hạ tầng giao thông khá tốt, quốc lộ 01 và quốc lộ 51 và hạ tầng giao thông trong các khu đô thị, khu công nghiệp rất tốt và rất rộng rất thuận tiện cho việc giao thơng vận chuyển hàng hóa.

Như vậy, môi trường kỹ thuật công nghệ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Là đòn bẩy thúc đẩy ngành NH phát triển các dịch vụ mới. Cụ

thể như: Nhờ có hệ thống mạng viễn thơng phủ khắp tồn tỉnh và kết nối đi quốc tế theo nhiều hướng khác nhau đã tạo điều kiện thuận lợi cho các các NHTM lắp đặt hệ thống máy ATM bao phủ trên toàn tỉnh, thực hiện các dịch vụ rút tiền, chuyển tiền điện tử trong tỉnh, trong nước và quốc tế rất là nhanh chóng.

Mơi trường khoa học cơng nghệ đã tạo ra những điều kiện hết sức thuận lợi để NH tận dụng công nghệ mới vào trong hoạt động của mình, thế nhưng nó địi hỏi các NH phải có đội ngũ kỹ thuật có trình độ chun mơn tay nghề cao, nắm bắt về công nghệ, để triển khai áp dụng vận hành hệ thống, và hết sức lưu ý là khi CNTT viễn thơng phát triển thì tội phạm tin học ngày càng gia tăng, điều này địi hỏi các NH khơng ngừng theo dõi và cảnh giác loại tội phạm mới này. Không những thế NH phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của khoa học công nghệ để không ngừng cải tiến, nâng cấp hệ thống để không bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

2.3.1.6 Các ngành phụ trợ liên quan đến ngân hàng

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã có những phát triển vượt bậc trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, đã tạo ra cho Việt Nam một diện mạo mới rất nhiều so với những năm của thập kỷ 80, 90. Trong đó, các ngành phụ trợ liên quan đến NH cũng có những bước phát triển đột phá.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nhà nước đã áp dụng nhiều cải cách trong các chương trình đào tạo, nhiều trường đại học, cao đẳng được mọc lên, các trường quốc tế cũng tham gia vào công tác đào tạo tại Việt Nam. Đã tạo ra lực lượng lao động có trình độ cao khá dồi dào cho xã hội. Đặc biệt là trong lĩnh vực NH rất nhiều trường đại học tham gia đào tạo chuyên ngành NH, chính điều này đã tạo ra nguồn nhân sự trẻ dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu cho các NHTM.

Thị trường vốn và thị trường tài chính đã được hình thành và có những bước phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi lên cổ phần, hàng loạt doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa. Hai sàn chứng khốn ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đi vào hoạt động với hơn 690 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ và 580 trái phiếu. Điều này cho thấy,

đây cũng là một kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh nghiệp, khi đó các doanh nghiệp sẽ có thêm lựa chọn là vay vốn NH hay là phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Do đó các NHTM cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ thị trường này trong hoạt động kinh doanh của mình.

Bên cạnh thị trường vốn phát triển, thì dịch vụ kế tốn và kiểm tốn Việt Nam cũng chuyển mình phát triển, các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn ngày càng được hồn thiện hơn. Điều này giúp cho các NHTM có được những báo cáo tài chính minh bạch, đáng tin cậy để có thêm thơng tin để dễ dàng đưa ra những quyết định tín dụng của mình với mức độ rủi ro thấp nhất.

Rõ ràng các yếu tố của môi trường vĩ mơ của Việt Nam có rất nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các TCTD và các NHTM hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Song song với những thuận lợi, các yếu tố của môi trường vĩ mô ở tỉnh Đồng Nai cũng có những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế và các NHTM. Cụ thể các yếu tố bất lợi đó là:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế và chính trị của thế giới biến động không ngừng, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta. Ví dụ như: tình hình chiến sự ở I Ran, I Rắc, Lybia, Afganistan, sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông … và đặc biệt là các đợt sóng thần kinh hồng trong thời gian qua ở Thái Lan, Indonesia, Philipin, gần đây nhất là trận động đất kết hợp với sóng thần ở Nhật Bản cũng đã làm cho giá xăng dầu và khí đốt thế giới tăng cao, kéo theo nhà nước phải điều chỉnh giá xăng dầu tăng, giảm liên tục, rồi tình hình lạm phát trong nước, Nhà nước phải áp dụng nhiều chính sách tài chính tiền tệ ví dụ như điều chỉnh lãi suất, điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ, những chính sách quản lý kinh doanh vàng…đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất nhiều, từ đó dẫn đến

ảnh hưởng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và của NHNo &

PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai nói riêng.

- Trình độ văn hóa của người dân cũng cịn khá thấp, đặc biệt là những người dân ở vùng nông thôn sâu, họ rất e ngại khi sử dụng những sản phẩm dịch vụ hiện đại của

NH.

- Trình độ ngoại ngữ của CBNV trong các NH chưa có đồng đều và ngoại ngữ chủ yếu là tiếng Anh.

Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn rất cao. Theo Bà Dương Thu Hương Tổng thư Ký Hiệp hội NH cho biết “có đến 83% thẻ ATM chỉ dùng để rút tiền mặt”. Quan niệm nhìn tận mắt, sờ tận tay cũng còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân. Người dân chưa thấy được những lợi ích của thẻ ATM là có thể dùng thẻ để thanh tốn qua mạng, có thể dùng thẻ ATM để thanh toán tại các cửa hàng, các siêu thị, tỷ lệ thanh toán tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn ở Việt Nam cịn tới 14% trong khi đó ở các nước trên thế giới vào khoảng từ 5-7%. Như vậy, so với các nước đây là một con số khá cao.

- Phần lớn các doanh Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên thị trường trong và ngồi nước cịn rất yếu.

- Môi trường kinh tế cũng chưa thật sự minh bạch. Thể chế, chính sách và hệ thống pháp luật ở Việt Nam chưa thật sự đồng bộ và hồn chỉnh, cịn nhiều chồng chéo và mâu thuẫn với nhau.gây ra khá nhiều khó khăn cho hoạt động của NH.

2.3.2 Các yếu tố của môi trường vi mô 2.3.2.1 Đối thủ cạnh tranh

Từ năm 2001 đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam phát triển nhanh như vũ bão, rất nhiều NH và các TCTD ra đời. Xét riêng ở tỉnh Đồng Nai, cả tỉnh gồm có 56 chi nhánh cấp 1 của các NH, chưa tính đến các chi nhánh cấp 2, cấp 3 và các phòng giao dịch trực thuộc của các chi nhánh. Mức độ cạnh tranh giữa các NHTM hoạt động trên

tỉnh Đồng Nai diễn ra rất mạnh mẽ. Hiện tại, đối thủ cạnh tranh chính của NHNo &

PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai là BIDV chi nhánh tỉnh Đồng Nai, Vietinbank chi nhánh tỉnh Đồng Nai, VCB chi nhánh tỉnh Đồng Nai. Đây là ba NH ra đời từ rất sớm (từ năm 1988), BIDV chi nhánh tỉnh Đồng Nai trực thuộc BIDV Việt Nam, Vietinbank chi nhánh tỉnh Đồng Nai trực thuộc Vietinbank Việt Nam, VCB chi

nhánh tỉnh Đồng Nai trực thuộc VCB Việt Nam.

Bảng 2.10: So sánh thị phần huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh.

Ngân hàng Thị phần huy động vốn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

BIDV Đồng Nai 12,30% 10,67% 12,32%

VCB Đồng Nai 27,69% 31,26% 29,04%

Agribank Đồng Nai 35,04% 33,60% 32,79%

Vietinbank Đồng Nai 24,97% 24,48% 25,85%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH Nhà nước Đồng Nai năm 2011)

Qua bảng này, ta thấy rằng thị phần huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh, đây là một lợi thế rất lớn của chi nhánh. Chi nhánh cần phải có những giải pháp để giữ gìn và phát huy thế mạnh này.

Bảng 2.11: So sánh thị phần tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH Nhà nước Đồng Nai năm 2011)

Qua bảng 2.11 và bảng 2.12 thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai khá lớn so với các đối thủ cạnh tranh. Theo

đánh giá của các chuyên gia, thị phần tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh

Đồng Nai và Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh tỉnh Đồng Nai có thị phần xấp xỉ nhau và có thị phần cao nhất so với các NH hoạt động trên địa bàn. Qua bảng 2.11,

Ngân hàng Thị phần tín dụng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

BIDV Đồng Nai 12,99% 14,63% 13,73%

VCB Đồng Nai 31,60% 30,29% 33,20%

Agribank Đồng Nai 31,31% 31,99% 24,84%

cũng cho thấy thị phần tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh tỉnh Đồng Nai đang có chiều hướng tăng và tăng cao hơn thị phần của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

Bảng 2.12: So sánh vốn huy động vốn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngân hàng Huy động vốn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

BIDV Đồng Nai 3.055 3.265 4.446

VCB Đồng Nai 6.877 9.566 10.483

Agribank Đồng Nai 8.701 10.281 11.836 Vietinbank Đồng Nai 6.202 7.490 9.330

Tổng cộng 24.834 30.602 36.096

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH Nhà nước Đồng Nai năm 2009-2011)

Qua bảng 2.12 này ta thấy rằng tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai lớn nhất so với các đối thủ cạnh tranh, sở dĩ có được nguồn vốn huy động này là nhờ nguồn vốn huy động trong dân cư.

Bảng 2.13: So sánh tổng dư nợ của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai so với các đối thủ cạnh tranh

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Ngân hàng Tín dụng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

BIDV Đồng Nai 2.740 3.220 4.112

VCB Đồng Nai 6.667 6.667 9.943

Agribank Đồng Nai 6.605 7.041 7.440

Vietinbank Đồng Nai 5.085 5.085 8.452

Tổng cộng 21.096 22.013 29.946

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của NH Nhà nước Đồng Nai năm 2009- 2011)

Qua bảng này ta thấy rằng, hoạt động tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương chi

nhánh tỉnh Đồng Nai rất mạnh, kế đó là NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai.

NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai phải chú ý đến vấn đề này để có những

Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai với các đối thủ cạnh tranh.

Các yếu tố Mức độ quan trọng Agribank Đồng Nai BIDV Đồng Nai VietinBank Đồng Nai VCB Đồng Nai Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Năng lực tài chính 0,08 4 0,32 3 0,24 3 0,24 4 0,32 Sự đa dạng của sản phẩm dịch vụ 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21 4 0,28 Uy tín thương hiệu 0,08 4 0,32 4 0,32 3 0,24 4 0,32 Mạng lưới hoạt động 0,07 4 0,28 3 0,21 3 0,21 3 0,21 Khả năng cạnh tranh về giá 0,06 3 0,18 3 0,18 3 0,18 4 0,24 Phân khúc thị trường 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21 3 0,21 Lòng trung thành của khách hàng 0,08 4 0,32 3 0,24 3 0,24 4 0,32

Thị phần 0,07 4 0,28 3 0,21 3 0,21 3 0,21

Chất lượng nguồn nhân lực 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21 4 0,28 Hoạt động marketing 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21 3 0,21 Sự linh hoạt của tổ chức 0,07 3 0,21 3 0,21 3 0,21 3 0,21 Khả năng điều hành quản lý của Ban

lãnh đạo 0,08 3 0,24 3 0,24 3 0,24 3 0,24

Công nghệ hiện đại 0,06 4 0,24 3 0,18 3 0,18 4 0,24 Cơ sở vật chất tiện nghi thoải mái 0,07 4 0,28 4 0,28 3 0,21 4 0,28

Tổng cộng: 1 3,51 3,15 3,00 3,57

(Nguồn: Khảo sát, xử lý và tổng hợp của tác giả)

Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai với các đối thủ ở bảng 2.14, ta có thể thấy rằng: NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai xếp hạng thứ 2 trong bảng xếp hạng so với các đối thủ cạnh tranh, chi nhánh có rất nhiều điểm mạnh so với đối thủ cạnh tranh như là: uy tín thương hiệu, năng lực tài chính mạnh, mạng lưới chi nhánh rộng khắp trên địa bàn tỉnh, lòng trung thành của khách hàng, thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng khá lớn, nguồn nhân lực có kinh nghiệm lâu năm, khả năng quản lý và điều hành của Ban lãnh đạo ....Bên cạnh đó, cũng có những điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh như: hoạt động marketing còn yếu, khả năng cạnh tranh về giá trong hoạt động huy động vốn còn yếu, sản phẩm dịch vụ chưa được đa dạng...Qua ma trận này, chi nhánh cũng cần lưu ý đến

hai đối thủ là BIDV chi nhánh tỉnh Đồng Nai và Vietinbank chi nhánh tỉnh Đồng Nai, theo các chuyên gia đây là hai NH đang có những bước phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh.

2.3.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Xét về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của NHNo & PTNT chi nhánh tỉnh Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nhno ptnt chi nhánh tỉnh đồng nai đến năm 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)